Ở Nhật có những món mà cứ ăn là biết đang “viêm màng ví” hoặc đã đến “cuối tháng”
Người Việt mình đến cuối tháng mà chưa có lương thì hay ăn cơm với nước tương, nước mắm… còn người Nhật thì ăn những món cơm này đây.
Người ta thường biết đến ẩm thực Nhật Bản bởi sự tinh tế qua những lát cá sống trơn bóng như cẩm thạch, qua những chiếc kẹo wakizashi tinh xảo đến từng chi tiết hay qua những thớ bò Kobe như tan ngay trong miệng. Tất cả đều cho chúng ta một cảm giác mơ hồ, rằng ẩm thực Nhật là cái gì đó rất đỗi xa hoa, tráng lệ. Thế nhưng có nhiều người không biết, một đất nước cũng có nền văn minh lúa nước lâu đời như thế, một dân tộc phải trải qua mấy lần sóng thần và động đất mỗi năm như thế, vẫn có một góc ẩm thực rất đỗi bình dị và đơn thuần, ấy là những món cơm.
Những món cơm này đến bây giờ vẫn được xem như một phần quan trọng và đáng tự hào của ẩm thực Nhật. Bởi vì nó thể hiện nét đẹp của việc tạo nên một bữa cơm từ sự thiếu thốn, phản ánh tinh thần chung của dân tộc này, ấy là tìm kiếm giá trị to lớn trong những điều tầm thường nhỏ nhặt. Tuy hiện tại, những món cơm ấy được gọi chung với một cái tên là “ cơm con nhà nghèo”, nhưng đã từng có thời những món này gắn bó với người dân Nhật và còn được xem như “sơn trân hải vị” đấy.
Cơm rong biển là món ăn quen thuộc của người dân Nhật. Rong biển phơi khô tẩm gia vị sẽ được trộn với cơm nóng, sau đó để ăn liền hay vo nắm để mang đi học, đi làm. Hiện tại, hiếm ai ăn cơm rong biển không, các bà nội trợ sẽ trộn cơm rong biển với cá ngừ nghiền, thịt hay trứng… song đối với sinh viên hay nhân viên văn phòng sống độc thân thì chỉ cần cơm với rong biển là đủ cho một bữa, nhất là vào thời điểm “chết chóc” cuối tháng.
Video đang HOT
Furikake là một loại gia vị chỉ có ở Nhật Bản, bao gồm rong biển khô, cá khô, hạt vừng và muối. Tất cả được nghiền thành bột để làm gia vị. Người Nhật hay dùng furikake cho các loại súp và món ăn thường ngày. Đây là hũ gia vị mà bất kì gia đình người Nhật nào cũng có, giống như nước mắm ở Việt Nam vậy. Chính vì tiện lợi như vậy mà cứ đến cuối tháng, nếu lỡ hết tiền thì người Nhật chỉ việc bới một bát cơm rồi rắc một thìa furikake lên là xong.
Cơm chan trà
Từ rất xưa rồi, dân Kyoto gốc có một chiêu bài thế này. Nhỡ như phải tiếp khách mà mình không muốn, họ sẽ đuổi khéo những vị khách nọ bằng cách mời món cơm chan trà, ngụ ý là nhà không còn gì để đãi nữa rồi, nên về đi thôi. Chính vì lý do này mà cơm chan trà còn được gọi là “cơm đuổi khách”.
Cách ăn cơm với trà này là để có thể tận dụng triệt để thức ăn thừa, khi mà không còn đồ mặn nữa thì ăn cơm với nước trà để đỡ phí.
Cơm mơ muối
Đây có lẽ là món cơm xuất hiện nhiều nhất trên phim ảnh Nhật Bản, cũng là món cơm “con nhà nghèo” nổi tiếng nhất. Nhưng dù vậy thì món cơm mơ muối này cũng không đơn giản như bề ngoài của nó đâu, bằng chứng là mỗi quả mơ nhỏ thôi mà đã được muối rất công phu, phải gần một năm mới có đấy.
Cơm natto
Natto là đậu tương lên men của Nhật, cùng với mơ muối và furikake là những món hầu như luôn có sẵn quanh năm trong một gia đình Nhật. Người ta thường dùng natto làm nguyên liệu trong khá nhiều món ăn thường ngày và ăn kèm với những món khác. Tuy nhiên khi không còn gì để nấu ăn, thì người ta lại ăn cơm trắng với natto. Và mặc dù bảo là cơm con nhà nghèo vậy thôi chứ, người dân Nhật Bản vẫn rất thích ăn natto với cơm. Có khi không đợi đến cuối tháng hết tiền mà người ta vẫn ăn, chỉ vì nó ngon đấy.
