Món Tết ba miền
Do sự khác biệt về thời tiết, phong tục tập quán mà mỗi vùng miền đều có những món ăn ngày Tết đặc trưng với hương vị khó quên.
Tết có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống người Việt vì đây là dịp người thân đoàn tụ, những người con xa xứ trở về quê sau một năm tha hương, là dịp bạn bè gặp gỡ hàn huyên, dịp để thăm viếng nhau khi công việc tạm rảnh rỗi. Vì vậy, việc chuẩn bị những món ăn ngày Tết vô cùng quan trọng.
Mâm cỗ Tết miền Bắc rất tinh tế, là sự phối hợp hài hòa của các món ăn, giữa món nước và món khô, giữa thịt và rau. Đầu tiên là bánh chưng xanh được gói bằng thứ gao nếp thơm dẻo với màu xanh mướt mắt. Bánh chưng xanh thường ăn với dưa hành, vừa làm tăng hương vị, lại “chống” ngán. Kế đến là thịt đông – món ăn khá lạ lùng: vốn nguội lạnh, lại ăn trong tiết trời lạnh giá và kèm với dưa cải chua mới ngon. Ngoài ra, còn có đĩa xôi ăn với gà luộc rắc lá chanh, giò lụa, giò xào, nem rán, kem đĩa nộm nhiều rau củ để bữa cỗ thêm ngon miệng. Món nước cũng không kém phần phong phú: nào giò heo hầm với măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà, rôi bát mọc nước. Người ta còn chuẩn bị thêm nồi cá chép hoặc cá trắm kho riềng, nồi thịt bò kho quế, món nào cũng đậm đà hương vị.
Người miền Trung chuộng sự cầu kỳ tỉ mỉ nên món Tết được chăm chút kỹ lưỡng. Miền Trung không có bánh chưng mà là bánh tét, được gói bằng lá chuối theo hình trụ, ăn với dưa món (củ cải, cà rốt, dưa leo ngâm trong nước mắm đường). Nhiều món nguội như chả, nem chua, tré, hay gỏi. Đặc biệt, mâm cỗ Huế không thể thiếu món tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, gỏi vả. Tết ơ miên Trung còn có món bò nấu thưng, thịt nạc rim và đặc biệt là món giò heo hon, giò heo ướp nghệ tươi giã nát, nấu liu riu đến khi mềm, cho thêm đậu phộng đã bóc vỏ, vừa béo vừa thơm, ăn với xôi trắng rất hợp.
Món ăn Tết miền Nam vô cùng phong phú. Bánh tét không chỉ có nhân thịt heo đậu xanh mà còn biến tấu thành nhiều kiểu như bánh tét chay (chỉ có đậu đen, dừa nạo trộn với nếp); bánh tét ngọt (nhân đậu xanh hay nhân chuối); bánh tét nhân thập cẩm (tôm khô, trứng muối, lạp xưởng, nấm đông cô…), đặc biệt là bánh tét lá cẩm, lá gấc, bánh tét ngũ sắc. Ngoài ra, Tết ở miền Nam không thể thiếu nồi thịt kho tàu. Thịt phải là miếng ba rọi ăn mới không khô, kho với trứng vịt và nước dừa xiêm, miếng thịt mềm rục mà không nát, ăn kèm với dưa giá cải chua. Khổ qua hầm thịt cũng là món đặc trưng ngày Tết của người miền Nam. Người ta ăn khổ qua với mong ước năm mới Tết đến mọi sự khổ cực đều qua đi, mang lại niềm may mắn cho cuộc sống. Nem bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi gà xé phay trộn củ hành, củ kiệu chua, tôm khô kiệu chua cũng là những món ăn Tết thường có. Nếu ngán những món quá nhiều thịt mỡ, người ta làm cá lóc nướng hay hấp, cuốn với bánh tráng, vừa bổ sung thêm rau xanh, vừa dễ ăn.
