Nhảy dây để giảm cân, tăng cường sức khỏe mùa dịch
Nhảy dây không chỉ giúp giảm cân mà còn giúp tăng cường sức khỏe và giải tỏa căng thẳng trong những ngày giãn cách xã hội.
Nhảy dây là bài tập vận động toàn diện, tăng khả năng đốt cháy calo. 30 phút nhảy dây có thể đốt cháy tới 450 calo. Ưu điểm của bài tập này là chỉ cần một dụng cụ duy nhất và có thể tập tại bất cứ nơi đâu, ngay cả trong không gian hẹp, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Nhảy dây là bài tập vận động toàn thân hiệu quả trong không gian hẹp.
Giảm mỡ thừa
Theo các chuyên gia thể thao, khi luyện tập nhảy dây, toàn bộ cơ thể đều phải vận động, trong đó các vùng vận động nhiều nhất là cánh tay, bắp đùi, bắp chân và vùng bụng. Nhờ vậy, nhảy dây giúp triệt tiêu mỡ thừa ở các vùng này rất hiệu quả.
Theo các nhà khoa học, nhảy dây trong 30 phút giúp cơ thể tiêu hao 450 calo, nhảy dây liên tục trong 10 phút tương đương với chạy chậm 30 phút hoặc khiêu vũ thể thao 20 phút. Các chuyên gia thể thao nhận định việc thực hiện 80-100 nhịp nhảy/phút tương đương với chạy bộ 10km hoặc đạp xe 30km/h. Ngoài ra, nhảy dây đòi hỏi bạn phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn so với bơi lội hoặc tập aerobic. Có thể coi đây là cách tập luyện mất ít thời gian nhưng lại tiêu hao nhiều năng lượng, giúp đẩy nhanh tốc độ đốt cháy các chất béo trong cơ thể.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Video đang HOT
Nhảy dây có thể được coi như là một bài tập tim mạch, giống như chạy bộ, đạp xe hay chơi bóng… Khi bạn thực hiện các động tác nhún và bật nhảy liên tiếp, bạn sẽ kích thích cơ tim hoạt động nhanh và mạnh hơn, để bơm máu mang oxy tới các tế bào ở từng cơ quan. Nhảy dây thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tránh được nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Giúp xương chắc khỏe
Khi nhảy dây, phần xương quanh bàn chân và mắt cá chân sẽ được tăng cường độ chắc khỏe. Nhảy dây giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa bệnh loãng xương hiệu quả. Theo Hiệp hội Loãng xương Ấn Độ, nhảy dây từ 2 – 5 phút mỗi ngày có thể giúp xương chắc, khỏe hơn và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Đó cũng là lý do mà rất nhiều vận động viên thể thao chuyên nghiệp như cầu thủ bóng đá, bóng rổ luôn nhảy dây trong các bài tập thể lực của mình.
Cải thiện khả năng giữ thăng bằng
Khi nhảy dây, mỗi khi nhảy lên và đáp xuống trong các nhịp nhảy dây, bạn đã phát huy được tối đa khả năng giữ thăng bằng toàn thân. Muốn thử thách hơn nữa, bạn có thể lồng ghép một vài phút nhảy dây trên một chân. Sau một thời gian nhảy dây đều đặn, bạn sẽ thấy tư thế đứng, đi, ngồi của mình thẳng, cân đối hơn. Khi phải mang vác nhiều đồ đạc cồng kềnh, bạn cũng sẽ giữ được thăng bằng tốt hơn người khác.
Giảm căng thẳng
Nhảy dây là bài tập đơn giản để giải tỏa căng thẳng, giải phóng năng lượng tiêu cực sau một ngày làm việc vất vả.
Nên chọn dây có độ dài gập đôi bằng chiều dài từ bàn chân đến nách.
Chuyên gia thể hình lưu ý, khi tập nhảy dây, cần khởi động kỹ phần tay, cổ tay và chân để tránh chấn thương. Để bài tập này mang lại tác dụng tốt, hãy bắt đầu bằng những nhịp nhảy chậm để cơ thể cùng các cơ khớp thích nghi dần trong khoảng 1 – 2 phút rồi tăng dần tốc độ lên 60 – 70 nhịp/phút, nhanh hơn 80 – 100 nhịp/phút. Khi cơ thể đã đi vào tiến độ, cần tăng tốc độ nhảy dây lên sau mỗi ngày để tiêu hao nhiều năng lượng hơn, đốt cháy nhiều mỡ thừa hơn. Sau khi luyện tập, nên xoa bóp để giúp các cơ thư giãn, tạo cảm giác thoải mái.
Lợi ích của bài tập nhỏ trong giảm cân
Những bài tập nhỏ, thực hiện trong thời gian ngắn có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất béo lên 43%.
Khi bạn không có thời gian tập thể dục, những hoạt động ngắn sẽ hữu ích trong việc giữ dáng, theo Eating Well .
Những bài tập nhỏ như 20 giây nhảy xổm, leo cầu thang, gập bụng hoặc chạy nhanh trong 60 giây... giúp tăng cường thể lực.
Những bài tập nhỏ, thực hiện trong thời gian ngắn hữu ích đối với nhóm người bận rộn. Ảnh: @stevecook, @jordanyeohfitness.
Tiến sĩ Martin Gibala, hiện công tác tại Đại học McMaster ở Ontario, cho biết: "Tăng cường các bài cardio giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim".
Một nghiên cứu của Martin Gibala được công bố trên tạp chí European Journal of Applied Physiology , các thanh niên đạp xe nhanh nhất có thể trong 20 giây. Những người tham gia lặp lại bài tập nhỏ 3 lần/ngày, cách nhau 1-4 giờ nghỉ ngơi. Sau 6 tuần, khả năng vận động của họ cải thiện 9%.
"Những lý do chính xác bài tập nhỏ có tác dụng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, chúng có thể cải thiện khả năng bơm máu của tim, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Đồng thời, thói quen tập các bài nhỏ giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm chất béo trung tính", tiến sĩ Martin Gibala nhận định.
Tập luyện trong 75-125 phút mang lại kết quả khác biệt khi so sánh với các lợi ích mà bài tập nhỏ mang lại. Tuy nhiên, thực hiện các động tác nhỏ có thể là giải pháp thay thế cho những người bận rộn.
Bất kỳ bài tập nào cũng tốt hơn thói quen không vận động. Ảnh: The Good Men Project.
Tiến sĩ Martin Gibala khẳng định: "Thông điệp chính là bất kỳ bài tập nào cũng tốt hơn không tập luyện. Mọi thứ đều mang lại kết quả". Đối với những người ngồi máy tính nhiều, đứng dậy tập luyện trong thời gian ngắn có thể phá vỡ thói quen ít vận động.
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy nhóm người chạy nước rút 4 giây mỗi giờ trong ngày làm việc (tổng 160 giây/ngày) có mức chất béo trung tính thấp hơn 31%. Khả năng chuyển hóa chất béo của họ tăng lên 43% vào ngày hôm sau.
Kinh nghiệm ăn sạch, giảm mỡ, tập yoga tại nhà Trong kỳ giãn cách, nhiều người chọn duy trì thói quen vận động và ăn uống sạch để khỏe mạnh và giữ dáng. Trong kỳ giãn cách, nhiều người chọn duy trì thói quen vận động và ăn uống sạch để khỏe mạnh và giữ dáng. Khi tất cả phòng gym đều đóng cửa, không ít người ưa vận động vẫn duy trì...