Nhận biết bệnh rụng tóc và cách ngăn ngừa tình trạng tóc rụng quá nhiều
Hạn chế làm tổn thương tóc bằng hóa chất; bổ sung thực phẩm giàu biotin và ức chế DHT tự nhiên như đậu phộng, nấm, súplơ, đậu nành, vừng, trà xanh… sẽ giúp giảm thiểu tình trạng rụng tóc.
Rụng tóc bệnh lý là khi bạn bị rụng nhiều hơn 100 sợi tóc mỗi ngày. (Nguồn: Cloudinary)
Rụng tóc là một hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên đối với một số người thì tình trạng rụng tóc trở nên quá mức và đó là một hiện tượng cảnh báo.
Ben Yim, bác sỹ thẩm mỹ của IDS Clinic (Singapore) cho biết thông thường mỗi người sẽ rụng khoảng từ 50-100 sợi tóc mỗi ngày. “Tất cả nang tóc trên da đầu đều trải qua các giai đoạn của chu kỳ tóc. Đó là một quá trình thay đổi, giống như cách lớp da chết bị loại bỏ trên bề mặt để lớp da mới bên dưới thay thế.”
Tuy nhiên, một số người có thể rụng tóc nhiều hơn con số trên vì một số lý do.
Bà Anita Wong, nhà sáng lập và hiện là CEO của PHS Hairscience – một thương hiệu chăm sóc tóc và da đầu cao cấp của Singapore, cho biết: “Lượng tóc rụng hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe, mức độ căng thẳng, thói quen ngủ và cách chăm sóc tóc của bạn.”
Những nguyên nhân phổ biến khiến tóc rụng nhiều là do căng thẳng, tình trạng bệnh lý, thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống không cân bằng, cũng như sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không đúng cách.
Tóc rụng bao nhiêu là đáng báo động?
Bà Wong chia sẻ: “Việc rụng tóc hàng ngày là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tóc rụng nhiều hơn lúc tắm, lúc vuốt tóc hoặc sau khi ngủ dậy mà trên gối nằm của bạn vương nhiều sợi tóc thì đó là dấu hiệu cảnh báo.”
Lão hóa cũng có liên quan đến tỷ lệ rụng tóc dẫn đến hói đầu. (Ảnh: iStock)
Video đang HOT
Nếu rụng nhiều hơn 100 sợi tóc mỗi ngày, bác sỹ Yim khuyến khích nên tìm tới các sản phẩm nhằm giải quyết tình hình trước khi tình trạng chuyển biến xấu đi. Ông nói thêm: “Nếu rụng tóc nhiều hơn so với mức cho phép, đó là một nguyên nhân đáng lo ngại và bạn nên đến gặp bác sỹ.”
Ben Yim cho biết ngoại trừ chứng hói đầu ở cả nam và nữ, hầu hết các tình trạng bệnh lý về tóc đều có thể điều trị được. Ví dụ, nếu tình trạng rụng tóc xảy ra do stress, thì khi giai đoạn căng thẳng đó kết thúc tình trạng tóc rụng cũng sẽ giảm.
Sợi tóc có vẻ mảnh hơn có thể khởi đầu cho quá trình rụng tóc
Anita Wong cho biết sợi tóc trở nên mảnh hơn thường là dấu hiệu phổ biến của bất kỳ vấn đề nào liên quan đến rụng tóc. Điều này là do các nang tóc co lại, từ đó làm cho các sợi tóc trở nên mảnh hơn và dẫn đến một số nang hoàn toàn ngưng mọc tóc.
Những lý do đằng sau điều này tương tự như những nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều, chẳng hạn như thói quen sinh hoạt, ăn uống hay do di truyền.
Theo bác sỹ Yim, tình trạng tóc mảnh cũng có thể xảy ra do chứng hói đầu ở cả nam và nữ giới. “Do tác động của hormone nam gọi là testosterone lên nang lông, các nang tóc sẽ thu nhỏ theo thời gian, và dần dần có thể dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn,” ông chia sẻ.
Rụng tóc do tuổi tác
Da đầu của con người lão hóa nhanh gấp 6 lần so với da trên khuôn mặt. Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu, do Tập đoàn L’Oreal chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, thực hiện.
Lão hóa góp phần làm tăng tình trạng rụng tóc khi về già. Theo bà Wong, điều này xảy ra khi lớp biểu bì mỏng đi, mất tính đàn hồi, thay đổi nội tiết tố và lưu thông máu chậm hơn dẫn đến việc lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho nang lông trở nên ít hơn.
Bác sỹ Yim bổ sung thêm, lão hóa cũng có liên quan đến tỷ lệ rụng tóc dẫn đến hói đầu. Ví dụ, 30% nam giới sẽ bị hói đầu ở tuổi 30 và 50% sẽ bị ảnh hưởng ở tuổi 50. Đối với phụ nữ, tình trạng này thường xảy ra ở độ tuổi mãn kinh và có thể tăng lên trên 50% ở độ tuổi 70.
Massage da đầu giúp tăng cường lưu thông máu để tóc phát triển khỏe mạnh hơn. (Ảnh: iStock) 5 bí quyết ngăn chặn việc rụng tóc
Để giảm thiểu tình trạng rụng tóc, bạn hãy lưu ý các điều sau:
Tránh việc kéo hoặc buộc hay búi tóc quá chặt.
Massage da đầu trong quá trình gội đầu. Có thể sử dụng máy massage da đầu hoặc đầu ngón tay vì nó không chỉ đảm bảo làm sạch sâu mà còn giúp tăng cường lưu thông máu để tóc phát triển khỏe mạnh hơn.
Hạn chế nhuộm tóc quá thường xuyên để tránh việc da đầu bị dị ứng với các hóa chất có trong thuốc nhuộm tóc. Điều này gây kích ứng da đầu và nếu kéo dài sẽ dẫn đến rụng tóc quá nhiều và cuối cùng là bị hói.
Duy trì một chế độ ăn uống điều độ, bao gồm việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất ức chế DHT tự nhiên (một loại hormone có thể thu nhỏ nang tóc), như đậu nành, hạt vừng và trà xanh, cũng như thực phẩm giàu biotin như cám gạo, đậu phộng, nấm và súplơ.
Chải tóc trước khi gội đầu và đi ngủ. Nhẹ nhàng chải tóc không chỉ giúp phân phối dầu tự nhiên từ da đầu đến tóc từ gốc đến ngọn mà còn làm giảm tình trạng thắt nút và masát khi bạn gội đầu hay khi đi ngủ./.
b>
Vì sao mới 18, đôi mươi đã hói?
Sốt ruột với mái đầu lơ thơ tóc, rụng cả nắm ở hai bên trán, đỉnh đầu, nam thanh niên 18 tuổi ở Hà Nội quyết tâm đi khám mong cứu vãn tình trạng hói.
Anh cho biết 1 năm trước đầu có nhiều gầu, tóc khô mảnh, dễ gãy hoặc bóng mỡ, bết. Tóc rụng 2 bên thái dương, lan tới 2 góc trán, lên đỉnh đầu. Tóc rụng thưa dần, sau thành mảng hói, trong khi tóc vùng chẩm (gáy), 2 bên thành đầu lại mọc dài ra.
"Mỗi lần vuốt nhẹ hay gội đầu, tóc rụng tơi tả nên tôi rất sốt ruột", anh cho biết bố anh cũng bị hói nhưng tuổi 50 mới bị. Vì thế việc bị hói khi mới qua tuổi dậy thì khiến anh rất lo lắng.
Vì sao nhiều người trẻ xuất hiện hói sớm?
Theo TS.BS Trần Thị Huyền, Bệnh viện Da liễu Trung ương, hói là một thể rụng tóc do di truyền và nội tiết, làm tăng hoạt động và tăng số lượng thụ thể của hormone androgen (nội tiết tố sinh dục nam). Người bị hói thường có tiền sử gia đình có người hói.
