Nguy hiểm khi mắc sởi nặng, biến chứng mới nhập viện
Viện Y học nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đang tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc sởi trong tình trạng nặng với biến chứng nghiêm trọng.
Trong đó, 5% bệnh nhân mắc sởi ở thể biến chứng nặng.
Tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ em. Ảnh: VNVC.
Hàng trăm ca mắc sởi là người lớn
Theo thông tin từ Viện Y học nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), gần đây liên tục tiếp nhận và điều trị cho nhiều ca mắc sởi. Đặc biệt, có những ca bệnh nhập viện trong tình trạng nặng với biến chứng nghiêm trọng.
Đơn cử, như trường hợp nam bệnh nhân (51 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội), có tiền sử đái tháo đường, hen phế quản. Bệnh nhân vào Viện Y học nhiệt đới với chẩn đoán: Sởi/đái tháo đường tuyp II – THA – hen phế quản. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân khó thở tăng dần, phải đặt ống nội khí quản, thở máy, rung nhĩ rối loạn tim mạch và có nguy cơ biến chứng nặng.
Một trường hợp khác là bệnh nhân nữ (28 tuổi, Hải Hậu, Nam Định), mang thai 8 tuần, nhập viện trong tình trạng sốt cao từng cơn, rét run, đau mỏi cơ, có xuất hiện ban đỏ từ mặt lan xuống cổ, ngực, bụng. Ngoài ra bệnh nhân có ho khan, ngứa họng, đi ngoài phân lỏng nước 4 lần/ngày, không đau bụng. Bệnh nhân tự điều trị hạ sốt tại nhà, tình trạng không cải thiện. Khi vào viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sởi bội nhiễm vi khuẩn, theo dõi viêm phổi, nguy cơ cao ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Video đang HOT
Viện Y học nhiệt đới cho hay, trước đó cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam (38 tuổi, Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội) bị viêm phổi nặng, suy hô hấp, biến chứng do sởi. Bệnh nhân tiền sử khỏe mạnh, có hút thuốc nhưng không có bệnh lý phổi. Tình trạng bệnh nhân diễn biến nhanh, chỉ một ngày sau xuất hiện sốt nóng 39C, cơ thể phát ban từ mặt lan xuống tay, thân mình. Ho đờm trắng đục đau họng và khó thở tăng dần, suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở máy oxy khi chuyển tuyến. Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân suy hô hấp cấp mức độ nặng phải hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu và ECMO.
PGS.TS Đỗ Duy Cường – Viện trưởng Viện Y học nhiệt đới thông tin, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người lớn, mỗi ngày trung bình 10 – 20 ca. Các triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não – màng não. Và hầu hết các trường hợp này đa số đều chưa được tiêm phòng hoặc trước có tiêm phòng nhưng không tiêm nhắc lại. “Các ca mắc sởi có biến chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, suy gan, suy đa phủ tạng phải lọc máu, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản… chiếm khoảng 5% trong số các bệnh nhân nhập viện. Những trường hợp có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao hơn, dễ diễn tiến nặng phải can thiệp máy móc” – PGS.TS Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.
Ráo riết tiêm vaccine phòng sởi
Trước diễn biến phức tạp của dịch sởi, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đã tiến hành đi kiểm tra công tác tiêm chủng vaccine phòng sởi trên địa bàn Hà Nội. Ca tử vong đầu tiên do bệnh sởi trên địa bàn Hà Nội là bệnh nhi (44 tháng tuổi).
Theo ông Bùi Văn Hào – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, ca bệnh đầu tiên ghi nhận tử vong do bệnh sởi trên địa bàn Hà Nội là trường hợp rất đáng tiếc, thương tâm, trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi. Trước đó, ngành y tế Hà Nội cũng đã rà soát danh sách và gửi giấy thông báo của quận, của phường tới gia đình để đưa trẻ đi tiêm nhiều lần.
Ông Hào cho biết thêm, từ thực tế số trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi mắc sởi và nghi mắc sởi trong thời gian qua, Hà Nội cũng đã chủ động đề xuất triển khai tiêm vaccine phòng sởi ngay cho đối tượng này. Đến ngày 21/3, nhóm trẻ này cũng đã được tiêm trên 86%. Đối tượng trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi là hoàn toàn mới trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, nên việc truyền thông tới các bà mẹ cần phải được đẩy mạnh và đề cao, để người dân hiểu về tác dụng cũng như hiệu quả của vaccine và đưa trẻ đi tiêm. Nhóm đối tượng này cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vaccine phòng sởi.
Sởi là bệnh có hệ số lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, dễ bùng phát trong cộng đồng nếu không được kiểm soát. Bởi vậy khi người bệnh được chẩn đoán mắc sởi, người bệnh cần ngay lập tức được cách ly để điều trị, tránh lây cho các trường hợp khác.
Theo các chuyên gia, sởi là một bệnh truyền nhiễm và có thể phòng chống được bằng việc tiêm vaccine. Vaccine phòng sởi có trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm cho trẻ từ 9 tháng, sau đó được tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi hoặc 2 tuổi. Đối với người lớn, khi hệ miễn dịch giảm thì cũng cần được tiêm nhắc lại. Nếu chưa tiêm hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng, cần tiêm nhắc lại vaccine sởi – quai bị – rubella (MMR).
Hiện nay nhiều người chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh sởi có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Do đó, khi có triệu chứng sốt, phát ban, ho kéo dài, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Vaccine phòng sởi là một loại vaccine rất an toàn và hiệu quả, đã được Bộ Y tế khuyến cáo tất cả trẻ em đều cần được tiêm và tiêm nhắc lại. PGS.TS Đỗ Duy Cường đặc biệt lưu ý, việc tiêm vaccine đầy đủ không chỉ bảo vệ bản thân mà còn giúp kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng.
