Những dưỡng chất quan trọng giúp mẹ bầu hấp thu dinh dưỡng tối đa trong suốt thai kì
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh cũng như giúp bé hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng trong suốt thai kì.
Khi còn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào người mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ theo máu qua nhau thai để cung cấp cho con. Bởi vậy, chế độ ăn uống với đầy đủ dưỡng chất quan trọng. Nó sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, đủ sức để sinh con, mau phục hồi sức khỏe sau sinh, cũng như có đủ sữa cho con bú sau này.
Sắt
Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Trong quá trình mang thai, người phụ nữ cần 1000 mg sắt để làm tăng khối lượng máu mẹ, cung cấp máu cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh. Sắt là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, làm cho hồng cầu có màu đỏ, giúp vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể người mẹ và thai nhi.
Thiếu máu thiếu sắt sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho cả bà mẹ lẫn con. Bà mẹ mang thai bị thiếu máu nhẹ có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xạnh nhợt nhạt hoặc rụng tóc. Nặng hơn có thể bị ngất, sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng hậu sản hoặc tai biến sản khoa nguy hiểm nhất là tử vong do băng huyết sau sinh.
Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung sắt bằng viên uống hoặc những thực phẩm giàu sắt như: các loại thịt đỏ, rau bó xôi, các loại đậu, hải sản có vỏ,…
Canxi và vitamin D
Video đang HOT
Nhu cầu canxi khi mang thai tăng hơn 60% so với bình thường nhằm giúp thai nhi hình thành và phát triển xương răng tốt, đồng thời đảm bảo sự toàn vẹn bộ xương của mẹ. Nếu thiếu canxi trong quá trình mang bầu, cơ thể mẹ sẽ rút nguồn dưỡng chất dự trữ trong xương để sử sụng nuôi con, lâu dần dẫn đến loãng xương sớm ở mẹ và còi xương ở con ngay từ trong bụng mẹ.
Để bổ sung canxi, mẹ bầu nên ăn những thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, cáỉ xoăn, cá mòi, hạnh nhận, đậu bắp,…
DHA
Việc thiếu hụt DHA ở phụ nữ có thai có thể sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như chứng trầm cảm sau sinh, các vấn đề về mãn kinh, bệnh loãng xương và các bệnh lý tim mạch khác. Với tác dụng kích thích cơ thể thai phụ sản xuất nhiều hồng huyết cầu, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển của thai nhi, cả về thể chất lẫn trí não, DHA là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu ở phụ nữ trong lúc mang thai và cho con bú.
Các loại thực phẩm giàu DHA như: các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ,…), lòng đỏ trứng gà, hạnh nhân, óc chó, cải xoăn, súp lơ,…
Axit folic
Đây là một trong những vitamin B rất cần thiết cho việc sản xuất tế bào mới, acid folic nên được mẹ bầu bổ sung trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Acid folic ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh, giúp bảo đảm sự phát triển của ống thần kinh và tủy sống của bé, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh. Dưỡng chất này có nhiều trong măng tây, rau bina, bông cải xanh, ngũ cốc và các loại sữa dành riêng cho phụ nữ mang thai.
Súp lơ, đậu lăng, đậu phộng, cam, cải bó xôi, quả bơ,… là những thực phẩm giàu axit folic.
Dinh dưỡng vàng cho người ăn chay
Dưới đây là danh sách những chất dinh dưỡng vàng, cần có, không thể thiếu trong thực đơn của người ăn chay.
Dù bạn có đang ăn theo chế độ nào cũng không thể thiếu protein và người ăn chay vẫn cần nạp đủ từ 50-60g chất đạm cho cơ thể mỗi ngày.
Protein có trong những thực phẩm như: các loại đậu, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng, các loại hạt.
Cũng như Protein, canxi cũng là chất dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể, ngay cả người ăn chay vẫn phải nạp đủ từ 1.000-1.200mg canxi mỗi ngày. Canxi có trong nước cam, đậu phụ, rong biển...
Thiếu Vitamin B12 gây cảm giác mệt mỏi, da xanh, tê tay chân, táo bón. Vitamin B12 được tìm thấy trong các thực phẩm như: nấm đông cô, nấm men dinh dưỡng, đậu nành lên men, sữa đậu nành, tảo biển, ngũ cốc, sữa không làm từ bơ, bánh mỳ...
Thiếu i-ốt sẽ dẫn đến rối loạn bởi i-ốt là chất dinh dưỡng không thể thiếu của hormone tuyến giáp, giúp cơ thể trong quá trình trao đổi chất, điều hòa các quá trình chuyển hóa và chức năng sống. I-ốt có ở những thực phẩm như: muối có chứa i-ốt, tảo biển, tảo bẹ, nấm mỡ, khoai tây...
Thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, da tái, khó tập trung. Sắt có trong các loại thực phẩm: các loại rau lá có màu xanh thẫm, các loại hạt như hạt sen, hạt vừng; các loại đậu như đậu lăng, đậu đỏ, đậu Hà Lan
Cơ thể thiếu kẽm sẽ hay bị mệt mỏi, ốm vặt, vết thương lâu lành. Kẽm được tìm thấy ở những thực phẩm sau: mầm của các loại hạt như mầm lúa mì; ngũ cốc nguyên cám; hành tây, khoai tây, rau thơm...
Axit béo Omega-3 là chất dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe của não và tim. Nó có trong các loại hạt như hạt quả óc chó, hạt lanh, hạt bí ngô, hạt đậu nành, dầu ô liu, dầu mè, dầu dừa...
Hạt óc ch
Dùng đồ nhựa hấp khoai tưởng được bữa ngon lành, cô gái "khóc thét" với thành phẩm, dân mạng lắc đầu ngao ngán "vụng thế là cùng" Cô gái dùng sai dụng cụ khiến cho mọi thứ không được như ý. Khoai là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có giá khá hợp lý và không hề khó mua. Người Việt vẫn hay dùng các cách như luộc, hấp để ăn thêm sau bữa cơm hoặc lúc đói bụng do chúng giàu tinh bột. Tuy nhiên, mới đây một...