Theo Trí Thức Trẻ
Cơm chan trà - món ăn kỳ lạ của Nhật Bản: Xưa là món dùng "đuổi khách", nay được tôn thành quốc hồn ẩm thực
Ngày xưa, ochazuke - cơm chan trà vốn được làm từ tất cả các món đồ thừa của ngày hôm trước, cứ thế cho vào bát cơm nóng, xong chan trà vào, trộn lên và ăn thôi. Vậy mà ngày nay, món ăn này đã được cải biên trở thành một món ăn vô cùng đặc biệt trong văn hóa Nhật Bản.
Ochazuke hay còn được biết đến với cái tên dân dã hơn tại Việt Nam là cơm chan trà. Đây là một món ăn tuy đơn giản nhưng lại hết mực được yêu thích tại xứ sở hoa anh đào. Nếu ở Hàn có món bibimbab thì Nhật Bản coi ochazuke là món cơm trộn mang đậm quốc hồn.
Cách chế biến và thưởng thức ochazuke cũng không cần sự cầu kỳ mà thực chất lại rất đơn giản. Ngày xưa, ochazuke vốn được làm từ tất cả các món đồ thừa của ngày hôm trước, cứ thế cho vào bát cơm nóng, xong chan trà vào, trộn lên và ăn thôi.
Ấy thế mà, ngày nay, do nhu cầu thưởng thức ochazuke theo hướng đẹp mắt, ngon miệng và "sang trọng" hơn nên món này đã được biến tấu một chút. Thông thường sẽ là cơm nóng ở dưới, bên trên có thịt ba chỉ hoặc cá hồi áp chảo nướng, rồi thêm vào vài sợi rong biển khô hoặc cá ngừ bào, xong cứ thế đổ ngập nước trà nóng vào là có ngay ochazuke phiên bản chỉn chu, đẹp mắt.
Có câu chuyện thú vị xoay quanh món này, là vào ngày xưa với cách chế biến khá "hổ lốn" như đã nói bên trên, ochazuke không chỉ được xem là một món ăn "bình dân", "nhà nghèo" mà còn được dùng để "đuổi khách". Cụ thể, khi muốn "đuổi khéo" những vị khách không biết ý tứ, cứ ngồi lì ở nhà mình cả buổi trời, chủ nhà sẽ ý nhị ngỏ lời mời vị khách dùng món cơm chan trà với ngụ ý rằng: "Anh đã ở nhà tôi lâu đến nỗi tôi chẳng còn gì để mời anh cả". Khi đó, vị khách ấy sẽ tẽn tò mà hiểu ngay rằng đã đến lúc mình phải về.
Dọc theo chiều dài lịch sử, ochazuke chuyển mình từ một món ăn tầm thường đuổi khách thành món ăn đặc sắc gắn liền với văn hóa Nhật Bản. Đó là chưa kể, vào năm 1952, đạo diễn Ozu Sujiro đã cho ra mắt một bộ phim mang tên "Ochazuke no aji" (tạm dịch: Hương vị cơm chan trà) đã góp phần khắc hoạ tính chất đơn sơ, mộc mạc nhưng đầy trân quý của món ăn khi đặt ra câu chuyện bất hoà của hai vợ chồng được hóa giải nhờ món ochazuke đong đầy tình thương.
Nguồn gốc của ochazuke đến nay vẫn còn là dấu chấm hỏi khi không có một ghi chép rõ ràng về sự xuất hiện của món ăn này. Tuy nhiên, nhiều người truyền miệng nhau rằng món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc với xuất thân là cơm chan trà "người nghèo" nhưng như mọi người vẫn thường bảo, món ăn nào cứ hễ đến Nhật sẽ được "tân trang" lên một đẳng cấp mới.
Ngoài ra, một thuyết khác còn cho Nhật Bản vốn dĩ nổi tiếng với Thần đạo Shinto, nơi mà con người được dạy rằng cần phải trân trọng tất cả những gì đang có quanh ta bởi vạn vật đều có linh hồn, đều có một vị thần bảo hộ. Thế nên, nếu bỏ đi những món ăn thừa biết đâu sẽ xúc phạm một vị thần bảo hộ nào đó. Chính bởi thế, người Nhật lấy tất cả những phần thừa đó đem chế biến thành ochazuke - một món ăn riêng biệt đậm chất văn hóa Phù Tang.
Nguồn: Japan Times, Tokyo Story
Lần đầu ăn bò Kobe mắc nhất thế giới và bị sốc Lần đầu ăn thịt bò Kobe và được đầu bếp chế biến biểu diễn trước mặt nên mình rất phấn khích dù rằng 1 miếng thịt bò Kobe thượng hạng A5 100gr có giá 1.500.000 VNĐ Bò Kobe A4 thì rẻ hơn chỉ 1.250.000 cho 150gr. Theo Youtube