Người cao tuổi ăn gì để khỏe mạnh trong đại dịch?
Bố tôi năm nay 65 tuổi, mắc tăng huyết áp, gần đây hay chán ăn, mệt mỏi. Tôi nên bổ sung và chế biến thực phẩm thế nào để giúp bố tăng đề kháng?
Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi chế độ dinh dưỡng và cần lưu ý gì thêm để đảm bảo sức khỏe cho bố trong đại dịch này. (Nguyễn Minh Quân, 30 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội).
Trả lời:
Người cao tuổi là đối tượng nguy cơ cao mắc Covid-19, đặc biệt là người có bệnh lý nền. Để chung sống an toàn với Covid-19, người cao tuổi ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế (thông điệp 5K và tiêm phòng), cần kiểm soát tốt bệnh lý nền, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì tập luyện, giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan. Cụ thể:
Gia đình cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng đa dạng thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày bao gồm nhóm ngũ cốc (250- 300 g), nhóm chất đạm (thịt, cá, tôm, đậu, đỗ, lạc… 150-200 g, cân đối đạm động vật và thực vật), nhóm chất béo (nên sử dụng dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu, mỡ cá: 20-25 g), nhóm rau xanh: 200-300 g, quả chín: 200-300 g.
Không nên ăn nhiều đường, nhiều muối, mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 20 g đường, lượng muối dưới 6g/ngày (tương đương dưới 8 g bột canh, 30 ml nước mắm). Ăn các thực phẩm nhiều vitamin nhóm A, C, E giúp tăng cường miễn dịch, có nhiều trong các loại hoa quả và rau xanh (cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, cà rốt, rau ngót, ớt chuông, rau chân vịt…).
Tổ chức bữa ăn vui vẻ trong gia đình để cải thiện không khí. Người cao tuổi nên ăn từ từ, chậm rãi giúp tăng cảm giác ngon miệng, đạt nhu cầu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa thức ăn.
Uống đủ nước, nhu cầu 30-35 ml/kg, bao gồm nước lọc, sữa, nước canh… Uống nước sạch, ấm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày để giữ ẩm cổ họng, không uống nước nhiều trước khi đi ngủ.
Hạn chế các món ăn chứa đường hấp thu nhanh như nước ngọt, nước có ga, bánh kẹo ngọt và các món ăn chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối, mỳ tôm, các món kho mặn, nước dùng bún phở… để phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp.
Trường hợp đã mắc các bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận… như bố của bạn, cần liên hệ với chuyên khoa dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng chi tiết hơn.
Ngoài ra, người cao tuổi cần duy trì tập luyện hàng ngày. Ưu tiên các hoạt động tiếp xúc ánh nắng mặt trời, tối thiểu 30 phút mỗi ngày giúp tổng hợp vitamin D, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ loãng xương, nguy cơ ngã ở người cao tuổi. Nếu trong giai đoạn dịch hạn chế ra ngoài nên tập các bài tập tại nhà như yoga, dưỡng sinh, thái cực quyền, đứng lên ngồi xuống, tập các bài tập thăng bằng.
Duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh stress giúp tăng cường miễn dịch, đảm bảo khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần giúp phòng chống dịch bệnh.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Liên Hạnh
Phụ trách khoa dinh dưỡng & tiết chế , Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Video đang HOT
Vắc xin phòng COVID-19 của công ty Moderna: Ai nên tiêm chủng trước, ai không nên tiêm và khuyến cáo liều dùng?
Vắc xin Moderna có an toàn không, hiệu quả phòng ngừa COVID-19 như thế nào? Những đối tượng nào được chỉ định tiêm?
Ngày 10-7, Bộ Y tế đã tiếp nhận hơn 2 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ thông qua cơ chế Covax Facility. Ngay sau đó, 1 triệu liều trong số này đã được chuyển thẳng vào thành phố Hồ Chí Minh.
Vậy, vắc xin Moderna có hiệu quả phòng ngừa COVID-19 như thế nào? Những đối tượng nào được chỉ định tiêm?
Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược về Tiêm chủng của WHO (SAGE) đã ra Khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vắc xin mRNA-1273 của Moderna phòng COVID-19 ở người từ 18 tuổi trở lên.
Dưới đây là những thông tin quan trọng bạn cần biết về vắc xin phòng COVID-19 của công ty Moderna (mRNA-1273).
1. Ai nên được tiêm chủng trước?
Cũng như mọi vắc xin phòng COVID-19, nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm chủng.
Khi có thêm vắc xin, cần bổ sung các nhóm ưu tiên tiêm chủng, chú ý tới những nhóm những người bị ảnh hưởng không cân xứng bởi COVID-19 hay mất công bằng về sức khỏe.
2. Những ai khác có thể tiêm chủng vắc xin?
Các bệnh đi kèm (bệnh nền) được nghiên cứu trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 bao gồm bệnh phổi mạn tính, bệnh lý về tim, béo phì nặng, đái tháo đường, bệnh gan và nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Khuyến cáo tiêm chủng cho nhóm những người mắc các bệnh nền này bởi các bệnh nền này được xác định làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nặng.
Mặc dù cần phải có thêm các nghiên cứu ở người bị suy giảm miễn dịch, nhưng người trong nhóm này - nhóm được khuyến cáo tiêm chủng - có thể được tiêm sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.
Người chung sống với HIV có nguy cơ cao bị mắc COVID-19 nặng. Những người dương tính với HIV được tiêm vắc xin cần được cung cấp thông tin và tư vấn.
