Ẩm thực Việt Nam bao giờ mới hết “phong ba”, khi mà một chữ nem cũng dùng để gọi nhiều món thế này?
Nhắc đến nem, hẳn sẽ lại sinh ra hiện tượng “chín người mười ý” khi mà mỗi vùng, mỗi miền lại có những món có cùng cái tên này.
Nem là một trong những món ăn truyền thống rất thân thuộc với người Việt Nam . Nem là món ăn hấp dẫn, ngon miệng, có cách làm công phu và tinh tế, là sản phẩm sáng tạo vô cùng trong làng ẩm thực Việt. Đấy, nếu nói chung chung như thế, chỉ với chữ nem thì đến cả người Việt cũng chẳng thể biết là đang nói về món ăn gì, có cách làm ra sao, hương vị thế nào, hình dáng tròn hay méo…
Thật khó để tìm một định nghĩa “tiêu chuẩn” cho chữ nem, bởi nem trong ẩm thực Việt là một danh từ rất “chung chung”, có thể dùng để chỉ nhiều món với cách làm khác nhau, có hình dạng khác nhau và xuất xứ nhiều vùng miền khác nhau. Nem vừa có thể chỉ các món thịt giã nhuyễn rồi trộn với gia vị trước khi làm chín, cũng có thể chỉ các món cuốn, món thịt sống lên men hoặc thậm chí là các món trộn. Cụ thể, để dễ hiểu hơn, ta hãy đến với một số ví dụ món ăn được gọi là “nem” sau đây:
Thịt lợn giã nhuyễn trộn gia vị nướng
Chữ nem hay được dùng để chỉ các món thịt băm trộn gia vị rồi đem nướng, phân biệt bằng cách gọi là “nem nướng”. Nem nướng có nhiều phiên bản và có ở nhiều vùng, với cách làm cơ bản là thịt lợn giã nhuyễn (có thể trộn với bì lợn), nêm nếm gia vị rồi bọc quanh các que, các xiên rồi đem nướng bằng lửa. Trong số đó, nem nướng Nha Trang – Khánh Hoà là nổi tiếng nhất với hương vị đậm đà, ngon miệng cùng tương chấm đặc sản làm từ hơn 20 loại gia vị như nếp dẻo, đỗ tương, cà chua, tôm, thịt nạc, gan lợn xay nguyễn… Như vậy, chữ nem có thể dùng để chỉ chung các món ăn có cách làm tương tự là thịt lợn sống giã nhuyễn rồi đem nướng.
Thịt làm chín bằng cách lên men
Một trường nghĩa khác của chữ nem là dùng để chỉ các món thịt sống được làm chín bằng cách lên men, thường hay gọi là nem chua. Cũng như nem nướng, nem chua có nhiều phiên bản, song vẫn mang cách làm cơ bản là thịt heo trộn thính, tỏi, ớt rồi ủ hoặc treo nơi thoáng mát khoảng ba ngày để thịt “chín”. Nguyên lí của món này là lợi dụng men của lá chuối và thính gạo để ủ chín chứ không dùng lửa nên có vị chua dịu đậm đà.
Món cuốn bằng bánh tráng và đem rán
Nem rán là tên gọi món thịt băm nhuyễn được bọc trong lớp bánh tráng và đem rán ngập dầu. Ở các tỉnh thành miền Nam, món này còn được gọi là “chả giò” (cũng lại là một cái tên dễ dây hiểu nhầm với món chả giò khác). Đôi khi, “nem rán” được người ta rút gọn lại còn chữ “nem” và hiểu theo tình huống. Ví dụ như ngày Tết mà nói “cuốn nem” thì ai cũng tự hiểu rằng đó là nem rán chứ không phải loại nem nào khác. Nem rán là món ăn thường thấy và đôi khi là chẳng thể thiếu trong các mâm cỗ và các ngày lễ, Tết của người Việt Nam.