Nguy hiểm khi sởi 'tấn công' người lớn
Sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong các bệnh truyền nhiễm. Một ca bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người, với tốc độ và phạm vi lây lan mạnh hơn cúm, thủy đậu, COVID-19 rất nhiều.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 42 nghìn ca nghi sởi tại 63 tỉnh, TP; 5 trường hợp tử vong; đa số trường hợp mắc ở nhóm trẻ từ 9 tháng đến 15 tuổi. Tuy nhiên, nhiều người lớn mắc sởi đã được ghi nhận thời gian qua, trong đó không ít người bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.
5% người lớn mắc sởi bị biến chứng
Tại Viện Y học Nhiệt đới Bạch Mai (Bệnh viện Bạch Mai) đang điều trị cho nhiều người lớn mắc sởi. PGS.TS Đỗ Duy Cường, Viện trưởng cho biết, trung bình mỗi ngày có khoảng 10-20 trường hợp nghi mắc sởi đến khám và nhập viện. Lứa tuổi mắc bệnh từ 30-40 tuổi, vào viện với các biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi; một số biểu hiện biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy; một số trường hợp nặng hơn là viêm não - màng não. Đa số các ca mắc không được tiêm phòng, hoặc có tiêm nhưng không được tiêm nhắc lại.
Điều trị tại đây từ ngày 13/3, ông N.Đ.H (51 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán mắc sởi biến chứng viêm phổi trên cơ địa có nhiều bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, hen phế quản. Mặc dù được điều trị tích cực, song bệnh nhân có dấu hiệu khó thở tăng dần, phải thở ô xy và được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực bệnh nhiệt đới của Viện. Trước diễn biến nặng của bệnh, ông H phải đặt ống nội khí quản, thở máy, tình trạng nguy kịch do bội nhiễm các vi khuẩn đa kháng.
BS Cường cho biết, với những người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, khi mắc sởi rất dễ bị nặng. Trong số các ca nhập viện do sởi, có 5% có biểu hiện suy hô hấp phải can thiệp. Nhiều ca biến chứng viêm đường hô hấp, viêm phổi, tăng men gan, một số trường hợp suy hô hấp, suy đa tạng phải lọc máu. Tại Viện Y học nhiệt đới còn ghi nhận nhiều thai phụ mắc sởi. Điển hình là chị T.T.T (28 tuổi, Nam Định) có tiền sử khỏe mạnh, đang mang thai 8 tuần và bị mắc sởi.
Trước đó, chị T xuất hiện sốt cao từng cơn, ớn lạnh rét run, đau mỏi cơ khớp, sau đó nổi ban kèm theo ngứa, ho khan, đi ngoài phân lỏng 4-5 lần/ngày. Sau khi hạ sốt tại nhà không đỡ, chị T được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương, sau đó chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán nhiễm sởi.
Theo BS Cường, nhiều người lớn cho rằng bệnh sởi chỉ có ở trẻ em, nên khi sốt, phát ban không đi khám và điều trị, không có biện pháp cách ly, không có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh tốt khi mắc bệnh nên dễ làm lây lan trong cộng đồng và có thể dẫn đến những biến chứng nặng. Nếu phụ nữ có thai mắc sởi, nguy cơ dễ sảy thai, đẻ non do sốt rất cao, dễ bội nhiễm do suy giảm miễn dịch hơn người khác.
Một bệnh nhân mắc sởi biến chứng nặng điều trị tại Viện Y học Nhiệt đới Bạch Mai.
Còn chủ quan khi mắc sởi
Theo các bác sĩ, bệnh sởi có tốc độ và phạm vi lây lan mạnh hơn cúm, thủy đậu và COVID-19. Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến ngày 20/3, cả nước ghi nhận hơn 42 nghìn trường hợp nghi mắc sởi tại 63 tỉnh, TP; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi đều ở miền Nam. Tại miền Bắc, ngày 22/3, Hà Nội ghi nhận ca tử vong do sởi đầu tiên là một bé gái 4 tuổi, chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi. Trước đó, Cao Bằng cũng ghi nhận ca tử vong nghi do sởi là một cháu bé 2 tuổi. Bộ Y tế nhận định, các ca mắc gia tăng cục bộ tại một số địa phương, nhất là ở một số tỉnh, TP di biến động dân cư, nhiều khu vực miền núi có đông đồng bao dân tộc thiểu số, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp.
Các chuyên gia cũng cho rằng, sởi có tính lây truyền cao và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu đạt trên 95%. Tuy nhiên, vẫn còn một số bà mẹ "anti vaccine", không cho con tiêm phòng bệnh. Điều này rất nguy hại, bởi khi mắc sởi ở người lớn hay trẻ em đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, bội nhiễm gây viêm tai giữa, viêm ruột và các loại nhiễm trùng khác ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ cao mắc sởi là trẻ nhỏ không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vaccine; trẻ đã tiêm vaccine nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch; người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vaccine trước đây.
Vì vậy, theo khuyến cáo của BS Cường, do miễn dịch trong cộng đồng giảm và dịch đang bùng lên trong cộng đồng, kể cả người lớn cũng cần tiêm phòng vaccine sởi vì người lớn thường chủ quan bệnh sởi chỉ bị qua loa vài ngày là khỏi, nhưng một số trường hợp có thể biến chứng nặng khi mắc bệnh. Ở trẻ em, tiêm vaccine sởi miễn phí trong chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại 1 mũi khi trẻ 18 tháng tuổi hoặc 2 tuổi. Người lớn, khi miễn dịch giảm cũng cần tiêm nhắc lại. Vaccine dành cho người lớn có loại 3 trong 1 MMR (sởi-quai bị-rubella) sẽ giúp phòng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.
Cao Bằng: Các ca nghi mắc sởi chủ yếu là trẻ em chưa được tiêm chủng Tính từ ngày 1/1-14/3, tỉnh Cao Bằng ghi nhận 2.501 ca nghi sởi; các ca nghi mắc chủ yếu là trẻ em chưa được tiêm chủng vaccine sởi hoặc chỉ được tiêm 1 mũi vaccine có chứa thành phần sởi. Tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ từ 6 đến dưởi 9 tháng tuổi. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) Các ca sốt phát ban nghi sởi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì

