Những điều bạn nên biết về chứng bệnh “OCD năng suất cao”
Mặc dù bận tâm đến những suy nghĩ, hình ảnh hoặc nỗi sợ hãi ám ảnh, nhưng những người mắc bệnh OCD năng suất cao vẫn có thể che giấu khó khăn của họ trước người khác.
OCD là một chứng rối loạn nhiều mặt có thể phát sinh do các sự kiện trong cuộc sống (bị bỏ rơi, lạm dụng tình cảm…), những bất thường về cấu trúc não hoặc thậm chí là di truyền. (Nguồn: Ảnh do AI tạo ta từ Leonardo.Ai)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có tên gọi khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức và được viết tắt là OCD, đây là một bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh.
Đó là một chứng rối loạn nhiều mặt có thể phát sinh do các sự kiện trong cuộc sống (bị bỏ rơi, lạm dụng tình cảm…), những bất thường về cấu trúc não hoặc thậm chí là di truyền.
Nicole Erkfitz, Nhà trị liệu và Giám đốc Điều hành của AMFM Healthcare, nói với HuffPost rằng OCD là “tình trạng sức khỏe tâm thần thường bị hiểu lầm, được biểu hiện bằng những suy nghĩ dai dẳng, đau khổ (ám ảnh) và các hành vi lặp đi lặp lại (cưỡng chế).”
Mặc dù những suy nghĩ và hành vi này được biết là có thể làm gián đoạn thói quen hàng ngày, hiệu suất công việc hoặc các mối quan hệ của một cá nhân, nhưng điều đó không hẳn xảy ra với những người mắc chứng “ high-functioning OCD” (tạm dịch OCD năng suất cao).
Những người mắc chứng bệnh này có thể tỏ ra là người có động lực và đạt thành tích cao, nói cách khác họ thậm chí có thể không giống như đang đối phó với OCD.
Nika Kalili, nhà trị liệu tại Carrara Treatment Wellness & Spa, cho biết: “Mặc dù bận tâm đến những suy nghĩ, hình ảnh hoặc nỗi sợ hãi ám ảnh, những người này vẫn có thể che giấu những khó khăn của mình trước người khác.”
Erkfitz nói rằng thuật ngữ “OCD năng suất cao” là “một cách mô tả không chính thức mà một số người sử dụng để truyền đạt mức độ mà tình trạng của họ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.” Nó không được coi là một chẩn đoán lâm sàng riêng biệt mà là sự thừa nhận của cá nhân về cuộc đấu tranh của họ với OCD.
“OCD năng suất cao” có thể có các biểu hiện chính giống như OCD
Các đặc điểm nổi bật của OCD là giống nhau, bất kể bạn có coi nó có năng suất cao hay không. Chúng bao gồm việc trải qua những nỗi ám ảnh hoặc sự ép buộc, là những suy nghĩ đau khổ thường xuyên xảy ra.
Video đang HOT
Một người có thể sẽ cố gắng giảm bớt những suy nghĩ đó bằng cách thực hiện một hành vi cưỡng chế. (Ví dụ phổ biến nhất ở đây là việc lo lắng quá mức về vi trùng, vì vậy một người sẽ rửa tay thường xuyên hơn bình thường).
Những hành vi này cũng có thể gây tổn hại về thể chất hoặc tinh thần và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
“OCD năng suất cao” có thể biểu hiện dưới dạng nhu cầu vượt trội
Một cá nhân mắc chứng OCD năng suất cao sẽ trải qua những suy nghĩ xâm nhập, tái diễn và ám ảnh. Suy nghĩ của họ có thể biểu hiện dưới dạng nỗi sợ thất bại, và sự ép buộc do họ tạo ra. Ví dụ như biểu hiện ở việc phấn đấu để trở nên xuất sắc, làm việc quá sức để được coi là một người đáng tin cậy và có năng lực.