Ngày nay, do sự giao thoa về văn hóa, mâm cỗ Tết mỗi miền có thể thêm sự góp mặt của món ăn miền khác, tùy theo sở thích của gia đình. Vì vậy, món ăn ngày Tết ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và ngon miệng hơn.
Theo PNO
6 món dưa muối ăn Tết ba miền
Đó là những món dứa muối giản dị, giòn ngon nhưng không thể thiếu trong dịp tế của cả 3 miền.
Dưa kiệu
Dưa kiệu có vị chua chua, giòn giòn chắc chắn sẽ là món ăn kèm chống ngán rất tuyệt cho dịp Tết.
Có nhiều cách làm dưa kiệu, mời các bạn thử một cách ướp dưa kiệu với đường cho lên men tự nhiên không cần dùng giấm nhé!
Nguyên liệu:- 1 kg kiệu- 2 muỗng canh muối hột- 1 muỗng cà phê phèn chua- Giấm trắng- 350g đường
Cách làm:
- Ngâm kiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng). Xả nhiều lần.
- Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi 1 nắng. Xả nhiều lần. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo.
- Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). Rửa qua nước cho sạch bụi, để ráo.
- Chuẩn bị một chén giấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua giấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu. Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.
- Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có bắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn. Cách này lâu ăn được nhưng bù lại để được lâu hơn cách ngâm giấm. Nếu muốn nhanh ăn được (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường).
Video đang HOT
Tùy độ chua của giấm mà gia giảm đường. Mình sử dụng giấm nuôi, không sử dụng giấm gạo nên độ chua vừa phải, giấm gạo để lâu dưa kiệu sẽ bị vàng.
Dưa hành
Để muối hành có độ chua chua, giòn giòn và không bị hăng cũng cần biết cách đấy nhé chị em.
Nguyên liệu:- Hành tím: 500 gr- Đường, muối, dấm trắng- Nước lọc, nước vo gạo.
Thực hiện:
- Hành tím khi mua về các bạn cho vào nước vo gạo, ngâm qua đêm là tốt nhất.
- Sau đó bóc sạch vỏ hành và rửa qua bằng nước lạnh vài lần cho hành sạch.
- Tiếp tục cho hành vào nước lọc ngâm khoảng nửa ngày.
- Trong thời gian chờ ngâm hành thì các bạn pha hỗn hợp gồm: nước lọc (lượng vừa đủ để ngâm 500 gr hành), 5 thìa đường, 4 thìa dấm, 1,5 thìa muối và đun sôi. Khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp và để nguội ở mức ấm ấm.
- Tráng sạch lọ thủy tinh đựng hành qua nước sôi nóng già để tránh hành muối bị nổi váng.
- Hành sau khi đã ngâm đủ thời gian, vớt ra để ráo nước rồi xếp vào lọ, cùng với ớt tươi (nếu thích có vị cay nhiều thì thái lát ớt cho vào), đổ hỗn hợp nước ấm bao gồm đường, dấm, muối cho ngập hết mặt hành.
- Đậy kín lọ hành, sau khoảng 7 ngày là có thể ăn được.
- Nếu hành muối bị quá chua thì trước khi ăn các bạn trộn thêm 1 chút đường, muối cho vừa miệng ăn rồi xóc đều.
Ngày Tết ăn dưa hành kèm với bánh chưng, thịt gà là nhất.
Dưa góp
Vị chua chua, giòn giòn của món dưa góp sẽ khiến mâm cỗ ngày Tết đỡ ngán.
Nguyên liệu:- Cà rốt- Su hào- Dưa chuột- Tỏi- Muối, đường, giấm, nước mắm
Cách làm:
- Cà rốt các bạn nạo vỏ rồi xắt sợi dài.
- Su hào cũng lột vỏ và xắt sợi.
- Cho su hào, cà rốt vào bát, rắc 1 chút muối tinh rồi xóc đều. Su hào, cà rốt sẽ tiết ra nước, chắt bỏ phần đó đi các bạn nhé. Mục đích của việc làm này là để cho su hào và cà rốt được giòn hơn.
