Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, với tốc độ gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa.
Theo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 6-7%, tương đương với khoảng 7 triệu người đang sống chung với căn bệnh này.
Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, với tốc độ gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa.
PGS.TS Đỗ Trung Quân, Chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Hà Nội cho biết, có gần 2 triệu người mắc đái tháo đường ở Việt Nam vẫn chưa được chẩn đoán, dẫn đến việc không nhận được điều trị kịp thời.
Trên toàn thế giới, năm 2024, số người mắc bệnh đã lên đến hơn 463 triệu, trong đó hơn 50% chưa được chẩn đoán, làm tăng nguy cơ biến chứng không kiểm soát.
Điều đáng chú ý là hơn 70% bệnh nhân đái tháo đường sống tại các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động đang gia tăng. Bên cạnh đó, tỷ lệ béo phì và số người trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng ngày càng tăng cao, gây ra những lo ngại về sức khỏe cộng đồng.
Bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, như bệnh tim mạch, suy thận và tổn thương thần kinh.
Theo PGS.TS Đỗ Trung Quân, việc kiểm soát lượng đường máu, theo dõi định kỳ và điều trị theo đúng phác đồ là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng này.
Hiện nay, nhiều quảng cáo thiếu căn cứ về các phương pháp chữa khỏi bệnh đái tháo đường trong thời gian ngắn đang khiến người bệnh hoang mang.
PGS.TS Đỗ Trung Quân nhấn mạnh rằng không có bất kỳ nghiên cứu hay tổ chức y tế nào khẳng định có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường, đặc biệt là loại bệnh mạn tính này.
Video đang HOT
Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng, chống bệnh đái tháo đường năm 2024 là “Hiểu nguy cơ của bạn để phòng bệnh,” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận thức rõ nguy cơ mắc bệnh để từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường, mỗi người cần tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh, giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Theo dõi lượng đường máu thường xuyên, đặc biệt là với những người có nguy cơ cao hoặc đã được chẩn đoán.
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.
Ngoài ra, theo PGS.TS Đỗ Trung Quân, người dân cần tăng cường truyền thông về phòng chống bệnh đái tháo đường trong cộng đồng, đặc biệt là với những người đã mắc bệnh, để họ có thể tự quản lý và trở thành bác sĩ cho chính mình.
Chúng ta cần đặt người bệnh làm trung tâm, tối ưu hóa điều trị dựa trên hiệu quả, an toàn và khả năng kinh tế. Việc này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc đái tháo đường, đồng thời giảm gánh nặng y tế cho xã hội.
Việt Nam có khoảng gần 7 triệu người mắc đái tháo đường
Việt Nam có khoảng gần 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó có 55% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã xuất hiện biến chứng về tim mạch, về mắt, thần kinh và về thận.
Biến chứng đái tháo đường không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống...
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh những thông tin này tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11 và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt 2/11 do Bộ Y tế tổ chức hôm nay - 8/11 tại Lào Cai.
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe chung của cộng đồng cần đặc biệt quan tâm.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe chung của cộng đồng cần đặc biệt quan tâm. Theo số liệu của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2021 số người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu ở con số 537 triệu người.
Dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng lên 643 triệu vào năm 2030 và tới mức 783 triệu vào năm 2045. Thống kê cho thấy trên 70% người mắc đái tháo đường đang sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình do sự tăng lên nhanh chóng của việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, lối sống ít vận động.
"Tỉ lệ người béo phì ngày càng tăng trong khi lứa tuổi mắc bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa thực sự đáng báo động"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.
GS.TS Trần Văn Thuấn cũng cho hay, ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường được Liên đoàn phòng chống đái tháo đường và Tổ chức Y tế thế giới đề xuất vào năm 1991.
"Mỗi năm chúng ta có một chủ đề nổi bật được chọn, và vấn đề trọng tâm năm nay là đái tháo đường và sự khỏe mạnh toàn diện. Đây là hướng tiếp cận toàn diện, chú trọng vào đầy đủ các khía cạnh về sức khỏe của người bệnh, không chỉ là sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần mà còn cả các yếu tố xã hội, đó là người bệnh cần cảm thấy được sự đồng cảm và hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng và toàn xã hội"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn bày tỏ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tham dự buổi lễ mít tinh.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng cần hướng đến một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh, điều này không chỉ giúp việc quản lý, kiểm soát bệnh tật tốt hơn mà còn hỗ trợ cho người bệnh có một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc và cân bằng hơn.
Ở nước ta, quá trình triển khai thực hiện công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực phòng chống bệnh đái tháo đường luôn có sự đồng hành sát cánh của 63 đơn vị đầu mối tuyến tỉnh trên toàn quốc gồm 8 bệnh viện Nội tiết tuyến tỉnh, 01 Trung tâm nội tiết và 54 Trung tâm kiểm soát bệnh tật
Hiện nay, hệ thống phòng chống bệnh đái tháo đường đã hoàn thành mục tiêu khống chế tỉ lệ gia tăng của bệnh đái tháo đường toàn quốc giai đoạn 2020 - 2026 ở mức 7,3% so với chỉ tiêu dưới 10% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg, ngày 31/7/2017.
Việt Nam cũng đã nỗ lực giảm thiểu được tỉ lệ gia tăng bệnh ở mức thấp hơn so với tỉ lệ bệnh trung bình của khu vực và thế giới.
Bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại buổi lễ.
Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể dự phòng được nếu như mọi người chúng ta chú ý và quan tâm hơn nữa đến những hành động nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa sau:Tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh: Giúp duy trì cân nặng, thể lực, giảm huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Theo dõi, kiểm soát lượng đường máu: Việc này rất cần thiết, đặc biệt là với những người có yếu tố nguy cơ và đang được điều trị.
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tình trạng thừa cân béo phì là các yếu tố cần được quan tâm hàng đàu.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị bệnh đái tháo đường ngay khi được chẩn đoán và tuân thủ phác đồ theo hướng dẫn.
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế hỏi thăm, trò chuyện với người dân đến khám sàng lọc bệnh đái tháo đường.
Nhân dịp này, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo, phối hợp cùng với Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam để hỗ trợ ngành Y tế Lào Cai số hiện vật gồm 2000 que xét nghiệm tiểu đường cùng 1000 túi thuốc thiết yếu nhằm góp phần tăng cường khả năng sàng lọc và phát hiện sớm bệnh đái tháo đường tại địa phương, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế.
Sáng cùng ngày, tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai đã diễn ra hoạt động Khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn điều trị đái tháo đường cho 600 người dân tỉnh Lào Cai. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã đến thăm hỏi sức khỏe và động viên bà con tại chương trình.
Chương trình do Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp với Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai tổ chức nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của y tế cơ sở trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân; đồng thời giúp người dân phát hiện sớm và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tiểu đường.
Khám sàng lọc đái tháo đường cho người dân tại lễ mít tinh
Thường xuyên khát nước, bé 8 tuổi bất ngờ được phát hiện căn bệnh phải dùng thuốc cả đời Đái tháo đường type 1 thường được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin. Bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ em, có thể khởi phát từ vài tháng tuổi, độ tuổi hay gặp nhất là 10 - 14 tuổi. Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh... Ca bệnh điển...