Thói quen ăn ngọt có thể khiến bạn thiếu hụt vitamin
Tiêu thụ đường quá mức không chỉ làm tăng nguy cơ đột quỵ, ảnh hưởng nồng độ insulin, béo phì, ung thư, tiểu đường… mà còn gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Thói quen ăn ngọt có thể khiến bạn thiếu hụt vitamin. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo boldsky, thói quen ăn ngọt có thể ảnh hưởng đến nồng độ khoáng chất và vitamin trong tế bào. Đường có thể cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng thích hợp cho cơ thể. Quá nhiều đường có thể là kẻ giết người thầm lặng.
Dưới đây là những loại khoáng chất và vitamin thường hay thiếu ở những người thích ăn ngọt.
Vitamin C
Nếu bạn ăn quá nhiều đường, sự hấp thu vitamin C có thể bị ảnh hưởng. Nếu cơ thể không đủ vitamin C, khả năng miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Cơ thể bạn cần vitamin D để hấp thu canxi. Vì đường có ảnh hưởng đến lượng vitamin D, nên nó có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi. Đường cũng có thể làm thận loại bỏ được canxi. Và thiếu canxi sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe xương.
Crom
Nếu thiếu crom, mức đường huyết có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Cơ thể không kiểm soát được lượng đường huyết dẫn đến hàng loạt bệnh nguy hiểm.
Vitamin D
Đường cũng có thể ảnh hưởng đến lượng vitamin D trong cơ thể bằng cách tác động lên một số enzym. Và khi mức vitamin D thấp, nó có thể gây viêm, chứng mất trí, một số loại ung thư và thậm chí là nhiễm trùng.
Magiê
Chúng ta cần magiê để điều chỉnh các chức năng cơ và thần kinh. Quá nhiều đường có thể khiến cơ thể bạn thải magiê, dẫn đến thiếu magiê.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Những biểu hiện trên mặt cho thấy bạn thiếu vitamin
Thiếu hụt vitamin có thể nhìn thấy trên cơ thể hoặc trên mặt. Và những biểu hiện sau đây trên mặt có thể giúp bạn nhận biết cơ thể thiếu vitamin, theo boldsky.
Da xanh xao có thể do thiếu B12ẢNH: SHUTTERSTOCK
Da nhợt nhạt/xanh xao: Thiếu vitamin B12
Nếu da mặt nhạt màu có nghĩa là bạn thiếu vitamin B12. Một số triệu chứng khác cũng do thiếu vitamin B12 là gặp khó khăn về trí nhớ và mệt mỏi.
Tóc xấu: Thiếu vitamin B7
Nếu tóc trở nên rất khô, giòn và đầy gàu, có thể do thiếu vitamin B7 (biotin). Thiếu loại vitamin này có thể thường do uống rất nhiều thuốc kháng sinh vốn làm phá hủy các vi khuẩn đường ruột tổng hợp biotin.
Ăn nhiều thực phẩm giàu biotin như nấm, lòng đỏ trứng và súp lơ có thể giúp bổ sung loại vitamin này.
Mắt sưng: Thiếu iốt
Mắt sưng và chân sưng có thể là triệu chứng của thiếu hụt iốt. Các dấu hiệu khác bao gồm da khô, tăng cân, móng tay giòn. Nên có cá và rau trong chế độ ăn uống để bổ sung iốt.
Môi nhạt màu: Thiếu sắt
Đôi môi nhợt nhạt và nướu răng nhợt màu là do thiếu sắt. Những triệu chứng này có thể rõ nét hơn ở phụ nữ. Thiếu sắt có thể được bổ sung qua chế độ ăn uống, trong đó có rau chân vịt.
Chảy máu nướu: Thiếu vitamin C
Chảy máu nướu cho thấy thiếu vitamin C. Thiếu hụt vitamin C cũng có thể gây ra vấn đề sức khỏe như đau cơ và bệnh còi. Ăn thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt để tăng cường lượng vitamin này.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Nhìn mặt đoán sức khỏe Gương mặt có thể tiết lộ rất nhiều về lối sống, từ hệ tiêu hóa kém đến nồng độ sắt thấp, theo chia sẻ của các chuyên gia sức khỏe và sắc đẹp trên Mirror. Ảnh minh họa. SHUTTERSTOCK Miệng và cằm Da nhăn xung quanh môi. Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và sắc đẹp Jennifer Young, các nếp nhăn có...