Mâm cơm cuối tuần “đẹp mê đắm” của mẹ đảm Sài Gòn, ai nhìn cũng ưng ngay!
Cuối tuần rảnh bày vẽ một chút cho mâm cơm gia đình thêm hấp dẫn, các mẹ cùng tham khảo nhé!
Mâm cơm hôm nay gồm có các món:
- Đậu que xào thịt bò
- Tráng miệng: Dưa hấu
Cách làm
1. Đậu que xào thịt bò
Đâu que rưa sach căt vưa ăn, đê rao sau đo cho vao luôc sơ cung ti muôi, vơt ra thả vao bát nươc sôi đê nguôi.
Video đang HOT
Phi toi cung dâu ăn cho thơm rôi cho thịt vào xào, nêm ít gia vị cho vừa ăn sau đó cho tiếp đâu vao xao trên lưa lơn va nhanh, nêm ti hat nêm. Tăt bêp va trut ra đia sau khi đâu chin.
2. Cá chim chiên vàng
Cá chim mua về làm sạch rồi chiên vàng đều là hoàn tất rồi nhé!
3. Xôi ngũ sắc
Chia nếp ra làm 5 phần. Từng phần sẽ được ngâm với nước hoa đậu biếc, nước hạt hoa dành dành, nước ép lá dứa, nước ép củ dền và nước của lá cẩm. Sau 2h bạn chắt bỏ nước, để ráo và trộn đều lại rồi cho vào chõ hấp.
Hòa nước cốt dừa đậm đặc với một ít muối và đường, khi xôi gần chín thì rưới nước cốt dừa đã hòa vào trộn thật đều tay. Khi xôi chín là bạn đã có phần xôi ngũ sắc dẻo thơm rồi!
4. Thịt ba chỉ kho tiêu
Thịt cắt nho vưa ăn, băc nồi nươc sôi co it muôi trung sơ, rưa lai băng nươc lanh, đê rao. Làm nóng chút dầu ăn trên chảo, chiên vang phần thịt.
Trong luc chiên, hoa hôn hơp xôt: 2 muông canh nươc, 2 muông canh đương, 2 muông canh nươc côt me, 1 muông ca phê toi băm nhuyên, 1/2 muông ca phê ơt, 1/2 muông ca phê bôt ngot, trôn đêu. Khi thịt vang, chăt phân dâu trong chao ra, cho nươc xôt đa pha vao, văn nho lưa. Rim đên khi nươc xôt keo lai la hoan tât.
5. Canh bắp cải cà rốt nấu mọc
Bắp cải và cà rốt cắt vừa ăn rồi rưa sach, moc sông mua vê vo viên. Băc nồi nươc sôi, cho it hat nêm vao, sau đo thêm mọc vo viên rồi thêm tiếp bắp cải và cà rốt đã để ráo vào, khi chin nêm nêm lai vưa ăn rôi rắc hanh ngo căt nho lên, tăt bêp.
6. Chè trôi nước
Bột nếp chia ra làm 5 phần. Chuẩn bị 5 phần màu được pha từ nước hoa đậu biếc, nước hạt hoa dành dành, nước ép lá dứa, nước ép củ dền và nước của lá cẩm. Nêm ít đường và muối vào mỗi chén nước màu trên rồi cho lần lượt vào lò vi sóng hâm nóng. Cho phần màu vào từng phần bột trộn đều, đậy kín và để bột nghỉ trong 15′.
Chuẩn bị nhân: Đậu xanh sau khi ngâm khoảng 8h nhớ vo sạch rồi đem đi nấu chín. Xay đậu xanh nhuyễn, rồi cho vào chảo không dính sên với đường và muối đến khi đậu đặc dẻo lại. Khi đậu còn ấm vo viên và bọc lớp bột đã chuẩn bị rồi luộc chín bằng nước sôi có ít muối.
Nấu nước đường với gừng theo khẩu vị, khi nước đường sánh lại cho một ít lá dứa được cột gọn vào nồi để nước được thơm. Vớt từng viên chè đã luộc cho vào nước đường đun sôi lại và tắt bếp.
7. Tráng miệng: Dưa hấu
Theo Nhịp Sống Việt
Món ngon trong chợ phiên Mù Cang Chải
Chỉ cần dạo một vòng quanh chợ, bạn có thể bắt gặp những món ăn đậm đà bản sắc đất Tây Bắc như xôi ngũ sắc hay pa pỉnh tộp - món cá nướng của người Thái.
