Người hay để điện thoại ở chế độ im lặng có 8 đặc điểm này
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một điều tưởng chừng nhỏ trong cách dùng điện thoại di động có thể tiết lộ nhiều điều về tính cách của một người.
1. Họ sống nội tâm
Những người giữ điện thoại ở chế độ im lặng có xu hướng sống nội tâm hơn. Họ coi trọng những suy nghĩ và cảm xúc bên trong của mình hơn là những lời bàn tán thường xuyên của thế giới bên ngoài. Họ đặt điện thoại ở chế độ im lặn nhằm tạo ra không gian để tự suy ngẫm và suy nghĩ sâu sắc hơn, tránh sự tấn công dồn dập của các thông báo và cuộc gọi.
Điều này không có nghĩa là họ khó gần hoặc xa cách. Các tương tác của họ thường có ý nghĩa và chiều sâu hơn vì họ đã dành thời gian để xử lý, hiểu niềm tin cũng như cảm xúc của chính mình.
Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc tại sao ai đó luôn để điện thoại ở chế độ im lặng, có lẽ họ chỉ đang cho bản thân thêm một chút thời gian để suy nghĩ.
2. Họ trân trọng khoảnh khắc
Nhiều người nhận thấy chất lượng các tương tác thực của mình được cải thiện từ khi họ để điện thoại ở chế độ im lặng và cất chúng đi. Những cuộc trò chuyện hay đơn giản là khoảnh khắc ngắm sự chuyển mình của cảnh vật xung quanh không còn bị làm phiền bởi âm thanh của những thông báo. Họ trở nên vững vàng hơn, ít căng thẳng hơn và có thể tập trung hoàn toàn vào những gì đang xảy ra ngay trước mắt.
3. Họ có năng suất cao
Sự gián đoạn có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm năng suất. Cố gắng làm việc khi xung quanh bạn có rất nhiều người, hoặc những đứa trẻ liên tục gọi bạn…điều đó không hề dễ dàng!
Nhiều người giữ điện thoại ở chế độ im lặng là để loại bỏ những phiền nhiễu này. Họ muốn tập trung hơn vào công việc và đạt được nhiều thành tựu hơn trong thời gian ngắn hơn.
4. Họ coi trọng các kết nối cá nhân
Video đang HOT
Một đặc điểm khác của những người giữ điện thoại im lặng là họ coi trọng các mối quan hệ cá nhân của mình. Họ biết các thiết bị giúp họ kết nối với thế giới nhưng chúng cũng có thể tạo ra rào cản trong các mối quan hệ cá nhân. Những thông báo và cuộc gọi liên tục thường có thể khiến chúng ta mất tập trung vào người ngay trước mặt mình.
Đã bao lần bạn trò chuyện mà thấy đối phương thỉnh thoảng lại liếc nhìn điện thoại của họ? Bằng cách giữ điện thoại ở chế độ im lặng, bạn đang thể hiện sự tôn trọng đối với những gì trước mắt mình và mong muốn nuôi dưỡng những mối quan hệ đó.
5. Họ tự tin
Giữ điện thoại của bạn ở chế độ im lặng như một lời tuyên bố thầm lặng rằng bạn không phải lúc nào cũng có mặt với thế giới và điều đó không sao cả. Họ sẽ trả lời vào thời điểm phù hợp thay vì luôn cảm thấy áp lực bởi email, tin nhắn và cuộc gọi điện thoại đến.
Những người này thường không bị ảnh hưởng bởi những kỳ vọng của xã hội về tính sẵn sàng liên tục. Thay vào đó, họ chọn đặt ra ranh giới và ưu tiên sức khỏe của mình hơn là ép mình phải phản ứng nhanh chóng.
6. Họ tìm kiếm sự yên tĩnh
Trong thế giới luôn phát triển với nhịp độ nhanh này, sự im lặng đã trở nên hiếm hoi. Nhiều người luôn để điện thoại ở chế độ im lặng như một cách tạo ra sự yên tĩnh cho chính mình. Họ hiểu tầm quan trọng của những khoảnh khắc yên tĩnh.
Đối với họ, im lặng không chỉ là không có tiếng ồn. Đó là trạng thái tinh thần yên bình cho phép họ nạp lại năng lượng và trẻ hóa. Họ tạo ra cho mình môi trường yên tĩnh bằng cách tắt tiếng các thiết bị, át đi tiếng ồn của thế giới và tìm nơi trú ẩn bình yên giữa sự hỗn loạn.
