Thiếu ngủ trong thời gian dài có thể làm giảm ham muốn ‘chuyện ấy’
Tình trạng thiếu ngủ, gián đoạn giấc ngủ trong thời gian dài làm suy giảm nồng độ testosteron, từ đó dẫn đến việc mất hứng thú trong quan hệ tình dục.
Giảm ham muốn tình dục
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of the American Medical Association (Hiệp hội Y khoa Mỹ), nam giới trẻ tuổi bị thiếu ngủ trong thời gian khoảng một tuần được chứng minh là bị suy giảm nồng độ testosteron.
Việc ngủ dưới 5 tiếng hoặc ít hơn sẽ làm suy giảm khoảng 10-15% lượng hormone sinh dục. Thậm chí, dẫn đến việc mất hứng thú trong quan hệ tình dục và làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục của cả nam giới và phụ nữ.
Ngoài ra, các nam giới trong nghiên cứu này cũng cho biết, nếu giấc ngủ bị gián đoạn trong nhiều đêm liên tiếp, tâm trạng và sức khỏe của họ cũng bị giảm sút.
Thiếu ngủ có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn, được thiết kế để bảo vệ bạn khỏi bị cảm, nhiễm bệnh như cảm lạnh thông thường, cúm và các bệnh khác. Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động đầy đủ chức năng, cơ thể sẽ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và bạn sẽ bị ốm hơn.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra mối quan hệ tương quan giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch của bạn. Nếu đang bị ốm và không ngủ đủ giấc thì bạn có thể sẽ bị mất ngủ thêm trong khi cơ thể đang chống lại bệnh tật.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nếu thiếu ngủ lâu ngày hoặc thậm chí là ngủ quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 1999 chỉ rõ những tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ liên quan đến chức năng trao đổi chất và nội tiết. Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa.
Video đang HOT
Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Giấc ngủ ngắn có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc phải ung thu vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyền tiền liệt. Những công nhân làm việc ca đêm có khả năng mắc phải bệnh ung thư lớn hơn. Một tin tốt dành cho cả nam giới và nữ giới người mà ngủ 7 tiếng hoặc nhiều hơn mỗi đêm có tỷ lệ tử vong thấp nhất trong nhóm.
Gây hại cho sức khỏe tim mạch
Thiếu ngủ khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao bất kể tuổi tác, cân nặng, hút thuốc hay có thói quen tập thể dục. Theo một bài phân tích trên tạp chí Tim mạch châu Âu (European Heart Journal), giấc ngủ quá ngắn (dưới 5 tiếng mỗi đêm) và dài (9 hoặc nhiều hơn mỗi đêm) được chứng minh là có ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ tim mạch.
Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ sẽ tăng lên rất cao nêu bạn ngủ quá ít. Bên cạnh đó, nếu ngủ quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tim.
Gây hại cho da
Thiếu ngủ một đêm có thể khiến mắt sưng húp, xuất hiện quầng thâm dưới mắt và làn da tái xám. Vì vậy, chỉ cần tưởng tượng thôi cũng đủ thấy làn da của bạn sẽ bị tổn thương thế nào nếu thiều ngủ trầm trọng.
Như vậy, giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Hãy hoàn thành việc cá nhân và đi ngủ sớm, tận hưởng 7-8 tiếng nghỉ ngơi để giữ gìn cho nhan sắc và sức khỏe của bạn nhé. Theo thời gian, thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề mãn tính về sức khỏe và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Gây tăng cân
Theo một thói quen ngủ bình thường bạn sẽ duy trì một lịch trình thèm ăn và đói bình thường, nhưng khi bạn ngủ ít hơn những gì cơ thể bạn cần, sự gia tăng sản xuất các hormone ghrelin. Hormone ghrelin này kích thích việc đói và giảm sự sản xuất leptin và ức chế sự thèm ăn. Vì vậy, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến kiểm soát sự thèm ăn và chuyển hóa năng lượng.
Giảm khả năng nhận thức
Trong một nghiên cứu được công bố bởi tạp chí Experimental Brain Research, một nhóm 18 người đàn ông được giao cho một nhiệm vụ để hoàn thành. Nhiệm vụ đầu tiên được hoàn thành sau một đêm ngủ đủ giấc. Nhiệm vụ tiếp theo được hoàn thành sau một đêm mất ngủ.
Kết quả cho thấy khả năng ghi nhớ, đưa ra quyết định, lý luận và giải quyết vấn đề cùng với thời gian hoàn thành nhiệm vụ, sự tỉnh táo đều giảm đi một nửa sau một đêm mất ngủ.
Ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ
Thiếu ngủ không chỉ làm bạn hay quên mà còn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng giấc ngủ là vô cùng quan trọng trong việc củng cố những gì mà chúng ta đã học. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý là cách tốt nhất để chúng ta có thể ghi nhớ được những thông tin mới và in sâu chúng vào trong trí nhớ.
Thiếu ngủ tàn phá sức khỏe thế nào?
Thay đổi lối sống, thời gian làm việc bất thường, căng thẳng hoặc sử dụng quá nhiều các thiết bị hiện đại sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon, khiến bạn có nguy cơ bị thiếu ngủ.
Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) thì tại quốc gia này có đến hơn 1/3 dân số trưởng thành bị chứng thiếu ngủ.
Thiếu ngủ làm giảm hiệu suất làm việc
Ảnh minh họa
Rối loạn giấc ngủ cũng làm giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và công việc. Nếu bạn ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm, bạn có thể tỉnh táo suốt cả ngày. Nhưng nếu bị khó ngủ vài ngày hoặc bị rối loạn giấc ngủ thì có thể bị thiếu ngủ, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của não bộ.
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến chức năng gan
Gan là cơ quan giải độc quan trọng nhất trong cơ thể con người. Theo nghiên cứu, gan bắt đầu chức năng thải độc tố mạnh mẽ từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau. Để quá trình này diễn ra hiệu quả nhất, cơ thể phải ở trong trạng thái ngủ say, việc thường xuyên thức khuya sẽ làm cản trở quá trình này diễn ra, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan.
Mất ngủ tác động xấu đến não bộ
Ảnh minh họa
Sau một ngày hoạt động mệt mỏi, não cần có thời gian để nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng, nhưng nếu chất lượng giấc ngủ bị giảm sút hoặc không ngủ đủ giấc, não bộ sẽ phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, có thể khiến cơ thể bị rơi vào trạng thái mất nhận thức.
Điều này có thể khiến trí nhớ sẽ bị giảm sút đáng kể, làm tăng tình trạng rối loạn lo âu, cáu gắt, mệt mỏi... và nảy sinh các vấn đề đáng lo ngại hơn như cảm thấy chán nản trong cuộc sống.
Mất ngủ tác động đến hormone gây đói bụng
Ảnh minh họa
Thiếu ngủ có liên quan đến sự thèm ăn quá mức so với khi chúng ta nghỉ ngơi đầy đủ, theo báo cáo của nhiều nghiên cứu.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng sự gia tăng tỉ lệ béo phì trùng hợp với mức sút giảm giờ giấc ngủ và bất ổn trong thói quen ngủ nghỉ.
3 thói quen của nhiều chị em làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, cần điều chỉnh sớm để đảm bảo sức khỏe Con gái cứ giữ 3 thói quen này hàng ngày, không sớm thì muộn cũng mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung như trường hợp của cô Vương (38 tuổi, Trung Quốc) dưới đây. Cách đây mấy ngày, một cô gái họ Vương (38 tuổi, Trung Quốc) phát hiện quần lót của mình thường xuyên có nhiều dịch tiết, mùi lại rất...