Món bún cuốn cùng tôm và thịt
Video đang HOT
Nem cuốn khác với nem rán, dù rằng hình dạng tương tự và “cuốn” cũng bao gồm trong cách chế biến. Nem cuốn còn có tên gọi là gỏi cuốn, với bánh tráng dùng ở đây là loại bánh tráng trong suốt và cứng, trước khi làm phải vuốt lên ít nước cho mềm. Nhân gỏi cuốn là bún, các loại rau thơm, tôm và thịt luộc. Tất cả nguyên liệu làm nhân đều có thể ăn sống được hoặc làm chín trước đó, nên sau khi cuốn xong là có thể ăn ngay. Nem cuốn với thịt tôm và thịt lợn là món thường thấy, nhưng vẫn có nhiều phiên bản nem cuốn với nhân khác như nem cuốn thịt nướng, chả cá, trứng, nem cuốn chay…
Bì lợn và thịt lợn trộn với gạo thính
Nem chạo, hay nem thính là cái tên chỉ các món trộn và ăn cùng rau sống, ở một số vùng như Quảng Nam và Đà Nẵng thì có món nem tré với cách làm tương tự. Nem chạo được làm từ bì lợn luộc thái sợi, thịt mỡ luộc (hoặc chiên) thái hạt lựu, sau đó trộn với gia vị và thính gạo rồi ăn cùng các loại lá, quả như lá sung, lá đinh lăng, quả khế…
Chữ Nem trong ẩm thực Việt
Có thể thấy, dù là mang cùng một tên “nem” nhưng những món nem phía trên đều có nguyên liệu đa dạng, cách chế biến, cách thưởng thức rất khác, khác đến mức khó có thể xem như cùng một loại được (cái thì rán, cái nướng, cái thì lên men chua…). Xét trên nhiều phương diện, điểm chung lớn nhất của các loại nem có thể nằm ở nguyên liệu (thịt lợn) cùng sự chế biến giai đoạn đầu là giã nhuyễn rồi đem trộn cùng gia vị (trừ món nem cuốn và món nem thính, không bao gồm công đoạn giã). Tuy nhiên, bấy nhiêu vẫn chưa đủ để ta kết luận rằng từ nem dùng chỉ chung các món như vậy, bởi vẫn có các món như giò lụa, giò thủ cũng có cách làm tương tự.
Trong thực tế, đây không phải lần đầu tiên một cái tên món ăn Việt có thể được dùng cho nhiều món khác nhau. Trước đó ta có gỏi, có chè, có cả từ chả giò… và giờ đây, nem lại là một trong số đó. Như thế, chỉ từ một việc đơn giản như cái tên món ăn, ta cũng có thể rút ra kết luận rằng ẩm thực Việt Nam “phong ba bão táp” như thế nào.
Đấy có lẽ cũng là lý do vì sao đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay vốn dự định sẽ “thâu tóm” ẩm thực Việt Nam trong bảy ngày ngắn ngủi, cuối cùng phải ngậm ngùi thừa nhận rằng bản thân quả thật… “ngây thơ”. Bảy ngày thậm chí còn chẳng đủ để bất kì đầu bếp thiên tài nào học hết được các thể loại nem như trên đâu đấy!
Theo TTVN
Thính đâu chỉ là chiêu trò "đưa đẩy", thính còn làm nên biết bao nhiêu món ngon đây này
Trong ẩm thực Việt cũng có "thả thính" đấy, nhưng "thả thính" này không làm con tim tan nát mà làm ra bao món ăn ấm lòng.
Không biết từ khi nào mà "thính" đã trở thành một loại ám hiệu để chỉ các hành vi đưa đẩy và tán tỉnh nhau của giới trẻ. Bây giờ cứ nhắc tới "thính" là người ta lại nghĩ tới mấy câu ngọt nhạt đầu môi, những ánh mắt lúng liếng chứ không ai nghĩ tới loại "thính" rất thật trong làng ẩm thực Việt. Đó là loại thính đã làm nên biết bao nhiêu món ăn ngon mà chúng ta ăn mỗi ngày ấy.