7. Họ tôn trọng thời gian riêng tư của họ
Đặt điện thoại ở chế độ im lặng không phải là quyết định dễ dàng bởi xét cho cùng, điện thoại là nguồn sống của chúng ta với thế giới. Nhưng qua nhiều trải nghiệm, bạn sẽ nhận ra mình cần ưu tiên sức khỏe tinh thần của bản thân.
Giữ điện thoại ở chế độ im lặng cho phép bạn tận hưởng khoảng thời gian riêng tư mà không bị gián đoạn. Cho dù đó là đọc sách, tập yoga hay chỉ đơn giản là tận hưởng khoảnh khắc yên tĩnh bên tách cà phê, bạn hoàn toàn có thể đắm mình trong trải nghiệm. Những người đặt điện thoại ở chế độ im lặng tôn trọng thời gian riêng tư của mình.
8. Họ ít lo lắng hơn
Khi điện thoại của bạn luôn ngập trong thông báo, tin nhắn và cuộc gọi nhỡ, bạn cảm thấy thế nào? Lo lắng, căng thẳng, cảm giác bị thúc giục phải nhanh chóng phản hồi…?
Đó là lý do giải thích tại sao những người giữ điện thoại ở chế độ im lặng có xu hướng ít lo lắng hơn. Bằng cách này, họ tự giảm cho mình áp lực phải phản ứng ngay lập tức, từ đó giảm mức độ căng thẳng .
Nhưng điều này không có nghĩa là họ phớt lờ trách nhiệm hoặc cam kết của mình. Họ chọn cách phản hồi theo thời gian và điều kiện riêng của mình, duy trì cảm giác bình tĩnh và kiểm soát cuộc sống.
Đằng sau sự lựa chọn giữ điện thoại ở chế độ im lặng là những hiểu biết sâu sắc hơn về sự cân bằng trong cuộc sống. Trong thời đại mà công nghệ là một phần quan trọng của cuộc sống thì việc ghi nhớ giá trị của không gian, thời gian là điều rất cần thiết.
Vì vậy, lần tới khi bạn thấy ai đó để điện thoại ở chế độ im lặng, đừng cho rằng họ là người chống đối xã hội hoặc xa cách. Thay vào đó, hãy xem nó như một sự lựa chọn có chủ ý, một sự lựa chọn cho sự cân bằng, chánh niệm và bình yên giữa thế giới ồn ào.
Nhờ nhà nội trông cháu, tôi ngã ngửa với lời nói quá quắt của mẹ chồng
Tôi không ngờ gia đình chồng coi trọng chuyện tiền bạc hơn cả tình thương dành cho con cháu.
Vợ chồng tôi cưới nhau cách đây 5 năm, vì vấn đề kinh tế nên kế hoạch một thời gian để ổn định cuộc sống. Sau 3 năm, gia đình hai bên giục giã nhiều nên vợ chồng tôi quyết định sinh con sớm hơn dự định.
Tuy nhiên, chúng tôi không thể có thai tự nhiên. Qua thăm khám, bác sĩ cho biết, sức khỏe sinh sản của hai vợ chồng đều bình thường. Thế nhưng, không hiểu vì sao chuyện có con khó khăn như vậy.
Khi đối diện với áp lực sinh con, chúng tôi đã nhờ đến biện pháp can thiệp để mang thai. Chi phí sau hai lần thực hiện khá lớn, tôi và chồng không còn nhiều tiền tiết kiệm. Thời gian gần đây, công việc của chúng tôi không mấy thuận lợi, lương bị giảm do công ty khó khăn. Vì vậy, số tiền "dắt túi" để lo cho con cũng vơi dần.
Tôi chỉ còn hơn hai tháng nữa là sinh con. Với tình hình tài chính hiện tại, hai vợ chồng nhắc nhau tiết kiệm các khoản chi tiêu không cần thiết. Vì chúng tôi hiểu, sau khi sinh con sẽ có rất nhiều khoản phát sinh mà cha mẹ không thể lường trước được.
Điều khiến hai đứa lo lắng nhất là chuyện ai đảm nhận việc trông con sau khi tôi đi làm lại. Ông bà hai bên đều khỏe mạnh. Thế nhưng, mẹ chồng tôi còn bận buôn bán ở cửa hàng tạp hóa. Còn mẹ đẻ phải chăm sóc ruộng rau và việc buôn bán ở chợ, đây là kế sinh nhai của ông bà.
