Cảnh báo nguy cơ ‘mất mạng’ vì uống ‘nước kiềm’ chữa bệnh
Theo chuyên gia y tế, khi uống nhiều nước kiềm, pH cơ thể bị tăng lên, rối loạn cảm giác, hôn mê, kali máu bị hạ dẫn tới có thể bị loạn nhịp tim, liệt, hoạt động của nhiều enzym bị giảm, thậm chí tử vong…
Nguy kịch vì uống “nước kiềm” quá mức
Dù đã có nhiều cảnh báo về việc sử dụng loại nước kiềm được quảng cáo chữa bách bệnh là thiếu cơ sở khoa học, tuy nhiên vẫn có nhiều người bệnh tin và thực hiện theo, dẫn đến những hậu quả nặng nề.
Ngày 25/3, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, mới đây bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bệnh, theo lời “thầy lang” trên Facebook.
Trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổi, phát hiện mắc Basedow cách đây một tháng, được bác sĩ kê đơn điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, thay vì tuân thủ phác đồ, bệnh nhân đã tự ý ngừng thuốc.
Trường hợp bệnh nhân nữ nguy kịch vì uống nước kiềm được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC
Video đang HOT
Ngày 14/3, bệnh nhân tìm đến nhà một “thầy lang” tại huyện Thanh Oai, Hà Nội, sau khi biết được thông tin chữa bệnh bằng nước kiềm qua vài người trên Facebook giới thiệu. Tại đây, “thầy lang” cam kết chữa khỏi bệnh trong 5 ngày với chi phí 200.000 đồng/ngày, yêu cầu bệnh nhân uống nước từ máy lọc nước hòa cùng muối. Nước này thường được gọi là “nước kiềm”.
Bệnh nhân bắt đầu uống “nước kiềm” từ 17h30 ngày 14/3, đồng thời nhịn ăn. Trong thời gian này, bệnh nhân được yêu cầu uống “nước kiềm” mỗi khi khát hoặc đói. Đến sáng sớm ngày 16/3, bệnh nhân bất tỉnh và được đưa vào Bệnh viện huyện Thanh Oai trong tình trạng lơ mơ, sau đó chuyển đến Bệnh viện Hà Đông.
Tại Bệnh viện Hà Đông, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ý thức giảm, phải đặt ống nội khí quản… Đồng thời, bệnh nhân có tình trạng hạ đường máu nặng. Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai, rồi tiếp tục chuyển sang Trung tâm Chống độc trong tình trạng hôn mê sâu.
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Tiến, Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, thân nhiệt 40C, nhịp tim liên tục trên 170 lần/phút, tổn thương gan, rối loạn đông máu, tăng natri máu,… Xét nghiệm cho thấy hormone giáp tăng cao, siêu âm phát hiện bướu giáp lan tỏa,…
Bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, nặng nhất, mất kiểm soát, nguy cơ tử vong cao.
Sau khi được điều trị bằng thuốc kháng giáp, kiểm soát nhịp tim, bù dịch và kháng sinh trong 3 ngày, bệnh nhân vẫn hôn mê, phải thở máy kiểm soát…
Bác sĩ Nguyễn Huy Tiến nhấn mạnh, trường hợp này rất đáng tiếc bởi nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị đúng phác đồ thì bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường và thậm chí bệnh đã có thể ổn định. Việc tự ý bỏ thuốc và sử dụng phương pháp phản khoa học không chỉ khiến bệnh trở nặng mà còn đẩy người bệnh vào tình trạng nguy kịch, thậm chí nguy cơ tử vong cao.
Uống nước kiềm chữa bệnh: Thiếu cơ sở khoa học
Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận chùm ca bệnh cũng dùng cách uống một loại nước được giới thiệu là “nước kiềm” để chữa bệnh. 3 bệnh nhân này bị suy thận, đang phải chạy thận nhân tạo chu kỳ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, được giới thiệu nên tự ngừng chạy thận, xuống Thanh Oai uống “nước kiềm”. Một ngày uống 6 lít nước, nhịn ăn hoàn toàn trong 15 – 20 ngày.
Các bệnh nhân này chỉ uống khoảng 2 – 3 ngày đã bắt đầu xuất hiện tình trạng khó thở, hôn mê phải đưa đi cấp cứu.
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai kiểm tra phim chụp não xem xét những tổn thương của bệnh nhân sử dụng nước kiềm. Ảnh:BVCC
Theo TS. BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ cần uống quá nhiều nước bình thường như nước lọc hay nước đun sôi để nguội trong 1 ngày, kể cả ở người khỏe mạnh đã rất nguy hiểm. Có thể gây nguy hại cho cơ thể như: phù thũng, phù phổi, pha loãng máu, hạ natri máu, phù não, hôn mê, co giật và tử vong, chứ chưa nói đến sử dụng lượng lớn nước kiềm/ngày.
Trong khi môi trường dịch axit của dạ dày với pH 1,5 – 3,5 lúc bình thường đóng vai trò hàng rào bảo vệ cơ thể, tiêu diệt bớt các vi trùng gây bệnh có trong thức ăn, nước uống, trước khi chúng đi sâu xuống đường tiêu hóa. Uống quá nhiều nước làm độ axit của dịch dạ dày bị giảm do pha loãng, các vi trùng gây bệnh khi qua dạ dày không bị tiêu diệt và tiếp tục đi sâu xuống ruột và gây bệnh.
Uống nhiều nước kiềm ngoài việc gây thừa nước như trên, còn gây thay đổi pH của máu, gây nhiễm kiềm chuyển hóa. Điều này tưởng đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm và phức tạp. Môi trường máu của cơ thể có độ pH duy trì ổn định là 7,35 – 7,45 rất quan trọng.
Môi trường này cho phép rất nhiều các chất trong cơ thể, enzym, hormon,… di chuyển và hoạt động, giúp cho các phản ứng hấp thu, chuyển hóa, hoạt động các cơ quan,…. được bình thường. Khi có thay đổi về pH của máu, cơ thể sẽ bị rối loạn và nhiều bệnh tật phát sinh theo.
Khi uống nhiều nước kiềm, pH cơ thể bị tăng lên, rối loạn cảm giác, hôn mê, kali máu bị hạ dẫn tới có thể bị loạn nhịp tim, liệt, hoạt động của nhiều enzym bị giảm, thậm chí tử vong.
Đã có rất nhiều bài báo lên tiếng cảnh tỉnh về việc sử dụng các loại nước quảng cáo chữa bách bệnh là nước kiềm. Việc nghe và thực hiện theo những phác đồ điều trị, lời tuyên truyền thiếu cơ sở khoa học rất nguy hiểm, thậm chí dễ mất mạng.
Khi nghi ngờ có bệnh cần đến thăm khám ở cơ sở y tế có đăng ký. Việc ăn uống cần đảm bảo đa dạng về thể loại, số lượng, thể tích phù hợp theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, không tùy tiện uống quá nhiều bất kỳ một loại nước nào đó để tránh gây nguy hiểm cho cơ thể.
“Việc quảng cáo thu hút người khác đến chữa bệnh sai về chuyên môn, phản khoa học, gây hại cho bệnh nhân, đã và đang gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe người khác, thậm chí nguy cơ gây tử vong cao, tất cả hành vi này gây nguy hiểm cho cộng đồng”. BS. Nguyên nhấn mạnh.











