Giảm cơn ho đau rát họng bằng tỏi và mật ong
Một cốc nước ấm mật ong tỏi vào buổi sáng hoặc ngậm hỗn hợp này rồi nuốt dần sẽ giúp dịu họng, giảm ho đau rát do cúm.
Bác sĩ Nguyễn Minh Trang, Phó trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mật ong, tỏi là những gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình, có nhiều công dụng trong phòng bệnh, làm dịu cơn ho.
Tỏi ngâm mật ong vừa có công dụng làm dịu cơn ho, vừa tăng sức đề kháng khi bạn sử dụng hằng ngày (Ảnh: Getty).
Đặc biệt là với ho đau rát họng do cảm lạnh, do cúm, uống một cốc nước ấm mật ong tỏi mỗi sáng rất tốt để làm dịu cơn ho.
Vì thế, trong mỗi gia đình nên có một hũ tỏi ngâm mật ong.
Bạn có thể ngâm sẵn một hũ tỏi mật ong theo công thức:
Nguyên liệu: 200ml mật ong, 30g tỏi (tương đương với 30 nhánh tỏi), 1 lọ thủy tinh dung tích 300ml.
Cách làm: Tỏi bóc vỏ đập dập hoặc băm nhỏ để ngoài không khí khoảng 10 phút sau đó cho vào hũ thủy tinh đã đựng sẵn 200ml mật ong, sau 2 tuần có thể dùng được. Nếu cần dùng luôn thì đem hỗn hợp tỏi mật ong hấp cách thủy 20 phút.
Hoặc có thể sử dụng theo công thức: Một nhánh tỏi 20ml mật ong 200ml nước sôi để uống.
Video đang HOT
Không chỉ làm dịu cơn ho trong những trường hợp viêm họng do virus, cúm, mà một cốc nước ấm tỏi mật ong mỗi ngày còn góp phần tăng sức đề kháng của bạn.
Tuy nhiên, bác sĩ lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, người đang bị tiêu chảy hoặc đầy bụng.
Ngoài ra, khi bị các triệu chứng viêm đường hô hấp gây ngạt mũi chảy nước mũi, có thể dùng một tép tỏi ép lấy nước, pha với nước đun sôi để nguội tỷ lệ 1/20 nhỏ mũi.
Tiêm chủng vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh sởi
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì thế tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh...
Ảnh minh họa: Internet.
Một trong những khuyến cáo được Bộ Y tế đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp và số ca mắc tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Theo Bộ Y tế, bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong.
CẦN TĂNG TỶ LỆ BAO PHỦ VACCINE
Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đặc biệt, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Cùng với đó, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cho biết bệnh sởi đã từng xảy ra những đợt dịch lớn theo chu kỳ khoảng 5 năm, do sự tích lũy các đối tượng chưa có miễn dịch đối với bệnh sởi trong cộng đồng. Bệnh sởi rất dễ lây lan và thường gây thành dịch. Trước đây hầu hết trẻ em đều mắc sởi.
Song nhờ việc triển khai rộng rãi tiêm vaccine sởi trong nhiều năm đã khống chế thành công bệnh sởi. Tuy nhiên, để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát, cần bao phủ vaccine trên 95%, với 2 liều vaccine phòng sởi trong cộng đồng, khi trẻ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.
TIÊM CHỦNG LÀ BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ ĐỂ PHÒNG BỆNH
GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho rằng các địa phương cần quản lý 2 đối tượng, đó là đối tượng chưa tiêm và khó tiêm ở vùng sâu, vùng xa. Để bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95% cần phải rà soát tỷ lệ tiêm chủng đến từng xã, phường, tránh bỏ lọt đối tượng.
Cùng với đó, cần tăng miễn dịch cộng đồng bằng vaccine phòng bệnh sởi. Trong đó, vaccine sởi cho chiến dịch tiêm chủng cần khoảng 305.000 liều các tỉnh, thành phố phải tự mua. Vì vậy, các tỉnh, thành phố cần chủ động mua sắm vaccine để đảm bảo tiêm chủng.
Tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội.
Năm 2025, Bộ Y tế tiếp tục đề xuất Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ vaccine và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng, trong đó bổ sung thêm nhóm đối tượng từ 6 - 9 tháng tuổi tại 24 tỉnh, thành phố, và tiếp tục bổ sung thêm 17 tỉnh, thành phố để tiêm chiến dịch cho nhóm từ 1-10 tuổi và nhóm nguy cơ cao.
Đến nay, 24 địa phương tiêm chủng chiến dịch năm 2025 đã ban hành kế hoạch và bắt đầu triển khai từ tháng 2/2025. TP. Hà Nội và TP. HCM đã triển khai xong, còn nhiều địa phương bắt đầu triển khai.
Liên quan đến dịch bệnh sởi, hôm qua (18/3) Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cũng đã ra Tuyên bố chung về các nỗ lực phòng chống bệnh sởi ở Việt Nam.
Dữ liệu gần đây cho thấy đợt bùng phát bệnh sởi vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam, với sự gia tăng số ca bệnh ở các khu vực miền Trung và miền Bắc, bao gồm cả những đợt bùng phát mới tại các vùng trước đây chưa từng ghi nhận ca bệnh hoặc ổ dịch.
Do tính lây nhiễm mạnh mẽ của bệnh sởi cùng với sự thiếu hụt miễn dịch ở nhiều khu vực, nhiều trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ đang đối mặt với nguy cơ mắc bệnh sởi.
Với việc đã ghi nhận các ca tử vong và dự báo sự gia tăng tiếp tục của các ca bệnh sởi tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, UNICEF và WHO nhấn mạnh điều quan trọng là phải triển khai một chiến dịch tiêm chủng toàn quốc, để đảm bảo tiếp cận tất cả trẻ em có nguy cơ càng sớm càng tốt.
Đồng thời, cần bảo đảm các bệnh viện và cơ sở y tế được cung cấp đầy đủ các sản phẩm điều trị (bao gồm Vitamin A) để hỗ trợ quá trình hồi phục của trẻ em bị bệnh, đặc biệt là ở các khu vực khó khăn và xa xôi.
"Chúng tôi khuyến khích các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp quản lý lâm sàng thích hợp và các phương pháp phòng ngừa, kiểm soát nhiễm trùng để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh đối với trẻ em bị nhiễm bệnh và bảo vệ những trẻ em dễ bị tổn thương", Tuyên bố của chung của UNICEF và WHO nhấn mạnh.
Tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi, và với quy mô của đợt bùng phát hiện nay, việc đẩy mạnh và mở rộng độ tuổi cũng như các địa điểm tiêm chủng là điều hết sức cần thiết.
Sự tham gia của các ngành ngoài y tế cũng đóng vai trò quan trọng, trong việc xác định những trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, đồng thời vận động phụ huynh đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm chủng.
WHO và UNICEF cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công tác kiểm soát đợt bùng phát bệnh sởi hiện tại và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Điều này bao gồm việc xây dựng chiến lược loại trừ bệnh sởi, kế hoạch cụ thể để tiếp cận những người chưa được tiêm chủng, triển khai các hoạt động truyền thông cho chiến dịch tiêm chủng sởi, và củng cố các hệ thống cung cấp, mua sắm và phân phối vaccine, bao gồm cả hệ thống dây chuyền lạnh.
Gia tăng người dân đi tiêm vaccine cúm Số lượt người dân chủ động tiêm vaccine cúm tăng cao, gấp 10 lần so với ngày thường tại VNVC. Tại nhiều cơ sở tiêm chủng khác, tình trạng này cũng tương tự. Tiêm vaccine phòng bệnh cúm. Nhiều gia đình cùng đi tiêm vaccine cúm Anh Triệu Đình T. (Thanh Trì, Hà Nội) chần chừ mãi cũng đưa 2 con đi tiêm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Nguyên tắc quan trọng khi uống nước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ngừng ăn thịt?

