Những bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra
Muỗi gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm não Nhật Bản , sốt xuất huyết , sốt vàng da …; một số bệnh có thể phòng ngừa bằng tiêm vaccine .
Viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nào?
Viêm não Nhật Bản lây qua đường muỗi đốt, 30% người mắc có thể tử vong, 20-30% bị di chứng nếu sống sót.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus viêm não Nhật Bản (JEV) là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm não. Loại virus này thuộc họ flavivirus có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và nhiễm virus West Nile, lây lan qua đường muỗi đốt. Trường hợp đầu tiên mắc virus viêm não Nhật Bản được ghi nhận vào năm 1871 ở Nhật Bản.
Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm khác nhau giữa các quốc gia, dao động dưới 1% hoặc hơn 10% trong 100.000 dân hoặc cao hơn trong các đợt bùng phát. Virus viêm não Nhật Bản ước tính gây ra khoảng 68.000 ca bệnh, khoảng 13.600-20.400 trường hợp tử vong mỗi năm.
Theo thông tin của WHO năm 2019, virus viêm não Nhật Bản khiến hơn 3 tỷ người tại 24 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương mắc bệnh.
Video đang HOT
Dấu hiệu và triệu chứng
Các trường hợp nhiễm virus viêm não Nhật Bản hầu hết là nhẹ (sốt và đau đầu) hoặc không có triệu chứng rõ ràng, nhưng khoảng một trong 250 trường hợp nhiễm trùng dẫn đến bệnh nghiêm trọng.
Thời gian ủ bệnh 4-14 ngày. Ở trẻ em, nôn mửa, gặp vấn đề về đường tiêu hóa có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh. Bệnh nặng thường khởi phát nhanh chóng với sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, mất phương hướng, hôn mê, co giật, liệt co cứng và cuối cùng là tử vong.
Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30% ở những người có các triệu chứng bệnh. Trong số những người sống sót, 20%-30% bị di chứng vĩnh viễn về trí tuệ, hành vi hoặc thần kinh như tê liệt, co giật tái phát hoặc mất khả năng nói.
Phương thức lây truyền
Virus viêm não Nhật Bản được truyền sang người qua vết cắn của muỗi Culex (chủ yếu là Culex tritaeniorhynchus). Nguồn gây bệnh chủ yếu từ các loài chim hoang dã và các loài gia súc. Bệnh được phát hiện đa phần ở các vùng nông thôn và ngoại ô, nơi con người sống gần các vật chủ động vật có xương sống.
Ở hầu hết các khu vực ôn đới của châu Á, loại virus này lây truyền chủ yếu vào mùa ấm, có thể xảy ra dịch. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa mưa và thời kỳ trước thu hoạch ở các vùng trồng lúa.
Muỗi là tác nhân làm lây truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Ảnh: freepik .
Điều trị và phòng ngừa bệnh
Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị tập trung vào việc làm giảm các dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng và hỗ trợ bệnh nhân khỏi nhiễm trùng.
Tiêm vaccine giúp phòng ngừa bệnh. WHO khuyến nghị, đưa vaccine phòng viêm não Nhật Bản vào lịch tiêm chủng quốc gia ở tất cả các khu vực, nhất là những nơi bệnh trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng. Ngay cả khi trường hợp mắc viêm não Nhật Bản thấp thì vẫn nên tiêm phòng đúng liều, đủ lịch.
Theo WHO. hiện có 4 loại vaccine phòng viêm não Nhật Bản đang được sử dụng gồm vaccine bất hoạt có nguồn gốc từ não chuột, vaccine bất hoạt có nguồn gốc từ tế bào vero, vaccine sống giảm độc lực và vaccine tái tổ hợp sống.
Vaccine bất hoạt dựa trên nuôi cấy tế bào và vaccine sống tái tổ hợp về chủng vaccine sốt vàng đã được cấp phép và đạt tiêu chuẩn WHO. Vào tháng 11/2013, Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) có chương trình hỗ trợ tiêm chủng viêm não Nhật Bản ở các quốc gia đủ điều kiện.
Tiêm vaccine là một trong những biện pháp chủ động để phòng viêm não Nhật Bản. Ảnh: freepik .
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, du khách khi đến các vùng có căn bệnh này nên tránh bị muỗi đốt như ngủ màn, sử dụng chất đuổi muỗi, mặc quần áo dài tay... Những du khách ở lại lâu nên tiêm phòng trước khi đi du lịch.
Gia tăng nhiều bệnh truyền nhiễm ở Đắk Lắk Gần đây, do thời tiết nóng bức kèm mưa lớn, tình hình dịch bệnh ở Đắk Lắk diễn biến phức tạp. Cùng với dịch bạch hầu đang lây lan rộng, các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, sốt rét, tay-chân-miệng, viêm não Nhật Bản, dại... cũng tăng khiến người dân lo lắng. Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị ở Bệnh viện...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Vì sao chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa?

Bé gái liên tục nôn ra dòi khiến bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân

Nhà khoa học Việt sáng chế gel tái tạo khớp, mở hướng điều trị không cần mổ

Căn bệnh thầm lặng ảnh hưởng 500 triệu người trên thế giới

Say rượu ngã úp mặt, đôi đũa nhựa cắm mũi suốt một năm nhưng không biết

Cách khắc phục tình trạng bó cơ tại nhà

Bị ong vò vẽ đốt 30 mũi, cụ ông sốc phản vệ, phải lọc máu liên tục

Đừng lạm dụng bổ sung vitamin cho trẻ!

Tê tay do hội chứng ống cổ tay cần phát hiện sớm

Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

Đau bụng kinh kéo dài - dấu hiệu cảnh báo u nang socola nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Mỹ nhân Vbiz xách váy trên thảm đỏ mà tưởng đại minh tinh đi catwalk, thần thái này không thi Hoa hậu quá phí
Hậu trường phim
23:58:25 02/07/2025
Ngô Thanh Vân bùng nổ ở bom tấn Hollywood, báo quốc tế tung hô tận mây xanh
Phim âu mỹ
23:46:39 02/07/2025
Phim cực hot bị xóa ngay trong đêm, phạm vào lệnh cấm ở Cbiz
Phim châu á
23:44:02 02/07/2025
Chấn động: "Ông trùm tội tình dục" Diddy được tuyên trắng án các tội nghiêm trọng nhất!
Sao âu mỹ
23:28:35 02/07/2025
Poster chính thức của 'Mang mẹ đi bỏ' đặt ra câu hỏi đáng suy ngẫm: Sẽ thế nào khi yêu thương là gánh nặng?
Phim việt
23:17:33 02/07/2025
Gia tộc của NSƯT Thành Lộc 4 đời ăn cơm Tổ, nổi danh khắp 3 miền
Sao việt
23:01:41 02/07/2025
Lâm Hùng, Lâm Vũ, Quách Tuấn Du và Châu Gia Kiệt phản ứng khi bị nói 'hết thời'
Nhạc việt
22:55:23 02/07/2025
Tài xế lái ô tô khách lấn đường, tông người đi xe máy tử vong
Tin nổi bật
22:50:07 02/07/2025
Campuchia nêu điều kiện để nối lại đàm phán biên giới với Thái Lan
Thế giới
22:48:17 02/07/2025
Tài xế "dính" ma túy, không giấy phép lái xe bị phạt hơn 56 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 02/07/2025