Mẹ chồng khiến tôi thất vọng và buồn rầu (Ảnh minh họa: IT).
Nhà chồng rất quý con dâu nhưng về chuyện tiền nong khá kỹ lưỡng và tính toán. Tôi cảm thấy trong suy nghĩ nhà chồng, bất cứ chuyện gì cũng có thể quy ra được bằng tiền.
Sau khi sinh con, mẹ đẻ chắc chắn sẽ lên thành phố chăm con gái và cháu khoảng 2-3 tháng. Tuy nhiên, bà không thể ở lâu dài vì còn rất nhiều việc. Trong khi đó, gia đình bên chồng cách nhà tôi chỉ 3km, đi lại sẽ tiện hơn. Tôi luôn quan niệm, con gái lấy chồng gắn bó với nhà nội. Vì vậy, trách nhiệm của nhà chồng nhiều hơn là điều dễ hiểu.
Tôi biết mẹ chồng bận rộn với cửa hàng tạp hóa nhưng khi con dâu sinh đẻ, bà nên có trách nhiệm. Tuy cửa hàng đông khách, vẫn có thể thuê nhân viên bán hàng.
Nếu như kinh tế dư dả có thể thuê được giúp việc, tôi không lo lắng và cậy nhờ ai. Trong hoàn cảnh hiện tại, vợ chồng tôi không còn cách nào khác là nhờ sự giúp đỡ của ông bà hai bên được ngày nào hay ngày đó.
Thời gian dự sinh đang đến gần, tôi nói với bố mẹ chồng về chuyện hỗ trợ bế cháu trong khoảng 6 tháng sau khi con dâu đi làm. Tôi mong muốn mẹ chồng có thể đến căn hộ của vợ chồng tôi một thời gian để trông cháu thuận tiện hơn. Mặc dù kinh tế của vợ chồng tôi không mấy dư dả, lo cho bà ăn 3 bữa đầy đủ không phải là quá sức.
Trái với mong đợi của tôi, mẹ chồng cho rằng, vợ chồng đã sinh con phải có trách nhiệm trông con. Nếu không thể trông con thì nên thuê giúp việc. Trong trường hợp muốn nhờ mẹ chồng trông hộ, mỗi tháng phải trả 6 triệu đồng.
Mẹ chồng cho biết, khi tới trông cháu, việc kinh doanh hàng tạp hóa bị ảnh hưởng. Chưa kể hiện nay, các giúp việc trông trẻ sơ sinh đã nhận mức lương 7-8 triệu đồng, thậm chí cao hơn tùy theo tính chất công việc. Cho nên, mẹ chồng tôi lấy mức tiền công 6 triệu đồng/tháng là thấp hơn thị trường.
Bố chồng tôi đứng về phía mẹ chồng và khẳng định chuyện bế trẻ con không dễ dàng. Vì vậy, bố chồng nhận thấy mẹ yêu cầu như vậy không có gì là sai.
Tôi biết có cố gắng thuyết phục cũng không nhận được sự giúp đỡ từ bố mẹ chồng. Mẹ đẻ của tôi tức giận khi nghe con gái kể lại. Cả gia đình tôi đánh giá, thái độ bên nội như vậy là quá quắt, không thương con.
Có lẽ trên đời này, chỉ mẹ chồng tôi mang suy nghĩ đòi tiền lương khi trông cháu. Tôi không khỏi buồn rầu và thất vọng.
Nếu chấp nhận trả lương cho mẹ chồng, các khoản khác phải giảm triệt để. Thực lòng, tôi không muốn trả lương, vì làm như vậy không khác gì con cái trả phí để mua tình thương mà lẽ ra bố mẹ chồng phải dành cho con cháu trong nhà.
Trước ngày cưới nghe mẹ chồng cũ và mẹ ruột nói chuyện, tôi quyết định hủy hôn Vì tò mò không biết mẹ chồng cũ đến đây làm gì nên tôi không lên tiếng, lẳng lặng đứng gần đó nghe lén. Chồng cũ của tôi là một người đàn ông hiền lành, tốt bụng, xuất thân trong một gia đình đơn thân, điều kiện kinh tế không tốt lắm nhưng cả tôi và bố mẹ đều không quan tâm. Cái...