Lưỡi long rim đường: Món mứt dân dã của người Gò Cỏ
Nơi mảnh đất cực nam của tỉnh, người dân thường dùng lưỡi long để chế biến thực phẩm trong bữa ăn gia đình. Đây được xem là rau sạch, mọc tự nhiên ở vùng đất cát ven biển.
Từ loại rau chỉ dùng để nấu canh, các bà, các mẹ ở làng Gò Cỏ, tổ dân phố Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) đã chế biến thành món mứt lưỡi long rim đường dân dã, bình dị, thơm ngon.
Lưỡi long là loại cây cùng họ với xương rồng, không có gai. Cây tự sinh sôi, phát triển, phần lá non có màu xanh đọt chuối, người dân hay hái vào để nấu canh. Điều thú vị là lưỡi long hái vào buổi sáng, sẽ có vị chua hơn hái vào buổi chiều.Ngoài món canh chua (có thể nấu với cá, tôm, hoặc thịt), với tài khéo léo chế biến các món ăn, các bà, các mẹ ở Gò Cỏ đã sáng tạo làm nên món mứt lưỡi long.
Món mứt lưỡi long có vị chua thanh, ngọt của đường và thơm ngon của hạt mè rang.
Công thức chế biến mứt lưỡi long cũng khá đơn giản, chỉ cần cắt lưỡi long thành hình tam giác vừa phải, cho đường vào nồi, rồi bắc lên bếp than rim khoảng chừng 2 tiếng đồng hồ. Khi đường trong nồi đã keo lại, là lúc mứt lưỡi long đã tới, rắc thêm mè rang lên trên, là đã có món mứt lưỡi long. Bà Bùi Thị Sen, ở làng Gò Cỏ cho hay: Mứt lưỡi long chỉ mới được chế biến vào thời gian gần đây, mọi người ăn thấy ngon, nên tiếp tục làm. Vào dịp chợ phiên vừa qua, cùng với các món dân dã của vùng quê như bánh ít củ mì, sương sâm, món mứt lưỡi long được nhiều người mua về dùng thử.
Làng Gò Cỏ cùng với Gò Cát, là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh. Cuộc sống nơi đây vẫn giữ nguyên những nét hoang sơ, chất phác của người miền biển bên bờ sóng vỗ. Nhịp sống yên ả, bình lặng với những nghề truyền thống như đan lưới, đi biển, cùng các món hải sản tươi ngon, hay các món ăn dân dã, nhưng không kém phần hấp dẫn, là những điều rất cuốn hút khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm du lịch cộng đồng nơi đây. Trong đó, mứt lưỡi long là món ăn có thể thưởng thức tại chỗ hoặc mang về.
Video đang HOT
Nhấm nháp từng miếng mứt giòn dai của lưỡi long có vị chua thanh dịu, cộng với vị ngọt của đường và thơm, béo của mè rang. Tất cả hòa quyện vào nhau mang lại hương vị mới lạ, thú vị, không hề ngán và khác hẳn các loại mứt mà bạn đã từng thưởng thức.
Cuối tuần vào bếp nấu món gà om măng chua ngon tuyệt
Gà nấu măng chua là món ăn ngon và đậm đà hương vị, cuối tuần này bạn hãy vào bếp nấu cho gia đình mình cùng thưởng thức nhé.
Điểm đặc biệt của món ăn này là nguyên liệu được sử dụng. Măng rừng muối có vị chua thanh đặc trưng kết hợp với thịt gà đồi vừa ngậy, vừa dai.
Nguyên liệu:
Gà ta nguyên con
Măng chua tùy lượng người ăn mà cho nhiều hoặc ít
Hành, mùi tàu, ớt
Gia vị: Nước mắm, bột nêm, gừng, sả
Cách làm:
Bước 1: Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn sau đó ướp nước mắm, hạt nêm, gừng, sả.
Thịt gà chặt miếng nhỏ vừa ăn (Ảnh: Internet).
Bước 2: Măng chua đun với nước sôi để giảm chua và khử độc.
Bước 3: Đun dầu ăn nóng già rồi cho măng vào xào đều tay. Bạn hãy cho thêm một chút nước mắm và bột nêm.
Măng chua xào đều (Ảnh: Internet).
Bước 4: Cho thịt gà đã ướp vào chảo xào. Khi thịt gà gần chín, bạn cho măng xào vào cùng.
Bước 5: Đảo thịt gà và măng khoảng 5 phút để ngấm gia vị. Sau đó, bạn thêm vào 2 bát nước và đun.
Bước 6: Đun sôi gà và măng, hớt bọt và tiếp tục đun nhỏ lửa từ 5 đến 10 phút. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
Thịt gà om măng chua là món ăn tuyệt ngon (Ảnh: Internet).
Bước 7: Cho thêm hành, rau mùi, ớt quả và tắt bếp.
Chúc bạn thành công!
Mách nhỏ cách làm món sấu ngâm đường giòn ngọt, không nổi váng Thực ra, ngâm sấu không quá cầu kỳ, nhưng nếu không biết cách, bình sấu ngâm hay bị nổi váng, miếng sấu không giòn ngon. Để tránh điều này, bạn có thể làm sấu ngâm đường theo các bước sau đây: Sấu đã bắt đầu vào mùa. Trên những xe hàng rong bán rau củ qua phố, thỉnh thoảng bắt gặp ít sấu...