Khi thưởng thức, thực khách có thể cảm nhận được vị dẻo của nếp nương, kèm theo mùi hương thoang thoảng, dịu nhẹ của lá hoặc nguyên liệu chế biến cùng. Ảnh: Minh Đức.
Du khách đến các vùng núi phía Bắc Việt Nam, đừng quên ghé chân vào các khu chợ phiên để khám phá ẩm thực địa phương. Dưới đây là một số món ngon mọi người dễ tìm thấy ở Mù Cang Chải, Yên Bái.
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là món ăn phổ biến trong các dịp lễ tết của đồng bào Tây Bắc, đặc biệt với người Thái tại Yên Bái. Tùy theo nhu cầu mà người chế biến có thể sử dụng nhiều hoặc ít màu đi. Bạn có thể thấy các màu phổ thông của món xôi ngũ sắc như: trắng, đen, tím, vàng.
Sự tài tình của người dân tộc là biết sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để nhuộm màu cho xôi. Với màu trắng, người ta chỉ đơn giản dùng gạo nếp đồ lên. Màu xanh, đỏ được làm từ cây cơm xôi xanh, cơm xôi đỏ. Với loại màu đen hay tím, người nấu dùng lá cây gùn để ngâm gạo, tùy vào mức độ pha mà ra được màu sắc.
Bánh chưng đen
Không cầu kì về hình thức, những chiếc bánh chưng "ăn chơi" cho người đi chợ vẫn giữ được hương vị truyền thống vốn có. Ảnh: Minh Đức
Bánh chưng đen là món ăn độc đáo của người Thái Mường Lò tại tỉnh Yên Bái. Thông thường, bánh chưng chỉ được làm trong dịp tết như người Kinh, nhưng nếu may mắn, bạn vẫn thấy món này trong các phiên chợ vùng cao.
Điều đặc biệt của bánh chưng đen là hình dáng của bánh và màu sắc. Người Thái gói bánh chưng hình trụ, hoặc gấp lá như bánh tẻ ở dưới xuôi. Gạo nếp nương được ngâm với lá cây núc nác để có màu đen đặc trưng. Các nguyên liệu đều được chọn lọc cẩn thận, bao gồm lá dong rừng, thịt lợn rừng hoặc lợn cắp nách. Khi ăn, bánh sẽ được cắt thành từng khoanh nhỏ hoặc ăn nguyên cả chiếc.
Cá suối nướng pa pỉnh tộp
Cá nướng (pà pỉnh tộp) là món ăn mà nhiều du khách muốn thử nhất trong các phiên chợ vùng cao. Ảnh: Minh Đức
Nhắc tới ẩm thực người Thái không thể thiếu cá nướng pa pỉnh tộp. Tên gọi độc đáo này nghĩa là "cá gập nướng" trong tiếng Thái. Họ thường chỉ sử dụng cá chép suối để nướng. Người nấu dùng các nguyên liệu đặc trưng trong ẩm thực Thái như quả mắc khén, gừng, tỏi, rau thơm để ướp vào thịt cá.
Cá được đặt lên than hoa nướng trực tiếp hoặc kẹp vỉ. Thịt cá suối mềm, ngọt thơm, không bị bở và khô. Hương vị của cá hòa quyện với các loại gia vị khiến cho món ăn trở nên đặc biệt, đọng lại trong tâm trí thực khách.
Gà nướng lá mắc mật ăn kèm với chẳm chéo
Bạn có thể kết hợp chẳm chéo làm gia vị chấm khi ăn với xôi ngũ sắc, gà nướng. Ảnh: Minh Đức
Với các món nướng của người Thái, lá mắc mật là nguyên liệu quan trọng. Thịt gà được nướng cùng là mắc mật có vị chua chua, ngọt ngọt của lá. Bên cạnh đó, người ta thường chấm thịt gà với "chẳm chéo"- hỗn hợp tiết và gan gà, chanh ớt, tỏi, quả mắc khén. Chẳm chéo là loại đồ chấm đặc biệt của người dân tộc, hơi sánh và đặc. Khi ăn kèm thịt gà nướng, thực khách có thể cảm nhận được cả vị
Theo Vnexpress.net
Những món ngon Hà Giang níu chân du khách Hà Giang - mảnh đất cao nguyên nơi địa đầu Tổ quốc không chỉ được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những núi đá cao thật cao hay những lễ hội văn hóa độc đáo mà còn nổi tiếng với những món ăn đặc sản hấp dẫn có một không hai được làm nên từ chính những sản vật vốn...