Sản phụ đẻ rơi bé nặng 3,7 kg trên taxi
Thai phụ bắt taxi vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tuy nhiên, đến cổng bệnh viện, em bé chào đời ngay trên taxi, bệnh nhân được các bác sĩ của khoa Cấp cứu ban đầu đỡ đẻ.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) tiếp nhận và cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhân P. (29 tuổi), mang thai 39 tuần, sinh con lần 2, ra nhầy máu âm đạo kèm đau bụng ở nhà.
Bệnh nhân bắt taxi vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tuy nhiên, khi đến cổng bệnh viện, em bé chào đời ngay trên taxi, sản phụ được các bác sĩ của khoa Cấp cứu ban đầu đỡ đẻ, cắt rốn và hồi sức sơ sinh. Cháu bé nặng 3,7 kg, hồng hào, khóc to.
Em bé được sinh ra ngay trên taxi. Ảnh cắt từ clip.
Mẹ cháu bé được chuyển vào khoa Sản lấy rau và làm các thủ thuật sản khoa. Hiện tại, hai mẹ con đã an toàn, khỏe mạnh.
Video đang HOT
Theo bác sĩ sản khoa, khi gặp tình huống đẻ rơi, bạn phải bình tĩnh, không hốt hoảng theo bệnh nhân. Do cơn co tử cung và sức rặn của mẹ, trẻ sẽ chui ra ngoài dễ dàng, người cấp cứu cần cẩn thận đỡ em bé bằng hai tay, không được để rơi xuống đất.
Sau đó, bạn dùng áo của mình hay một chiếc khăn khô, lau sạch em bé, rồi đặt lên bụng mẹ. Người cấp cứu tuyệt đối không cắt rốn và đưa cả hai mẹ con đến cơ sở y tế gần nhất.
Thuyên tắc ối - tai biến sản khoa chết người
Đang trong quá trình rặn đẻ, sản phụ sinh lần 3 đột nhiên khó thở, tức ngực, mất ý thức khi thai nhi chỉ vừa mới sổ được đầu.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhanh chóng đưa em bé ra ngoài. Người mẹ tự tỉnh lại nhưng suy hô hấp và tuần hoàn nặng, máu đen từ tử cung chảy ồ ạt. Bác sĩ chẩn đoán chị bị tắc mạch ối, tiên lượng rất nặng, báo động đỏ toàn viện.
Bệnh nhân lên phòng mổ trong tình trạng lơ mơ, rối loạn đông máu nghiêm trọng, tiểu cầu tụt thấp, phải tích cực hồi sức tim phổi. Sau hơn hai giờ cấp cứu, sản phụ mới qua cơn nguy kịch.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hà, khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết đây là một trong nhiều trường hợp bị thuyên tắc ối đã được cấp cứu thành công tại bệnh viện gần đây.
Nhiều trường hợp, mẹ sinh con khỏe mạnh nhưng chỉ vài phút sau có thể vĩnh viễn không gặp được con do bị thuyên tắc ối. Đây là biến chứng sản khoa cực kỳ nguy hiểm với sản phụ.
Thuyên tắc ối diễn tiến nhanh, bất ngờ, không thể dự phòng. 50% bị tử vong do suy hô hấp, trụy tuần hoàn, rối loạn đông máu, dẫn đến ra máu không cầm được, tử vong trong tích tắc.
Bác sĩ Hà cho biết, nhiều trường hợp người nhà không biết rõ về biến chứng sản khoa này, đặt câu hỏi "vì sao trước khi đẻ, mẹ và con khỏe mạnh mà sinh xong lại chết?".
Theo y khoa, thuyên tắc ối (hội chứng giống shock phản vệ ở người mang thai) là tình trạng nước ối, tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh vụn khác xâm nhập vào máu của mẹ qua đường nhau thai ở tử cung, gây ra phản ứng giống dị ứng, làm suy tim phổi cấp và xuất huyết nghiêm trọng (rối loạn đông máu).
Thuyên tắc ối thường xảy ra ở giai đoạn cuối của cuộc chuyển dạ, dấu hiệu là sản phụ đột ngột khó thở, da xanh tái, xảy ra trong vòng một vài phút đầu tiên, nhanh chóng kéo tụt huyết áp, phù phổi, sốc, lú lẫn, mất ý thức, co giật, hôn mê... Đa số bị ngưng tim phổi trong những phút đầu tiên, sau đó là rối loạn đông máu, đờ tử cung.
Bác sĩ Hà cho biết sản phụ ở mọi độ tuổi đều có thể bị thuyên tắc ối, xảy ra trước, trong và ngay sau khi sinh. Y khoa ghi nhận các sản phụ thuyên tắc ối có một vài đặc điểm như thai nhi lớn, thai quá ngày, hốt hoảng, lo lắng, than lạnh, khó thở và nôn mửa.
Ngoài ra, những trường hợp đa thai, khó sinh làm tổn thương cổ tử cung tạo điều kiện cho nước ối xâm nhập vào hệ thống mạch máu của mẹ dẫn đến thuyên tắc ối. Các chuyên gia cho rằng thuyên tắc ối là kết quả do dịch nước ối vào tĩnh mạch tử cung và điều này xảy ra khi có 3 điều kiện: vỡ màng ối, vỡ tĩnh mạch của tử cung hay cổ tử cung, áp lực buồng tử cung cao.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thuyên tắc ối có thể bao gồm: Mẹ bầu tuổi cao, nếu sinh con khi trên 35 tuổi thì sẽ có nguy cơ bị thuyên tắc ối; đa sản, đẻ nhiều lần, đa thai; bất thường nhau thai; tiền sản giật; nhau bong non.
Thuyên tắc ối không thể dự báo, không có cách dự phòng và là một cấp cứu sản khoa không điều trị được. Do đó các bác sĩ khi theo dõi sản phụ chuyển dạ cần nhanh chóng ghi nhận các dấu hiệu và triệu chứng, nhận định được chẩn đoán để kịp thời hồi sức tích cực và điều trị hỗ trợ là điều kiện tiên quyết có thể mang lại hy vọng cứu sống mẹ và thai nhi.
Bầu vượt mặt mẹ vẫn đi bộ về quê, đẻ rơi giữa đường nghỉ 2 tiếng rồi đi tiếp 160km Do lệnh phong tỏa xã hội nên mẹ bầu người Ấn Độ này cũng với gia đình đã quyết định đi bộ để trở về quê nhà. Dịch COVID-19 tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng với nhiều quốc gia trên thế giới, đại dịch này vẫn đang gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt của...