Có thể tiêm chủng vắc xin cho những người đã từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, những người này có thể hoãn tiêm chủng phòng COVID-19 khoảng 6 tháng kể từ thời gian bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2.
Hiệu quả vắc xin được đánh giá là tương tự trên phụ nữ trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ và những người trưởng thành khác. WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin ở phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ tương tự như ở người trưởng thành khác. WHO không khuyến cáo dừng cho con bú sữa mẹ vì lý do tiêm phòng COVID-19.
3. Phụ nữ mang thai có nên tiêm chủng không?
WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. Để giúp phụ nữ mang thai đưa ra đánh giá này, cần cung cấp thông tin cho họ về nguy cơ mắc COVID-19 trong thời kỳ mang thai cũng như lợi ích của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tễ của địa phương, và những hạn chế hiện tại về số liệu an toàn ở phụ nữ mang thai.
WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng. WHO không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng Covid-19.
4. Ai không nên tiêm chủng vắc xin?
Những người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin không nên dùng loại vắc xin này hay vắc xin mRNA khác.
Mặc dù khuyến cáo tiêm chủng cho người cao tuổi do nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng và tử vong, nhưng những người cao tuổi rất yếu tiên lượng còn sống thêm dưới 3 tháng nữa cần được đánh giá cụ thể theo từng trường hợp.
Không dùng vắc xin này ở những người dưới 18 tuổi do chưa có kết quả từ các nghiên cứu thêm.
5. Khuyến cáo liều dùng như thế nào?
SAGE khuyến cáo sử dụng vắc xin mRNA-1273 Moderna theo lịch tiêm 2 liều (100g, 0,5 ml mỗi liều) cách nhau 28 ngày. Nếu cần, khoảng cách giữa các liều có thể kéo dài tới 42 ngày.
Các nghiên cứu cho thấy tác động y tế công cộng cao khi khoảng cách giữa các mũi tiêm dài hơn khoảng cách do EUL khuyến cáo. Theo đó, các nước có tỷ lệ mắc COVID-19 cao và thiếu hụt trầm trọng cung ứng vắc xin có thể cân nhắc trì hoãn liều 2 tới 12 tuần để đạt được tỷ lệ bao phủ tiêm mũi đầu cao hơn ở các nhóm ưu tiên cao.
Khuyến cáo tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ và cùng loại vắc xin cho cả 2 liều.
6. Vắc xin này có an toàn không?
Ngày 30 tháng 4, WHO phê duyệt vắc xin Moderna vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO (EUL) đánh giá chất lượng, sự an toàn và hiệu lực của vắc xin COVID-19, và là điều kiện tiên quyết để cung ứng vắc xin theo cơ chế COVAX Facility.
Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã đánh giá kĩ lưỡng số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu lực của vắc xin COVID-19 Moderna và cho phép lưu hành sử dụng ở tất cả các nước thuộc Liên minh Châu Âu.
SAGE khuyến cáo tất cả những người được tiêm vắc xin cần được theo dõi ít nhất 15 phút sau tiêm. Những người gặp phản ứng dị ứng nặng ngay trong liều đầu thì không nên tiêm liều tiếp theo.
Đánh giá tính an toàn lâu dài bao gồm các hoạt động như tiếp tục theo dõi những người tham gia thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu cụ thể và tiếp tục giám sát các hiệu ứng thứ phát hay các biến cố bất lợi ở những người được tiêm trong giai đoạn tiêm đại trà.
Ủy ban Tư vấn toàn cầu về An toàn vắc xin là nhóm các chuyên gia cung cấp hướng dẫn độc lập và xác đáng cho WHO về nội dung sử dụng vắc xin an toàn, tiếp nhận và đánh giá các báo cáo về các sự cố an toàn nghi ngờ có tác động quốc tế.
7. Vắc xin này có hiệu lực như thế nào?
Vắc xin Moderna cho thấy hiệu lực bảo vệ khoảng 94,1% đối với COVID-19, hiệu lực bảo vệ bắt đầu 14 ngày sau khi tiêm liều đầu.
8. Vắc xin này có hiệu lực với các biến thể mới không?
Dựa trên các bằng chứng ở thời điểm hiện tại, các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2, bao gồm B.1.1.7 và 501Y.V2, không làm thay đổi hiệu quả của vắc xin mRNA Moderna. Cần tiếp tục theo dõi, thu thập và phân tích số liệu về các biến thể mới và tác động của chúng đối với hiệu quả chẩn đoán, điều trị và vắc xin COVID-19.
9. Vắc xin này có phòng ngừa việc nhiễm và lây truyền vi rút không?
Chúng ta chưa thể biết vắc xin này có phòng ngừa được việc nhiễm và ngăn chặn lây truyền vi rút hay không. Khả năng miễn dịch kéo dài trong vài tháng nhưng chưa thể biết toàn bộ thời gian miễn dịch kéo dài bao lâu. Các câu hỏi quan trọng này đang được nghiên cứu.
Đồng thời, chúng ta vẫn phải duy trì các biện pháp y tế công cộng hiệu quả: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay, vệ sinh hô hấp và quy tắc che miệng khi ho, tránh tụ tập đông người, và đảm bảo thông khí tốt.
Đây là căn bệnh cần điều trị dự phòng, đừng để bị rồi mới hối thì đã muộn! Đặc biệt, nếu trong nhà bạn có người cao tuổi thì càng không thể bỏ qua cách điều trị dự phòng căn bệnh này nhé! Tai biến mạch máu não cần điều trị dự phòng, đừng để bị rồi mới hối thì đã không kịp Theo BS Vũ Thị Khánh Vân (Nguyên trưởng khoa A9, Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội),...