- Dưa chuột sau khi đã ngâm nước muối pha loãng được khoảng 20 phút, các bạn vớt ra để ráo, bỏ ruột và cũng xắt sợi giống như su hào, cà rốt. Riêng dưa chuột không cần nạo vỏ các bạn nhé, để dưa giòn và giữ được màu sắc đẹp.
- Cho su hào, cà rốt, dưa chuột vào 1 hũ thủy tinh. Đun sôi hỗn hợp nước gồm: nước, dấm, đường, nước mắm theo tỉ lệ 1:1:1:1. Thả tỏi đập dập hoặc thái lát mỏng vào, đợi hỗn hợp thật nguội mới từ từ chế vào lọ thủy tinh đựng dưa góp.
Sau khoảng 1 ngày là các bạn có thể dùng được. Vào mùa đông, dưa góp có thời gian sử dụng là 1 tuần, nếu cất cả lọ vào trong tủ lạnh thì sẽ bảo quản được lâu hơn.
Dưa góp có vị giòn, chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, Tết này các bạn hãy chuẩn bị 1 lọ dưa góp thật ngon cho gia đình nhé!
Dưa món
Dưa món là thức ăn kèm cùng với thịt rim ngày Tết để đỡ ngán của người miền Trung.
Bữa cơm ngày Tết thường có nhiều thịt, giò, chả, xôi, bánh chưng... phần lớn là các món ăn đều gây ngán. Chính vì thế, dưa món là thứ ăn kèm "cứu cánh" cho bữa cơm nhiều đạm. Nó giúp bữa cơm ngày Tết của người miền Trung vừa ngon hơn, hấp dẫn hơn mà vẫn luôn lưu giữ được nét cổ truyền trong mâm cỗ.
Nguyên liệu:- 01 kg hành ta (mua loại chưa thật khô)- 02 thìa canh vừa phải muối biển - 01 thìa cà phê đường trắng
Cách làm:
- Hành mua về ngâm với nước vo gạo khoảng 1 ngày.
- Sau đó bóc bớt vỏ, rửa thật sạch, tiếp tục ngâm với nước gạo (nước gạo mới) thêm khoảng 1 ngày để giảm bớt vị cay và đắng của hành.
- Su hào gọt vỏ, bỏ phần già (nếu có). Cà rốt cạo vỏ rửa sạch để ráo nước. Su hào và cà rốt cắt thành miếng dài khoảng 3 cm, rộng hơn 1 cm , dày 1 cm.
Sau khi ngâm nước gạo lần 2 tiếp tục rửa sạch hành, để ráo nước
Muối hành
- Cho nước sôi để nguội, muối biển, đường trắng vào cái lọ khuấy thật đều, đổ hành vào lọ cùng với các nguyên liệu (Nước nên ngập hành khoảng hơn 01 đốt ngón tay). Khi cho hành vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt hành).
Muối su hào, cà rốt
- Cho nước sôi để thật nguội cùng muối biển vào lọ khuấy thật đều và cho su hào, cà rốt vào lọ (nước phải ngập su hào, cà rốt khoảng hơn 01 đốt ngón tay). Khi cho cà rốt, su hào vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt su hào. (Su hào và cà rốt muối khoảng thời gian 2 ngày là ăn được, không cần muối thời gian dài vì su hào, cà rốt nhanh chua).
Dưa món của người miền Trung khá giống với dưa góp của người Bắc nhưng khi ăn, người miền Trung sẽ vớt hành, su hào, cà rốt rồi trộn cùng với tương ớt, mỳ chính hoặc trộn cùng với tỏi, bột tiêu, đường. Chỉ một chút khác lạ trong cách pha trộn nguyên liệu cũng làm nên nét độc đáo trong món ăn giản dị này.
