Thủ phạm gây quầng thâm, bọng mắt
Dị ứng, mất nước, ăn mặn, uống quá nhiều cà phê… có thể gây bọng mắt, quầng thâm mắt.
Bác sĩ Phan Ngọc Huy, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết quầng thâm và bọng mắt thường xảy ra khi căng thẳng, thiếu ngủ. Có nhiều lý do khác khiến mắt sưng húp, mệt mỏi dù đêm trước ngủ đủ 8 giờ.
Ảnh minh họa
Dị ứng
Khi các dị ứng nguyên như phấn hoa hoặc lông mèo tiếp xúc với mắt, cơ thể sẽ tạo ra các hóa chất gọi là histamine làm giãn các mạch máu bên trong mắt, làm tăng lưu lượng máu và gây sưng viêm.
Video đang HOT
Mất nước
Vùng da quanh mắt rất nhạy cảm, khi cơ thể thiếu nước có thể khiến mắt trông mệt mỏi. Cần uống nhiều nước dù đã ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày.
Ăn mặn
Lượng muối dư thừa dễ dẫn đến giữ nước trong cơ thể, đặc biệt là xung quanh mắt, làm căng vùng da lỏng lẻo quanh mắt. Nên giảm lượng muối trong thức ăn và uống nhiều nước để giảm viêm.
Uống quá nhiều cà phê
Người uống 4-5 tách cà phê một ngày có thể bị sưng mắt vào buổi sáng. Dư thừa lượng caffeine gây mất nước, khiến mắt trông buồn, mệt mỏi. Nên uống trà xanh với các chất chống oxy hóa giúp da khỏe mạnh, mắt giảm thâm quầng.
Điều tiết mắt quá nhiều
Điều tiết mắt để nhìn những vật ở xa hoặc khó đọc có thể làm căng mắt, giãn mạch máu gây quầng thâm và bọng mắt. Nên nghỉ sau khi nhìn màn hình máy tính liên tục trong 20 phút. Khám bác sĩ mắt để điều chỉnh kính khi cần.
[Infographics] Báo động về tình trạng ăn quá mặn của người Việt Nam
Mỗi người chỉ nên ăn tối đa 5g muối trong một ngày. Thống kê cho thấy người Việt Nam hiện đang tiêu thụ quá nhiều muối so với ngưỡng khuyến cáo của WHO.
Theo kết quả Điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm toàn quốc ở đối tượng 16-69 tuổi công bố mới nhất cho thấy, trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4 gam muối/ngày, cao gần gấp đôi so với ngưỡng khuyến cáo là dưới 5 gam muối/ngày.
Theo thống kê trên, trong đó ở nam giới tiêu thụ lượng muối là 10,5 gam, cao hơn đáng kể so với phụ nữ (8,3 gam).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, mỗi người chỉ nên ăn tối đa 5g muối trong một ngày. Người Việt Nam hiện đang tiêu thụ quá nhiều muối so với ngưỡng khuyến cáo của WHO.
Mặc dù muối vô cùng cần thiết đối với cơ thể nhưng ăn nhiều muối lại là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hại đến sức khỏe. Ăn nhiều muối là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Theo Bộ Y tế, trên thế giới đa số người tử vong do COVID-19 đều kèm các bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc các bệnh liên quan đến các bệnh mãn tính khác.
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo để giảm ăn muối người dân cần:
Giảm dần lượng muối và gia vị cho vào món ăn khi chế biến.
Hạn chế sử dụng và hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi ăn.
Hạn chế lựa chọn, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp có nhiều muối và tăng cường ăn thực phẩm tự nhiên./.
Trái cây nào tốt cho sức khỏe: Vị thuốc từ dâu tây Dâu tây ( ảnh) là loại quả có hàm lượng nước cao, phù hợp để bù nước cho những học sinh thường vận động nhiều, dễ dẫn đến mất nước. SHUTTERSTOCK Nguồn phong phú chất chống ô xy hóa flavonoid trong dâu tây giúp cải thiện sức khỏe não bộ và giảm viêm, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại...