3 món ngon với nấm rơm đơn giản mà giàu dinh dưỡng
Món ăn từ nấm rơm có công dụng hạ cholesterol, kháng ung thư, tốt cho nam giới…
Nấm rơm hay nấm mũ rơm là một trong những loại nấm được yêu thích nhất tại Việt Nam bởi thành phần dinh dưỡng và độ phổ biến. Chứa nhiều nhóm vitamin như A, B, D, E… 7 loại acid amin cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp (cao hơn cả thịt bò, đậu tương) và chứa hàm lượng cao chất đạm thực vật (được khuyến khích ăn nhiều hơn là đạm động vật), nấm rơm chính là một “kho báu dinh dưỡng” cho sức khỏe của chúng ta.
Giàu dinh dưỡng, lại dễ chế biến thành nhiều món từ chay tới mặn, còn chần chừ gì mà không lưu ngay những công thức món ăn từ nấm rơm dưới đây để đổi món và bồi bổ cho cả nhà:
Nấm rơm chiên xù
Nguyên liệu:
300g nấm rơm
70g bột chiên giòn
50g bột xù
Gia vị: Đường, hạt nêm chay/ mặn, nước tương, dầu ăn, tương ớt, hành
Cách làm:
Sau khi đã rửa sạch nấm rơm và để ráo thì bạn ướp nấm 20 phút với 1 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê nước tương, đảo đều cho ngấm gia vị
Cho vào bột chiên giòn một ít nước để tạo thành hỗn hợp hơi sền sệt không quá lỏng, tiếp tục cho hành băm vào và đảo đều lên.
Nhúng nấm qua bột chiên giòn sau đó lăn qua bột xù rồi chiên giòn với lửa nhỏ. Chiên đến khi vàng giòn thì bạn vớt ra để ráo dầu.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 150 gr
Ngô ( Bắp) : 100 gr
Nấm rơm: 150 gr
Gừng: 1/2 củ ( cắt sợi)
Cà rốt: 1/2 củ ( cắt hạt lựu)
Gia vị: dầu mè, tiêu, muối, nước mắm, bột nêm
Cách làm:
Gạo vo sạch để ráo nước, xóc đều với 1 thìa cafe muối.
Cho gừng vào đun sôi với nước, rồi cho nấm vào trần qua rồi để ráo. Cà rốt đem luộc sơ, bắp xào chín với dầu.
Trút gạo vào nồi cùng với 300ml nước, đun nhừ rồi cho cà rốt, nấm rơm và bắp vào đun thêm khoảng 10 phút nữa là chín. Nêm 1 thìa dầu mè và gia vị vừa ăn. Có thể cho thêm chút hành lá để trang trí cho bắt mắt
Nguyên liệu:
1 kg ngao
100 gr nấm rơm (hoặc nấm mỡ)
2 củ sả, 3 lá chanh, 3 trái ớt, bằm nhỏ, 3 lát giềng, 1 trái tắc (quất).
Rau ngò (rau mùi). dầu ăn, hạt nêm, nước mắm.
Cách làm:
Ngao ngâm nước vo gạo cho sạch. Nấm rơm rửa sạch, bổ đôi hoặc ba. Sả bóc lấy phần lõi trắng, đập dập. Quất vắt lấy nước cốt.
Bắc chảo lên bếp, phi thơm ớt và sả, cho ngao và một tô nước lạnh vào, đun sôi, nêm hạt nêm, nước mắm, nấm rơm, giềng, đun sôi trở lại, cho lá chanh, nước cốt quất, tắt bếp.
Nếu thích ăn chua, nêm ít nước cốt me, hoặc quất món ăn sẽ càng thơm và ngon hơn.
4 cách bảo quản nấm rơm được lâu ngày
Nấm rơm là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, nhưng lại khó bảo quản nếu không làm đúng cách.
Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm
Nấm rơm biết cách bảo quản sẽ giữ được lâu.
Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100g nấm rơm khô chứa 21 - 37g chất đạm, 2,1 - 4,6g chất béo, 9,9g chất bột đường, 21g chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP...
Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP... Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie. Với thành phần nhiều dinh dưỡng, nấm rơm không chỉ là thức ăn tuyệt vời, còn có thể chế biến nhiều "thực phẩm chức năng", món ăn "thuốc" để hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt với các bệnh nội tiết chuyển hóa như: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, hạ cholesterol máu. Chủ yếu dùng tươi làm thuốc. Chữa xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, suy giảm trí nhớ, giúp tăng cường sức khỏe...
Giúp tăng cường sức khỏe: Nấm rơm tươi 200g, đại táo 5 - 7 quả, nấu thành canh, ăn trong ngày, trước khi ăn thêm ít gừng. Mỗi tuần nên ăn 2-3 lần.
Chữa gan nhiễm mỡ: 100g nấm rơm tươi xào với 5 quả trứng cút, dùng vào bữa ăn tối. Mỗi liệu trình trong 15 ngày.
Chữa cơ thể suy nhược, suy giảm trí nhớ: Nấm rơm tươi 150g, trứng chim bồ câu hoặc trứng chim cút (bỏ vỏ) 20 quả, các gia vị: bột canh, hành, gừng, dầu ăn, mì chính vừa đủ. Các thứ trên có thể làm thành món xào hoặc làm canh dùng để ăn. Hàng tuần nên ăn 2 lần. Thực hiện trong 3 tháng.
Hỗ trợ chữa ung thư: Nấm rơm tươi 100g, đậu phụ 50g, nấu thành canh ăn trong các bữa cơm. Nên dùng thường xuyên trong các đợt xạ trị hóa chất.
Hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng: Nấm rơm tươi 60g, nấm đầu khỉ 60g, rửa sạch, thái ra xào chung để ăn. Dùng trong 7-10 ngày.
Chữa xuất tinh sớm: Nấm rơm 100g, tôm nõn 50g, rau dền 30g, các gia vị: mì chính, dầu ăn, hành, bột canh... vừa đủ. Các nguyên liệu trên nấu thành canh hoặc xào dùng trong các bữa ăn. Mỗi tháng nên thực hiện trong 10-15 ngày.
Cách quản nấm rơm
Có nhiều cách bảo quản nấm rơm tùy theo thời gian sử dụng của bạn.
Cách 1: Ở nhiệt độ 10 -15 độ C thì nấm rơm có thể để được 4 ngày, vì vậy bạn chỉ cần cho nó vào trong tủ lạnh và dùng dần. Còn muốn để lâu hơn thì bạn cho nó vào những túi hút chân không rồi mới đem bỏ vào tủ lạnh.
Cách 2: Chần nấm rơm qua nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra thả luôn vào nước lạnh sau đó đem cho vào ngăn mát tủ lạnh sẽ giúp bảo quản nấm được 3-4 ngày.
Cách 3: Luộc nấm trong nước sôi có muối từ 10 đến 15 phút sau đó cho nhanh vào chậu nước lạnh. Chờ một lúc thì vớt nấm ra cho vào bình thủy tinh ngâm ngập nấm trong nước muối có nồng độ 20 - 23%. Sau thời gian ngâm nếu thấy nước đục hay mốc thì đổi nước muối khác. Cách này sẽ giúp bạn bảo quản nấm được vài tháng.
Cách 4: Phơi khô nấm, khi nào cần dùng thì đem ngâm cho nấm nở ra với cách này bạn có thể để được 6 tháng, đừng quên thỉnh thoảng lại đem nấm ra phơi để nấm không bị mốc nhé!
Chỉ với vài chục nghìn đủ nấu thực đơn 3 món cho 2 người, đảm bảo dinh dưỡng lại cực ngon Một bữa ăn rất hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng, không gây ngán, rất thích hợp cho 2-3 người ăn. Ngồng tỏi xào váng đậu khô Ngồng tỏi rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng đoạn nhỏ. Váng đậu cắt miếng vừa ăn, chần sơ qua nước nóng. Làm nóng chảo dầu, cho một ít ớt và ngồng tỏi vào xào trước...