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những bài tập rất tốt cho khớp

Ai nên ăn đu đủ?

Những ai cần thận trọng khi ăn tỏi đen?

6 lầm tưởng nguy hiểm về bệnh sốt xuất huyết

Phát hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch, bảo vệ xương khớp

Mệt mỏi khi làm việc: Khi nào là do kiệt sức vì nóng?

5 không khi uống bia

Hội chứng mệt mỏi dùng thuốc gì?

Lá gan của người đàn ông chết não cứu cháu bé 21 tháng tuổi

Tại sao càng tập nhiều lại càng khó giảm cân?

Bài tập cho người xơ vữa động mạch

5 loại đồ uống tốt cho tim mạch trong mùa hè
Có thể bạn quan tâm

2 tuần Jennie - Lisa (BLACKPINK) "đốt cháy" Coachella: Ngập trong tranh cãi, từ hình ảnh 18+, khả năng hát live và chiêu trò hút fan!
Sao châu á
07:39:28 22/04/2025
Lộ hình ảnh Quốc Anh thân mật bên bạn gái ngoại quốc?
Sao việt
07:35:16 22/04/2025
Cấp phép một nơi, xây một nẻo, cán bộ thấy sai chỉ nghĩ là "lỗi chính tả"
Pháp luật
07:34:34 22/04/2025
Hình ảnh tiết lộ thiết kế mới trên iPhone 17 Pro Max
Đồ 2-tek
07:09:27 22/04/2025
Dự đoán đáng lo ngại của Elon Musk dần trở thành hiện thực
Thế giới
07:00:52 22/04/2025
Người dân cần làm gì với 'sổ đỏ' sau khi sáp nhập tỉnh, thành?
Tin nổi bật
06:21:48 22/04/2025
5 món ngon chế biến ăn hoài không chán từ thực phẩm giá rẻ như cho, đứng đầu giúp trẻ tăng chiều cao tự nhiên
Ẩm thực
06:04:05 22/04/2025
5 phim cổ trang có view cao nhất Trung Quốc: Triệu Lệ Dĩnh có tận 2 bom tấn vẫn thua trước "kẻ thù truyền kiếp"
Phim châu á
05:55:27 22/04/2025
5 cặp chị em mỹ nhân Hoa ngữ bị đồn cạch mặt: Phim chung 1 khung, đời chia 2 hướng
Hậu trường phim
05:54:15 22/04/2025
Con trai mua nhà tôi định cho 3 tỷ, ngày mua nghe thấy kế hoạch của con dâu, tôi quyết định giữ tiền dưỡng già
Góc tâm tình
05:20:45 22/04/2025