Thính là gạo rang, chứ không phải "thính" tán tỉnh.
Thính được làm từ gạo rang giã nhuyễn, có mùi thơm đặc trưng, khiến món ăn đậm vị và ngon miệng hơn nhiều. Rất nhiều món ăn Việt sẽ không có hương vị "chính thống" nếu thiếu đi thính.
2019 rồi, nên từ chối nhận "thính" tán tỉnh dễ khiến con tim tan vỡ, thay vào đó mình "đớp thính" từ các món ăn có thính sau đây nhé!
Bì
Bì lợn là một món ăn truyền thống được làm từ da lợn chần chín, sau đó thái mỏng ơi là mỏng rồi trộn với thịt ba chỉ xắt sợi nhỏ và thính. Bì lợn có thể xem là "mẹ đẻ" của biết bao nhiêu món ngon khác như bánh mì bì, bánh tằm bì, bún bì chả, cơm tấm sườn bì... Đếm sơ sơ thôi mà đã thấy biết bao nhiêu món ăn quen thuộc rồi, chắc chắn là bạn đã ăn không ít thính trong cuộc sống hằng ngày đâu!
Bì lợn là một món không thể thiếu thính.
Bì cuốn
Bì cuốn là một biến tấu khác của bì, tuy nhiên có vài điểm khác biệt với bì bình thường. Trong bì cuốn, bì là món chính chứ không phải đồ ăn kèm như bún bì chả hay cơm sườn bì. Bì trong món cuốn thường có nhiều thính hơn và được nêm nếm mặn hơn một chút, để không bị mất vị khi ăn cùng các loại rau có hương nồng như lá quế, rau thơm...
Bì cuốn thường là một món khai vị trong các bữa tiệc hay món ăn nhẹ.
Bì cuốn là một món ăn phổ biến trong các bữa tiệc của người Việt.
Gỏi tré, gỏi cá...
Thính vẫn luôn lặng lẽ xuất hiện trong các món gỏi, nhất là gỏi miền Trung hay miền Bắc. Người dân những vùng này rất chuộng cho thính vào các loại gỏi, bởi lẽ những món này thường có thành phần cá sống hoặc nửa chín nửa sống. Thính rang có mùi thơm rất đậm sẽ đóng vai trò xóa đi mùi tanh của món chính. Thường thì các loại cá trong gỏi này sẽ được trộn với nhiều thính đến mức trông như "áo" một lớp mỏng bên ngoài.
Ngoài ra thì còn có gỏi nem tré là một loại gỏi khá phổ biến trong giới trẻ Sài Gòn. Gỏi được trộn từ nem chua, tré và các loại rau rất thích hợp để ăn nhẹ.
Gỏi nem tré được trộn từ nem, tré và các loại rau.
Nem chua
Nem chua nướng, và nhất là các loại nem chua xuất xứ Thanh Hóa gần như không bao giờ thiếu thính trong công thức. Nem chua Thanh Hóa là món ăn được làm từ thịt lợn sống trộn với thính cùng một số loại gia vị khác rồi cho lên men. Thính được trộn trong nem chua phải là loại thính mới rang và giã nhuyễn, mới đủ thơm để át đi mùi thịt lợn sống lên men.
Nem chua sẽ không là nem chua nếu thiếu thính.
Đến bây giờ, nem chua vẫn thường được chế biến thành các món ăn vặt như nem nướng, nem chua rán, gỏi cuốn nem...
Theo Trí Thức Trẻ
5 món ngon nên thử ở Chiang Mai, Thái Lan Không chỉ 'chiêu đãi' du khách với nét đẹp hoang sơ mà cổ kính, Chiang Mai còn khiến du khách trở lại lần nữa để thưởng thức những món ngon đặc trưng. Khao Soi hay mì xào giòn là món ăn được kết hợp ấn tượng giữa cà ry và mì xào giòn ăn cùng gà hay thịt heo. Tuy không cầu kỳ,...