Trẻ dị ứng tôm, cá, sữa…: Chuyên gia mách cách bổ sung dinh dưỡng thay thế cho con
Dị ứng thực phẩm là một trong những tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ là đối tượng hay bị dị ứng đồ ăn nhất, các triệu chứng thông thường có thể nhìn thấy khi trẻ dị ứng thực phẩm là gây mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, thậm chí nếu nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Như chúng ta đã biết, tôm, cá, trứng, sữa là nhóm thực phẩm chính trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, chứa nhiều dưỡng chất tốt và cần thiết cho sự phát triển cơ thể và trí não, vậy nên nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng khi trẻ gặp tình trạng dị ứng với các loại thực phẩm này.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ, đặc biệt là với nhóm thực phẩm vô cùng quan trọng như tôm, cá, trứng sữa? Chuyên gia mách cách hiệu quả dưới đây giúp bố mẹ gỡ rối tình trạng này.
Dị ứng thực phẩm là tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ
Theo Bác sỹ Nguyễn Hoài Thu, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết: Nếu trẻ bị dị ứng với tôm, cá, trứng sữa thì có thể thay thế bằng các lợi thực phẩm sau đây:
Trứng
Là thực phẩm gây dị ứng phổ biến thứ hai ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 50% trẻ em sẽ hết dị ứng khi 3 tuổi, với 66% khi 5 tuổi. Lòng trắng trứng là phần trứng gây ra phản ứng dị ứng. Mẹ hoàn toàn có thể tách lòng trắng khỏi lòng đỏ.
Trứng cung cấp một nguồn protein chất lượng cũng như sắt, folacin, axit pantothenic, riboflavin, selen, vitamin A, D, E và B12. Con bạn có thể có đủ lượng protein từ những nguồn protein khác, chẳng hạn như: sữa, thịt, gia cầm, cá, quả hạch và cây họ đậu.
Thịt cũng có thể cung cấp selen và vitamin B12, Folacin có trong các cây họ đậu, trái cây và rau xanh. Một chế độ ăn không có trứng nhưng đa dạng các loại thực phẩm vẫn tránh được nguy cơ thiếu dinh dưỡng cho trẻ.
Sữa bò
Dị ứng là dị ứng thực phẩm hay gặp nhất ở trẻ em, ảnh hưởng tới 2 – 3% số trẻ nhỏ. Tuy nhiên khoảng 90%tình trạng này sẽ hết khi trẻ được 3 tuổi, khiến hiện tượng dị ứng sữa bò ít phổ biến ở người lớn.
Nếu trẻ thực sự bị dị ứng sữa bò, cách duy nhất để điều trị là tránh sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò, bao gồm các đồ ăn và thức uống như: Sữa tươi, bột sữa, pho mát, bơ, Sữa chua, Kem. Bạn có thể sử dụng sản phẩm thay thế sữa như một nguồn dự trù cho con bạn (trẻ hơn 1 tuổi).
Video đang HOT
Nếu trẻ bị dị ứng với sữa bò, mẹ có thể thay thế bằng sữa đậu nành, sữa gạo, sữa từ ngủ cốc.
Mẹ có thể thay thế bằng sữa đậu nành, sữa tăng cường gạo, sữa có nguồn gốc từ ngũ cốc và quả hạch (như sữa yến mạch và sữa hạnh nhân) nếu trẻ dung nạp được. Hãy đọc kỹ nhãn hàng để đảm bảo những sản phẩm thay thế sữa này có nhiều chất dinh dưỡng khác.
Cá, tôm
Khác với dị ứng trứng và sữa bò sẽ thường nhẹ dần khi trẻ lớn lên, dị ứng tôm cá thường sẽ kéo dài suốt đời. Dị ứng hải sản tác động đến gần 10,3% dân số chung
Đây là một nguồn protein tốt, chứa các chất dinh dưỡng như niacin, vitamin B6, B12, A và E. Cá cũng chứa phốt pho, selen, magiê, sắt và kẽm. Nếu trẻ phải tránh ăn cá, tôm bạn có thể tìm các chất dinh dưỡng này từ những nguồn protein khác như thịt, ngũ cốc và cây họ đậu.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam.
Nguyên nhân trẻ dị ứng thực phẩm
Tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ em chiếm một tỉ lệ khá cao 6 – 8%. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ ăn dặm. Trong khi đó tỷ lệ này ở người lớn chỉ chiếm chưa đến 3%. Nguyên nhân do hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao nên khi tiếp xúc với những thực phẩm có tính dị nguyên cao thì rất dễ phát triển thành dị ứng.
Dị ứng thực phẩm là phản ứng bất thường của cơ thể với một số loại thực phẩm được đưa vào đường tiêu hóa. Nhưng các biểu hiện chủ yếu lại ở trên da với 80% và 20% biểu hiện nằm ở đường hô hấp ngoài ra 20% biểu hiện dị ứng ở hệ tiêu hoá, các triệu chứng khác chỉ chiếm vài phần trăm.
Các chất gây dị ứng chính có trong thức ăn thường là protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Các protein này thường bền vững với nhiệt độ và không bị phân giải bởi men tiêu hóa và chất acid của dịch dạ dày. Tôm, cá, sữa bò, trứng, lạc, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, cá là những thực phẩm dễ gây ra dị ứng.