Cụ bà ho kéo dài do hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng

Người có bệnh nền mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Zona gây ra những biến chứng, hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng với người mắc bệnh nền

Một phụ nữ ở Lai Châu tử vong nghi ngộ độc do ăn nấm dại
Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 18/4: Tăng Thanh Hà lần đầu hé lộ ảnh sinh con đầu lòng 10 năm trước
Nhân dịp sinh nhật con trai cả tròn 10 tuổi, Tăng Thanh Hà lần đầu hé lộ những hình ảnh khi mới sinh. Diễn viên cho biết đây là "những bức ảnh gia đình đầu tiên" của cô sau khi lên chức mẹ.
Bộ phim 18+ gây tranh cãi suốt 20 năm vì cảnh nóng thật của nữ chính và đạo diễn, 1 tên tuổi bị hủy hoại đáng tiếc
Hậu trường phim
08:00:21 18/04/2025
Siêu hạ giá trong tuần: Bom tấn di động 25 USD đang được sale với giá chỉ còn bằng đúng... 1 bát phở
Mọt game
07:49:03 18/04/2025
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng
Sao thể thao
07:43:23 18/04/2025
Bắt 7 tàu khai thác cát trái phép, lần ra đối tượng làm giả giấy tờ
Pháp luật
07:38:21 18/04/2025
Trải nghiệm camera trên Oppo Find N5 - mạnh mẽ, thông minh, tối ưu hóa bằng AI
Đồ 2-tek
07:17:37 18/04/2025
Google tìm cách trị ứng dụng Android chạy ngầm 'ngốn' pin
Thế giới số
07:10:28 18/04/2025
Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người
Tin nổi bật
07:03:18 18/04/2025
Ông Biden tái xuất, lần đầu phát biểu từ khi mãn nhiệm
Thế giới
06:58:35 18/04/2025
10 cặp đôi phim Hàn đỉnh nhất 10 năm qua: Nhìn nhau đã thấy yêu, ngọt ngào đến phát hờn
Phim châu á
06:43:24 18/04/2025