Erkfitz giải thích: “Những cá nhân này phải đối mặt với những thách thức giống như những người mắc chứng rối loạn khác, nhưng họ vẫn duy trì vai trò và trách nhiệm của mình ở nơi làm việc và ở nhà, bất chấp những cuộc đấu tranh nội tâm của họ.”
Những người mắc OCD năng suất cao thường thấy mình xuất sắc trong một số khía cạnh nhất định của cuộc sống nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh nội tâm với những suy nghĩ ám ảnh và sự ép buộc.
Chủ nghĩa cầu toàn và lo lắng quá mức cũng là vấn đề
Những người mắc chứng OCD năng suất cao có vẻ đơn giản giống như họ là những người cầu toàn hoặc dễ bị kích động, nhưng nếu những đặc điểm đó biến thành nỗi ám ảnh, chúng có thể là dấu hiệu của điều gì đó nặng nề hơn.
Những người mắc OCD chức năng cao thường xem nhẹ các triệu chứng của họ.
Erkfitz nói: “Những cá nhân được coi là có năng suất cao có thể bề ngoài có vẻ là những nhân viên tuyệt vời, họ có một gia đình hòa thuận. Tuy nhiên, bên trong, họ có thể đang vật lộn với nỗi sợ hãi hoặc thất bại, mất mát hoặc bị bỏ rơi.”
“Bởi vì nỗi ám ảnh và hành vi cưỡng chế của họ là không thể phát hiện được. Không giống như OCD năng suất thấp có các triệu chứng suy nhược, những người mắc OCD năng suất cao thường loại bỏ hoặc giảm thiểu các triệu chứng hoặc coi nhẹ nó như một phần tính cách của họ mà họ tin rằng họ có thể tự mình kiểm soát được,” Nika giải thích.
OCD năng suất cao được điều trị tương tự như các dạng OCD khác
Erkfitz cho biết: “Các phương pháp tiếp cận phổ biến bao gồm các biện pháp can thiệp bằng thuốc như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và các chiến lược trị liệu như liệu pháp tiếp xúc, dần dần khiến các cá nhân tiếp xúc với những suy nghĩ ám ảnh của họ để giảm bớt đau khổ.”
(Nguồn: Ảnh do AI tạo ta từ Leonardo.Ai)
Vì OCD cũng có thể gắn liền với chấn thương tâm lý nên việc trị liệu thường liên quan đến việc khám phá những nhu cầu cơ bản mà chứng cưỡng bức phục vụ. Ví dụ, một số người mắc chứng OCD năng suất cao có thể gặp khó khăn với niềm tin của bản thân, họ bị ám ảnh về sự kém cỏi. Do đó, việc xây dựng giá trị bản thân và lòng tự trọng là rất quan trọng đối với quá trình điều trị của họ.
Erkfitz nói: “Bất cứ khi nào OCD bắt đầu cản trở khả năng tham gia đầy đủ vào cuộc sống của một người là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy người đó cần đến sự trợ giúp chuyên nghiệp.”
Cho dù bạn hay ai đó bạn quen đang phải đối mặt với chứng OCD năng suất cao, điều quan trọng là phải hiểu rằng tình trạng này không chỉ là một loạt những thói quen kỳ quặc hay thiên hướng cầu toàn. Erkfitz lưu ý: Đó là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cần được quan tâm và chăm sóc.
Sự hỗ trợ chuyên nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc quản lý các triệu chứng của OCD, giúp chúng ta có cuộc sống trọn vẹn hơn.
Erkfitz nói: “Đối với bất kỳ ai đang vật lộn với OCD hoặc các triệu chứng liên quan, hãy nhớ rằng tìm kiếm sự giúp đỡ là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải sự yếu đuối”./.
LMHT: Game thủ và bệnh lý rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Trong giới game thủ LMHT, hội chứng rồi loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) đã trở thành một bệnh lý phổ biến đem lại không ít phiền phức.