Cách phòng ngừa giúp trẻ không dị ứng thực phẩm
Chúng ta không nên chờ khi con mình xuất hiện các triệu chứng dị ứng rồi mới phòng tránh. Vì vậy, dựa vào tiền sử gia đình để xác định nguy cơ dị ứng cho trẻ ngay từ khi mang thai là cần thiết. Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn.
- Bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ.
- Trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò.
- Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, ăn 1 loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi), nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.
- Mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi uống sữa bò bởi các protein trong sữa nguyên chất có thể gây kích ứng dạ dày của bé. Tuy nhiên, sữa chua và phô mai mềm lại tốt cho bé bởi các protein trong các sản phẩm sữa này đã được chia nhỏ và ít có khả năng gây ra vấn đề.
Đừng bao giờ ăn chung đậu phụ với những món "xung khắc" này vì sẽ gây hại sức khỏe
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc ăn đậu phụ khoảng 2 lần/tuần rất tốt. Thế nhưng khi ăn không nên tuỳ tiện kết hợp nó với 6 thực phẩm "xung khắc" dưới đây vì sẽ gây hại.
Khi nhắc đến một loại thực phẩm dân dã nhưng lại ngon lành và giàu chất dinh dưỡng, hẳn không ít người sẽ nghĩ ngay đến món đậu phụ . Đậu phụ nổi tiếng với việc chứa lượng canxi dồi dào, rất có lợi cho xương khớp. Không những vậy, loại thực phẩm này còn chứa nguồn selen phong phú, có lợi cho hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa bệnh ung thư đường ruột.
Đánh giá về đậu phụ, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết đây là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ. Theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc.
Theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp..
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc ăn đậu phụ khoảng 2 lần/tuần rất tốt. Thế nhưng khi ăn không nên tuỳ tiện kết hợp nó với 5 thực phẩm "xung khắc" dưới đây vì sẽ gây hại.
Những món "xung khắc" tuyệt đối không kết hợp với đậu phụ
1. Thịt dê
Theo Đông y, đậu phụ có vị ngọt, tính mát. Trong khi đó, thịt dê mang tính nóng. Nếu kết hợp 2 thực phẩm kỵ nhau này lâu dài sẽ phát sinh bệnh vàng da và phù chân.
Nếu kết hợp 2 thực phẩm kỵ nhau này lâu dài sẽ phát sinh bệnh vàng da và phù chân.
2. Cải bó xôi
Theo chuyên gia trên tờ Aboluowang, cải bó xôi là loại rau chứa rất nhiều axit oxalic, nếu kết hợp cùng lượng canxi dồi dào trong đậu phụ có thể gây ra tình trạng tích tụ canxi oxalat. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng bổ sung canxi của đậu phụ, mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi thận .
3. Mật ong
Không nên ăn mật ong và đậu phụ cùng nhau có thể gây tiêu chảy.
4. Quả hồng xiêm
Theo Y học Trung Quốc, đậu phụ và hồng xiêm khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành sỏi trong dạ dày gây đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, trường hợp nặng có thể gây xuất huyết dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng.
5. Hành lá
Khi nấu ăn, rất nhiều người thường bổ sung hành lá vào món đậu phụ nhưng thực tế hành và đậu là 2 món kỵ nhau. Trong hành có chứa axit oxalic khi kết hợp cùng với canxi trong đậu phụ sẽ tạo thành canxi oxalat, một chất có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể và dễ tạo sỏi. Tốt nhất nên hạn chế ăn hành lá cùng đậu phụ.
Tốt nhất nên hạn chế ăn hành lá cùng đậu phụ.
6. Sữa bò
Nếu đang ăn đậu phụ, tốt nhất bạn không nên uống kèm sữa bò vì hai thực phẩm này đại kỵ, nếu ăn chung hai thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể.
Vậy chúng ta nên ăn đậu phụ cùng món gì để tăng dinh dưỡng?
1. Dưa cải
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho hay, đậu phụ nấu canh cùng dưa cải là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Phụ nữ ăn món này được bổ sung canxi chống loãng xương và sắt chống thiếu máu cho cả mẹ lẫn con. Món canh dưa này nếu có thêm đầu cá sẽ tăng thêm vị ngon và bổ.
2. Lá hẹ
Đậu phụ khi được kết hợp cùng loại rau ngon bổ như hẹ có thể điều trị táo bón. Món ăn này cũng được coi là bài thuốc hiệu quả với người bị táo bón.
3. Củ cải
Đây là một sự kết hợp rất phù hợp, tốt cho hấp thu chất dinh dưỡng, giúp điều trị chứng cảm mạo, ho hen.
4. Tôm
Đậu phụ nấu cùng tôm sẽ rất tốt cho người bị chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch vành, béo phì. Lý do bởi đậu phụ giàu protein còn tôm nhiều nguyên tố vi lượng.
5. Cá
Cá là thực phẩm giàu protein và các axit amin. Kết hợp với thực phẩm giàu protein thực vật như đậu sẽ thúc đẩy sự hấp thu calcium giúp phòng bệnh còi xương, loãng xương.
[Thuốc&Dinh dưỡng] Dị ứng sữa công thức ở trẻ em Dị ứng protein sữa bò (sữa công thức) là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất trong 3 năm đầu đời của trẻ, do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với protein có trong sữa bò. Ảnh minh họa Những triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu đời...