Kiên Giang: Hơn 50 học sinh của 2 trường học nhập viện sau bữa ăn trưa
Trưa cùng ngày, các em học sinh ăn bữa trưa tại trường, có món mì thịt bằm, súp…; sau đó xuất hiện triệu chứng ngộ độc.
Tối 15-11, bác sĩ Danh Tý, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi Kiên Giang, cho biết sức khỏe của hơn 50 học sinh Trường tiểu học Trần Văn Ơn và Trường tiểu học Mạc Đĩnh Chi (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) nhập viện do ngộ độc thực phẩm đã cơ bản ổn định nhưng cần phải tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiếp theo.
Các em học sinh bị ngộ độc thực phẩm điều trị tại Bệnh viện Sản – Nhi Kiên Giang
Trước đó, khoảng 15 giờ 30 phút cùng ngày, Bệnh viện Sản – Nhi Kiên Giang tiếp nhận hơn 50 học sinh có biểu hiện ngộ độc thực phẩm.
Qua chẩn đoán ban đầu, nghi nhóm học sinh bị ngộ độc thực phẩm trong nhà trường, bệnh viện đã yêu cầu nhà trường niêm phong toàn bộ thức ăn, chờ cơ quan chức năng kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân.
“Lúc đầu có khoảng 6 em học sinh được cha mẹ chở đến bệnh viện cấp cứu nhưng sau đó, lãnh đạo 2 trường gọi điện nhờ bệnh viện hỗ trợ phương tiện vì có quá nhiều học sinh bị đau bụng và ói. Chúng tôi đã nhờ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang hỗ trợ điều 6 xe cấp cứu đến trường để đưa hơn 50 em học sinh vào cấp cứu tại Bệnh viện Sản – Nhi Kiên Giang.
Video đang HOT
Đa số các em nhập viện đều bị đau bụng và ói, trong đó có khoảng 20 em học sinh do ói nhiều nên bị hạ huyết áp, phải truyền dịch chống sốc. Đến 19 giờ thì sức khỏe của hơn 50 học sinh đã ổn định” – bác sĩ Tý cho biết thêm.
Theo thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, các em học sinh ăn bữa trưa tại trường, có món mì thịt bằm, súp…
Ông Nguyễn Lưu Trung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – cho biết đã chỉ đạo Bệnh viện Sản – Nhi Kiên Giang và các đơn vị liên quan tập trung hỗ trợ, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho các em học sinh bị ngộ độc. Đồng thời, UBND tỉnh đề nghị nhà trường báo cáo về tình hình vụ việc để rõ nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.
'Con đường mới nổi' lây nhiễm HIV tại Việt Nam
HIV/AIDS vẫn đang là gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Đáng lưu ý, lây nhiễm HIV qua đường tình dục trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tăng nhanh những năm gần đây.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trước đây lây nhiễm HIV tại Việt Nam chủ yếu qua đường máu ở nhóm nghiện chích ma túy và lây qua đường tình dục ở nhóm phụ nữ mại dâm. Tuy nhiên, lây truyền qua đường quan hệ tình dục, trong đó có nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (gọi tắt: MSM), đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.
Đã ghi nhận người nhiễm HIV ở lứa tuổi học sinh
Năm 2014, tỷ lệ nhiễm HIV trung bình trong nhóm MSM là 6,7%; đến năm 2017 tăng lên 12,2%; và đến năm 2020 là 13,3%. Nam quan hệ tình dục đồng giới đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay.
Tại một số địa phương, người nhiễm HIV mới được phát hiện có tới hơn 50% là nhóm MSM. Trong thời gian tới, MSM được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm mới HIV được ước tính hằng năm.
Các đồng đẳng viên tham gia cung cấp các sản phẩm cho nhóm MSM, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV. Ảnh NAM SƠN
Tại Long An, đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh này cho biết tỷ lệ lây nhiễm HIV do hành vi tiêm chích giảm rõ. Thay vào đó, xu hướng quan hệ tình dục là đường lây chính, đặc biệt trong nhóm MSM. Số ca lây nhiễm HIV trong những năm gần đây ở Long An chủ yếu là qua đường tình dục. Tỷ lệ lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn năm 2018 là 63,7%; năm 2019 là 79,2%; năm 2021 tăng lên 94,7%. Số người nhiễm HIV trong nhóm MSM có chiều hướng gia tăng. Năm 2018 có 16,2% người nhiễm HIV trong nhóm MSM; năm 2021 tăng lên 69,9%. Riêng 6 tháng đầu năm nay, 67,9% người nhiễm HIV được phát hiện là nhóm MSM.
Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, theo báo cáo của CDC tỉnh, những năm gần đây tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục đã tăng rõ rệt (17,27% năm 2000; 52,89% năm 2010; 66,66% năm 2019). Tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM có xu hướng tăng mạnh từ 2,25% (2011) lên 16,5% (2018).
Đáng lưu ý, một số địa phương gần đây đã ghi nhận người nhiễm HIV trong nhóm MSM ở độ tuổi học sinh trung học 16 - 17 tuổi.
Kiểm soát nồng độ vi rút ngừa nguy cơ lây nhiễm
Theo bác sĩ (BS) Nguyễn Duy Minh, phụ trách Khoa Phòng, chống HIV/AIDS, CDC Bà Rịa-Vũng Tàu, những năm gần đây đường lây truyền HIV đang có sự thay đổi rõ rệt. Trong đó, lây nhiễm qua đường tình dục tăng nhanh, trở thành phương thức lây truyền HIV chủ yếu. Do đó, việc duy trì, tuân thủ điều trị đối với bệnh nhân HIV/AIDS vô cùng quan trọng, bảo đảm cho nồng độ vi rút trong máu đạt dưới ngưỡng phát hiện (200 bản sao/ml máu), thì sẽ không có nguy cơ lây qua đường tình dục.
Nhìn nhận về nguyên nhân gia tăng người nhiễm HIV trong nhóm MSM, Th.S-BS Nguyễn Ngọc Linh, Phó giám đốc CDC Long An, cho rằng trước đây nhóm này hạn chế công khai danh tính, rất khó tiếp cận vì họ lo sợ bị phân biệt đối xử, kỳ thị. Tuy nhiên, những năm gần đây, với các dự án tài trợ cho công tác phòng chống HIV/AIDS tập trung vào nhóm này, địa phương đã tổ chức được mạng lưới các đồng đẳng viên tiếp cận, giúp họ xét nghiệm HIV; nếu nhiễm HIV, được cấp thuốc điều trị sớm. "Do đó nhóm MSM đã cởi mở hơn; họ cũng tiếp cận sớm với xét nghiệm, điều trị", BS Linh chia sẻ.
Cũng theo BS Nguyễn Ngọc Linh, việc tiếp cận điều trị sớm và duy trì thuốc giúp người nhiễm HIV có sức khỏe tốt, đặc biệt giúp giảm tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện, là điều kiện quan trọng để không còn nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục. Tuy nhiên, các trường hợp MSM được tư vấn về tình dục an toàn, không chỉ ngừa lây nhiễm HIV, mà còn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
Mục tiêu 95-95-95
Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam hướng đến mục tiêu 95-95-95: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 95% người điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.
Khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút, nghĩa là tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu (hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện), sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.
Nhóm MSM nếu không áp dụng biện pháp bảo vệ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm một số bệnh lây truyền qua tình dục như nhiễm HIV, chlamydia, lậu, herpes..., bệnh qua đường máu như viêm gan C, viêm gan B, nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng và nhiều bệnh truyền nhiễm khác như viêm gan A, thương hàn, salmonella, shigella, amip, E.coli...
Nguy cơ lây nhiễm HIV qua giao hợp qua đường hậu môn cao hơn so với giao hợp qua âm đạo.
( Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS)
7 học sinh ở Quảng Ninh nhập viện sau khi sử dụng thuốc lá điện tử Lần đầu sử dụng thuốc lá điện tử và chưa ăn sáng, 7 học sinh trường THPT Yên Hưng (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) buồn nôn, chóng mặt và được đưa tới bệnh viện. Chiều 22/8, trả lời PV VTC News, đại diện trường THPT Yên Hưng (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết, 7 học sinh (5 nam, 2 nữ)...