"Em cảm thấy phong độ của mình thời gian qua không tốt lắm. Dường như có điều gì đó khác lạ trong cách sắp xếp vị trí màn hình, ghế thi đấu ở LOL Park. Nói ra thì hơi mơ hồ nhưng điều này làm em không thể hiện được 100% phong độ, căng lắm chỉ 90% thôi", người chơi đường giữa của đội tuyển GEN.G - Chovy tâm sự trong cuộc phỏng vấn với Korizon.
"Kiểu như từ nhỏ em đã bị OCD về đối xứng trái phải. Và khi em khi không thể đặt màn hình ở giữa thì thật khó chịu", anh chàng cho biết thêm.
Chovy đang gặp vấn đề với việc setup đồ dùng ở LOL Park
Người hâm mộ LMHT lâu lăm chắc chắn đã nghe về hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Hội chứng này đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của rất nhiều game thủ LMHT nói riêng và các tựa game khác nói chung.
Vậy rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng.
Người mắc bệnh lý này thường có những hành động lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa như rửa tay liên tục hàng chục lần mặc dù tay đã sạch hay sắp xếp đồ đạc trong phòng quá gọn gàng, ngăn nắp, chỉ cần có một vật dụng lệch ra khỏi vị trí là sẽ cảm thấy khó chịu.
Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hương tiêu cực đến cuộc sống của rất nhiều người
Theo các chuyên gia về sức khỏe tâm thần, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một bệnh hiếm gặp bởi có rất ít người thừa nhận mình mắc bệnh. Một số trong đó không biết đó là bệnh, một số lại cảm thấy xấu hổ khi phải thừa nhận mình mắc bệnh thần kinh.
OCD ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Nó khiến người mắc dễ cảm thấy lo âu, mặc cảm, lâu dần dẫn đến trầm càm, dễ gây ra những xung đột không đáng có với người xung quanh.
OCD ảnh hưởng thế nào đến game thủ LMHT?
Với các vận động viên thể thao điện tử LMHT, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thự sự là một bênh lý quái ác. Nó khiến các tuyển thủ gặp rất nhiều khó khăn khi phải thi đấu ở những địa điểm lạ. Người hâm mộ LCK chắc hẳn không còn lạ lẫm gì với tuyển thủ PawN. Anh cũng bị mắc chứng OCD nghiêm trọng. Trước mỗi trận thi đấu, PawN mất rất nhiều thời gian để setup góc thi đấu. Anh sử dụng một cây thước để đo khoảng cách màn hình, bàn phím... Hội chứng này khiến PawN không thể chơi game một cách ổn định và buộc anh phải đi đến bước đường giải nghệ.
Hay ở MSI 2021, người chơi đường trên DFM.Evi cũng mang theo một cây thước dài để căn chỉnh đồ đạc, từ bàn phím cho đến màn hình phải chuẩn từng mm.
DFM.Evi đang đo chiều cao màn hình...
Ở Việt Nam, có một nhân vật nổi tiếng cũng mắc chứng OCD, đó là Ma Vương Zeros. Còn nhớ ở CKTG 2019, Zeros vừa thi đấu vừa phải chỉnh tốc độ chuột liên tục. BLV Hoàng Luân từng kể rằng Zeros khi đó đã mất 5 phút để setup vị trí dây chuột cho hợp lý. Nếu cảm giác bị cấn cấn, sai sai, anh sẽ không thể nào thi đấu thoải mái.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thực sự là một nỗi khổ tâm lớn với nhiều game thủ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ ngày càng trở nặng. Người hâm mộ LCK đang thực sự lo lắng về tương lai của người chơi đường giữa tài năng Chovy.
Người hay để điện thoại ở chế độ im lặng có 8 đặc điểm này Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một điều tưởng chừng nhỏ trong cách dùng điện thoại di động có thể tiết lộ nhiều điều về tính cách của một người. 1. Họ sống nội tâm Những người giữ điện thoại ở chế độ im lặng có xu hướng sống nội tâm hơn. Họ coi trọng những suy nghĩ và cảm xúc...