Một người tử vong do ăn nấm lạ

'Mẹo' giảm ảnh hưởng của sóng điện thoại di động đến cơ thể người

Dịch sởi chưa có dấu hiệu dừng lại

Sàng lọc di truyền giúp hiện thực hóa giấc mơ được làm cha mẹ

6 tác hại bất ngờ của việc tiêu thụ quá nhiều nghệ

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D, sắt, kẽm...

Triệu chứng xuất hiện khi ăn của bệnh ung thư bị ví là 'sát thủ thầm lặng'

Uống sữa tách kem hay sữa nguyên kem tốt hơn cho sức khỏe?

Người đàn ông nguy kịch sau khi bị culi cắn

Nam giới sắp có thuốc tránh thai

6 thắc mắc phổ biến về hội chứng Fanconi
Có thể bạn quan tâm

Xôn xao quảng cáo thuốc "huỷ diệt" mọi bệnh xương khớp, NSƯT Phạm Cường nói gì?
Sao việt
21:14:10 17/04/2025
Boeing lại 'đen đủi' vì lỗi chốt cửa nhà vệ sinh
Thế giới
21:11:59 17/04/2025
Tôi bị cả họ nhà chồng xúm vào chì chiết, đòi đuổi về quê do "dốt nát" mua nhầm sữa giả cho con
Góc tâm tình
21:07:32 17/04/2025
Bệnh viện 108 thu hồi sữa của công ty sản xuất giả đã tư vấn cho bệnh nhân dùng
Tin nổi bật
20:52:04 17/04/2025
Bi kịch giữa biển khơi của nữ minh tinh huyền thoại: Hơn 40 năm không lời giải đáp, là tai nạn hay còn điều gì ẩn chứa phía sau?
Sao âu mỹ
20:49:29 17/04/2025
Rần rần clip "nữ thần" Đạp Gió bị fan cuồng ra sức kéo khỏi xe, 4 người đàn ông không thể tách ra được
Sao châu á
20:43:17 17/04/2025
Kỷ luật nhiều cán bộ liên quan sai phạm trong các dự án cây xanh ở Quảng Bình
Pháp luật
20:31:44 17/04/2025
Bé sơ sinh bị bỏ rơi bên bụi chuối ở Hà Nội, cơ thể có nhiều vết bầm tím, côn trùng đốt: Ai là người thân liên hệ bệnh viện ngay!
Netizen
20:23:11 17/04/2025