Những món ăn trứ danh từ cua biển ngon nhất miền Tây
Những món ăn được chế biến từ đặc sản cua biển ngon nhất miền Tây đã làm nao lòng nhiều thực khách khi đến với Cà Mau – vùng đất nằm ở cực Nam của Tổ quốc.
Cua biển Cà Mau được nuôi dưới những tán rừng đước, rừng mắm xanh bạt ngàn cộng với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú nên cua cho thịt chắc, thơm, ngọt và gạch béo ngậy.
Với vị ngon có “một không hai”, cua biển Cà Mau được xem là cua ngon nhất miền Tây. Tuy luôn ở giá cao ngất ngưởng, nhưng cua Cà Mau vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nhiều thực khách chọn cua 2 da làm món ăn không thể bỏ qua khi đến Cà Mau
Đến vùng đất cực Nam tổ quốc, du khách sẽ hối tiếc nếu bỏ qua các món ăn ngon trứ danh được chế biến từ cua biển. Theo đó, để đảm bảo độ ngon, vị ngọt của cua, người dân nơi đây luôn chọn những con cua đạt “chuẩn”, như: cứng, gạch nhiều, hai da (cua cốm) để luộc, rang muối, rang me, hấp… ăn kèm với rau râm, muối tiêu chanh.
Video đang HOT
Vị ngọt từng thớ thịt cua kết hợp với vị mặn, cay nhẹ của muối tiêu chanh sẽ khiến thực khách xao lòng trước hương vị mặn mà của cua biển Cà Mau.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến các món cua xào bồn bồn, mướp. Thịt cua biển kết của lõi bồn bồn. Trước đây, bồn bồn là loài cây mọc hoang dại, có thời gian từng bị người dân ra sức tận diệt. Tuy nhiên, khi trở thành “đặc sản”, loài cây này đã giúp nhiều hộ dân ở Cà Mau có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.
Cua hấp bia – món khoái khẩu cho giới mày râu
Anh Nguyễn Thanh Tâm (ngụ TP Cần Thơ), cho biết Cà Mau ngoài cảnh quan thiên nhiên đẹp, thì còn có cột mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 và vô số các món ăn ngon được chế biến từ cua biển mà ai trong đời cũng ao ước một lần đặt chân đến vùng đất ở cuối cùng cực Nam của Tổ quốc này.
“Các món ăn được chế biến từ cua biển Cà Mau rất ngon. Song, tôi và các con thích nhất vẫn là món cua xào bồn bồn và cua 2 da luộc…” – anh Tâm chia sẻ.
Cà Mau lọt tốp 100 “ Món ăn đặc sản của Việt Nam”
Nhiều du khách cho biết sẽ tiếp tục chọn Cà Mau làm điểm đến trong các chuyến du lịch của gia đình sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. “Tôi sẽ cùng bạn bè trở lại Cà Mau sau khi dịch bệnh qua đi để có thể trải nghiệm và thưởng thức thêm nhiều hơn các món ăn đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái cho nơi đây” – chị Nguyễn Kiều Tiên khẳng định.
Mới đây, Hội đồng Xác lập kỷ lục Việt Nam đã công nhận cua Cà Mau lọt tốp 100 “Món ăn đặc sản của Việt Nam”. Đây là tín hiệu vui, là cơ hội để cua Cà Mau ngày càng vang xa.
Những món ăn "phải thử" khi đến Ninh Bình
Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh nên thơ, Ninh Bình còn được biết đến với những món ăn nổi tiếng chỉ vùng đất này mới có. Dưới đây là những món ăn "phải thử" khi đến với vùng đất cố đô này.
Thịt dê
Vùng núi Trường Yên (huyện Hoa Lư) có nhiều núi đá vôi được hình thành từ lâu đời. Tận dụng lợi thế này, người dân đã hình thành thói quen chăn thả dê trên núi, cho chúng ăn các loài cây cỏ tự nhiên. Nhờ vậy, thịt dê Ninh Bình khi chế biến thường có hương vị thơm ngon đặc biệt với mùi thảo dược, vị ngọt, thịt chắc. Thịt dê được người Ninh Bình chế biến thành nhiều món hấp dẫn như tái chanh, áp chảo, hầm thuốc bắc hay nem dê... Năm 2012, dê núi Ninh Bình đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong "Top 50 món ăn đặc sản của người Việt Nam". Năm 2021, dê núi Trường Yên cũng lọt vào "Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam" của tổ chức này.
Cơm cháy
Cơm cháy Ninh Bình đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là một trong 12 món ăn đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí "Giá trị ẩm thực châu Á" vào tháng 8-2012. Cơm cháy tuy là món ăn giản dị nhưng để chế biến ngon, đáp ứng tiêu chuẩn phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, được làm thủ công hoàn toàn theo bí quyết của người Ninh Bình. Gạo được chọn để làm cơm cháy phải là loại gạo tám thơm dẻo hoặc nếp cái hoa vàng. Sau khi vo sạch gạo, nấu chín, người ta lấy từng tảng cơm dính dưới đáy nồi (cháy), phơi khô dưới nắng, sau đó chiên ngập trong dầu để hạt gạo giòn tan. Cơm cháy Ninh Bình được chấm với nước xốt làm từ thịt dê, có độ sánh, vị cay, thơm tạo nên hương vị hòa quyện khó quên.
Mắm tép Gia Viễn
Huyện Gia Viễn là vùng chiêm trũng, nhiều sông ngòi. Người dân nơi đây có nghề "riu" (đánh bắt) tép và làm mắm từ bao đời nay. Để làm được những hũ mắm tép ngon, người ta chỉ chọn tép già, thân tròn, màu xanh lam và phải còn tươi nguyên. Sau khi rửa sạch, để ráo nước, người ta trộn đều tép với thính và muối rồi cho vào hũ sành, đậy kín nắp, để nơi thoáng mát chừng hơn một tháng là dùng được. Mắm tép Gia Viễn đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong "100 đặc sản quà tặng Việt Nam 2020 - 2021".
Làm cơm cháy chà bông từ cơm nguội 'trong một nốt nhạc' Cơm cháy chà bông làm tại nhà đơn giản, đảm bảo vệ sinh, vị cơm chiên giòn rụm, dầu hành beo béo, nước sốt đậm đà. Cơm cháy chà bông là món ăn đặc sản của nhiều vùng miền từ Bắc vào Nam. Mỗi nơi lại có cách chế biến riêng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm cơm cháy tại nhà...