Dưa giá đỗ
Dưa giá là một món ăn kèm không thể thiếu trong các bữa cơm ngày Tết của người Miền Nam. Vị chua dịu của dưa giá giúp kích thích vị giác và nhờ đó mà trung hòa bớt vị mặn của các món kho, lại cung cấp nhiều chất xơ nữa đó.
Nguyên liệu:- 200g giá- 1/2 củ cà rốt (khoảng 30g)- 30g hẹ
Cách làm:
- Hẹ rửa sạch, cắt khúc.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi.
- Giá rửa sạch.
- Nước ngâm: 250ml nước chín, 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe muối, khuấy tan, nêm thấy vị lợ lợ, nhàn nhạt.
- Cho giá, hẹ, cà rốt vào nước ngâm, trộn đều. Đậy lại. Để nửa ngày hoặc 1 ngày là chua vừa ăn.
Nếu muốn nhanh ăn được thì trộn dưa đều, khi dọn ra thì rưới thêm ít dấm cho có vị chua nhẹ. Cách làm dưa giá đơn giản, nhanh ăn được hơn các loại dưa muối khác, dùng kèm với các món kho (thịt kho, cá kho) rất hợp, kích thích vị giác, cung cấp chất xơ và cân bằng vị mặn đậm đà của món kho.
Dưa cai thao
Ngoai dưa kiêu hay dưa mon ăn trong dịp Tết, còn có món dưa rât dê lam va cung rât ngon, đo la cai thao muôi kiêu kim chi.
Mâm cơm ngay Têt vơi cac mon ăn câu ky nhiêu đam va nhiêu dâu mơ se khiên chung ta cam thây ngan va không con ngon miêng nưa. Đo la ly do vi sao trong bưa ăn ngay Têt thương phai co cac mon dưa muôi hay mon goi, môt cach cân băng khâu vi va dinh dương rât hiêu qua. Cach lam dưa nay đơn gian hơn lam kim chi rât nhiêu, nhưng thanh qua thi hâp dân không kem.
Nguyên liêu:- Cai thao: 500 gram- Ca rôt: 1 cu vưa- 1 nhanh gưng nho, ơt trai, hanh la, ơt bôt, toi- Gia vi: muôi, đương, nươc măm ngon
Thưc hiên:
- Cai thao tach tưng la, rưa sach vơi nươc muôi, đê rao nươc.
- Xăt cai thao thanh tưng lat xeo vưa ăn (như nâu canh).
- Ca rôt got vo, rưa sach, xăt lat mong, co thê tia thanh hinh hoa mai cho đep.
- Gưng bo vo, xăt lat mong. Hanh la căt khuc. Toi ơt băm nhuyên, chưa lai vai trai ơt đê nguyên.
- Trôn chung tât ca cac nguyên liêu trên vơi muôi, đương va ơt bôt. Nêm măn măn, ngon ngot la đươc. Thêm xiu nươc măm ngon.
- Đê dưa cai thao khoang vai giơ, khi dưa ra nươc xâm xâp thi cho vao keo thuy tinh, đây kin năp.
- Sau đó đê dưa khoang 1-2 ngay cho lên men. Cât vao tu lanh ăn dân.
- Mon dưa cai thao muôi kiêu kim chi nay cân băng giưa cac vi măn, ngot, chua va cay, kich thich vi giac, giup cho bưa ăn thêm ngon miêng
Co thê ăn kem dưa cai thao vơi thit kho hôt vit, cac mon cơm chiên hoăc cac mon nương như bach tuôc nương, sươn nương muôi ơt... đêu rât ngon.
Theo Eva
[Chế biến] - Món Hoàng long Món ăn đơn giản nhưng bài trí cầu kỳ phù hợp với bữa tiệc đầu xuân của mỗi gia đình. Long thuộc một trong tứ linh (long, lân, quy, phụng) như lời cầu chúc đầu năm được may mắn an lành. Đầu bếp Nguyễn Duy Phương (Nhà hàng H3, Đồng Nai, Q.10, TP.HCM) sẽ hướng dẫn cách làm món ngon độc đáo này....