Vụ án Trương Mỹ Lan: Luật sư bị cáo Trần Văn Tuấn ‘không có bị cáo, tội phạm vẫn diễn ra’
Bào chữa cho bị cáo Trần Văn Tuấn ( thanh tra viên Vụ II Thanh tra Chính phủ), luật sư cho rằng không có thân chủ mình thì tội phạm vẫn diễn ra.
Tuấn bị truy tố do nhận tiền để bưng bít sai phạm của Trương Mỹ Lan.
Ngày 26.3, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tiếp tục với nội dung bào chữa cho 48/86 bị cáo còn lại trong vụ án.
Trong vụ án, có 84 bị cáo đồng phạm giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt khoảng 498.000 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), sau khi trừ đi tài sản đảm bảo.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh THẢO NHÂN
Liên quan sai phạm của đoàn thanh tra, tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước tại SCB và lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), trong sáng nay 26.3, luật sư đã bào chữa cho bị cáo Trần Văn Tuấn (thanh tra viên Vụ Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp – Vụ II Thanh tra Chính phủ).
Theo cáo trạng, với vai trò Tổ trưởng Tổ thanh tra số 4 (đợt 1), thành viên tổ 1 (đợt 2), Tuấn đã nhận 6.000 USD, và 40 triệu đồng từ SCB để không báo cáo đúng, đủ, trung thực, khách quan về các sai phạm của SCB về 18 khách hàng vay vốn tại Dự án Chợ Vải.
Đồng thời, đồng ý thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh tra đối với nhóm 71 khách hàng địa chỉ tại 4 Nguyễn Thị Minh Khai. Bị cáo biết rõ sai phạm của 52/71 khách hàng tại 4 Nguyễn Thị Minh Khai phải chuyển cơ quan điều tra (CQĐT) để làm rõ nhưng thống nhất ký báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra không chuyển hồ sơ sai phạm sang CQĐT xử lý.
Video đang HOT
Quá trình điều tra, Trần Văn Tuấn nộp lại đủ 6.000 USD, 40 triệu đồng để khắc phục.
Luận tội, Viện kiểm sát đánh giá bị cáo Tuấn thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội, đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền vụ lợi; không có tiền án, tiền sự; có nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình công tác. Đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b, s, t, v khoản 1 và khoản 2 điều 51 bộ luật Hình sự 2015.
Từ đó, Viện kiểm sát đề nghị Tuấn từ 3 – 4 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi hành công vụ”.
Tại tòa, luật sư bào chữa cho rằng thân chủ mình chỉ có vai trò thứ yếu, làm công ăn lương, không có bị cáo Tuấn thì tội phạm vẫn diễn ra.
Tự bào chữa bổ sung, bị cáo Tuấn trình bày hiện nay, bị cáo tuổi cao, có mẹ già cao tuổi, mong HĐXX xem xét tình hình cụ thể để có mức án phù hợp.
Liên quan nhóm lãnh đạo, cán bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước nhận tiền để bưng bít sai phạm tại SCB, ngoài bị cáo Tuấn còn 16 bị cáo khác.
Gồm bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) bị Viện kiểm sát đề nghị tù chung thân.
Nhóm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” còn có bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) bị đề nghị từ 14 – 15 năm tù, do đã nhận 390.000 USD từ SCB; 14 bị cáo khác bị đề nghị từ 3 năm tù treo đến 12 năm tù.
Chiều nay phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.
Bị cáo Nguyễn Cao Trí: 'Tôi muốn bảo vệ quyền lợi cho chị Trương Mỹ Lan'
Được tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Cao Trí thừa nhận mình đã sai khi thanh lý hợp đồng với bà Trương Mỹ Lan, nhưng bị cáo phân trần là do muốn bảo vệ quyền lợi cho đối tác của mình.
Sáng ngày 25/3, phiên xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục với phần bào chữa của luật sư.
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Cao Trí, luật sư Trần Minh Hải cho rằng, mức án 10-11 năm tù mà VKS đề nghị cho bị cáo là rất vô lý.
Theo luật sư Hải, xét về góc độ hậu quả trong vụ án thì hậu quả đó chỉ giới hạn giữa bị cáo Trí và bị cáo Trương Mỹ Lan và hậu quả này đã được khắc phục.
Bị cáo Nguyễn Cao Trí. Ảnh: Nguyễn Huế
Luật sư Hải cho hay, hậu quả liên quan đến bị cáo Trí không có ảnh hưởng đến rủi ro của một ngân hàng đại chúng, không làm mất an toàn huy động vốn và không có ảnh hưởng gì đến an ninh tiền tệ quốc gia như các vấn đề xét xử chính trong vụ án này.
Về trách nhiệm dân sự, theo luật sư, trong quá trình điều tra và truy tố, cơ quan chức năng đã tạm giữ hơn 677 tỷ tiền mặt và hơn 3,3 triệu USD của bị cáo. Luật sư đề nghị quy đổi tỷ giá USD ra tiền mặt theo tỷ giá hiện tại là hơn 24.000 đồng/USD, để cấn trừ vào 1.000 tỷ đồng nghĩa vụ ông Trí phải thanh toán.
Nếu cấn trừ tổng cộng thì luật sư cho rằng ông Trí sẽ cấn trừ thiệt hại hơn 757 tỷ đồng, còn phải thanh toán hơn 242 tỷ. Gia đình cố gắng thu xếp đủ tiền mặt trong thời gian sớm nhất, hoặc cho gia đình bị cáo tối đa 3 tháng từ khi bản án có hiệu lực để hoàn thành nghĩa vụ dân sự.
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Nguyễn Cao Trí cho biết khi ngồi tại tòa, lắng nghe luận tội và đề xuất mức án của VKS với mình, bị cáo thấy rất bất ngờ vì mức án quá cao so với hành vi phạm tội.
"Tôi thừa nhận mình đã phạm sai lầm. Đúng sai tôi xin nhận hết. Bối cảnh lúc đó là khi chị Lan và hệ thống của chị bị khởi tố, tôi rất bối rối và lo lắng. Vì cho rằng hệ thống tôi có liên quan hệ thống chị Lan. Thời điểm đó tôi đắn đo, do dự, chần chừ để mong nhận được thông tin gì đó từ chị Lan để cho tôi biết phải làm gì bảo vệ quyền lợi của chị với tư cách đối tác của tôi", bị cáo Trí trình bày.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Bị cáo cho rằng, việc thanh lý toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang đã ký theo thỏa thuận với bà Lan là giải pháp sai lầm dẫn tới hành vi sai phạm.
Tuy nhiên, bị cáo Trí trần tình, do bà Trương Mỹ Lan không đứng tên hợp đồng mà để môi giới đứng nên bị cáo hiểu rằng bà Lan có ý dự phòng khoản tiền đó sẽ rủi ro.
"Thực tế quan hệ hợp tác đầu tư doanh nhân với nhau thường là giao dịch khá phức tạp, đặc biệt là với giao dịch giá trị tương đối lớn. Nhiều hợp đồng chia làm nhiều đợt, kéo dài càng tăng thêm khó khăn phức tạp, rủi ro không đoán trước. Sự cố chị Lan đẩy tôi vào bối cảnh ngặt nghèo, lo lắng thái quá tôi phạm sai lầm. Đó là sai lầm giữa tôi và chị Lan, giữa doanh nhân với một doanh nhân, tình huống có thật trong cuộc đời làm doanh nhân khi xử lý khủng hoảng", ông Trí phân trần.
"Bị cáo ngồi lắng nghe những con số thiệt hại chiếm đoạt khủng khiếp không tưởng tượng ra nổi. Sai phạm bị cáo đặt trong vụ án này thiệt hại nhỏ nhất xuất phát từ khủng hoảng của doanh nhân, tới lúc này đảm bảo khắc phục gần 100%. Bị cáo nghe ở tòa có trường hợp gây thất thoát hàng trăm nghìn tỷ nhưng được đề nghị hưởng án treo, 3-4 năm. Riêng bị cáo đề xuất mức rất cao. Bị cáo so sánh như thế không muốn làm ảnh hưởng các bị cáo khác nhưng muốn HĐXX xem xét trong vụ án để có mức án phù hợp cho bị cáo", bị cáo Trí nói.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Nguyễn Huế
Bị cáo cũng trình bày, khi nghe bà Trương Mỹ Lan đề nghị chuyển 1.000 tỷ mà bị cáo hoàn trả cho bị cáo Trương Huệ Vân khắc phục thiệt hại nhằm giảm nhẹ hình phạt, bị cáo thấy điều đó thật sự có ý nghĩa.
"Cảm ơn chị Lan xin giảm nhẹ hình phạt cho tôi. Mong được HĐXX xem xét áp dụng mức án thấp nhất để bị cáo sớm trở về gia đình, bị cáo hiện vẫn là Chủ tịch - Tổng giám đốc của hệ thống, vắng mặt quá lâu ảnh hưởng 6.000 lao động", bị cáo Trí trình bày.
Làm rõ hành vi "giải quỹ" và đảo nợ của bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm Ngày 22/3, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB. HĐXX tiếp tục phần các luật sư bào chữa cho các bị cáo trong vụ án. Quá trình bào chữa,...