Mỗi tuần, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận hàng trăm người đến khám vì rụng tóc, hói đầu. Nhiều người trẻ tuổi (khoảng 18 - 30 tuổi) đã xuất hiện tình trạng rụng tóc kiểu hói.
Theo các bác sĩ, dấu hiệu của rụng tóc kiểu hói ở nam giới có thể xuất hiện từ thời kỳ thanh thiếu niên (14-15 tuổi). Đến 20-25 tuổi, khi hệ nội tiết tố sinh dục nam đạt ngưỡng cao nhất, đàn ông sẽ có các biểu hiện mạnh hơn của rụng tóc, hói đầu.
"Ở giai đoạn dậy thì, các tuyến nội tiết sinh dục tăng cường hoạt động, hormone thuộc nhóm androgen được sản xuất nhiều hơn. Với những người có gene gây hói, hormone càng hoạt động mạnh, làm cho tình trạng rụng tóc xuất hiện nhiều, sớm hơn", BS Huyền cho hay.
Soi nang tóc cho bệnh nhân khám rụng tóc ở Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: Võ Thu
Người rụng tóc kiểu hói khi ở giai đoạn này thường kèm theo da nhờn, bóng, nhiều mụn. Nhiều trường hợp, lượng hormone androgen trong máu bình thường nhưng chính yếu tố gene làm nang tóc tăng nhạy cảm với hormone này nên bị teo nhỏ, mất tóc.
BS Huyền cho rằng cuộc sống hiện đại với nhiều stress, căng thẳng, thức khuya, không điều hoà được cảm xúc, tâm lý cá nhân có thể khiến tóc rụng, hói nhiều hơn và xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, các bệnh lý toàn thân (sau các đợt sốt xuất huyết, sốt virus, giảm cân nhiều,...) cũng gây rụng tóc.
Mỗi người có mức độ hói và kiểu hói, có người hói nhiều ở vùng đỉnh đầu hoặc trán thái dương. Điểm chung là tóc rụng thưa mỏng đi từ từ, thường tạo thành chữ M ở phía trước, vùng trán thái dương rồi rụng vùng đỉnh. Nếu rụng tóc nhiều quá, da đầu chỉ còn lại một vành còn tóc ở hai bên và vùng chẩm.
Khó điều trị hói
Người Việt thường có quan niệm "cái răng, cái tóc là góc con người", vì thế khi bị rụng tóc, hói đầu, thường có xu hướng tìm cách điều trị. Ở mức độ nhẹ, họ tự mua các loại tinh dầu được quảng cáo kích thích mọc tóc; cao hơn là tiêm vi chất, vitamin hay cấy ghép tóc.
Bệnh viện Da liễu Trung ương từng ghi nhận nhiều người đến khám vì da đầu mẩn ngứa, bong tróc, chảy nước... do viêm da tiếp xúc dị ứng với thành phần trong sản phẩm trị rụng tóc, hói đầu. Có những trường hợp tốn đến cả chục triệu đồng cho tiêm, cấy tóc ở spa nhưng không cải thiện được rụng tóc, thậm chí sau cấy tóc còn bị nhiễm trùng, gãy rụng nhiều hơn.
"Điều trị rụng tóc do hói rất khó do liên quan đến gene và hormone. Người tới khám cần được tư vấn kỹ về tình trạng, nguyên nhân; được trấn an về tâm lý, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trong việc chấp nhận khiếm khuyết của cơ thể", BS Huyền cho hay.
Một số phương pháp điều trị tại chỗ và toàn thân giúp làm chậm quá trình rụng tóc, giúp tóc đỡ rụng, kích thích tóc mọc. Để đạt hiệu quả và an toàn, người bệnh nên được thăm khám và chỉ định điều trị bởi bác sỹ.
Một số bé sơ sinh, vài tháng tuổi có tình trạng rụng tóc nhiều vùng trán, đỉnh đầu, có thể do tình trạng viêm da tiết bã nhờn ở trẻ nhỏ. Ở một số trường hợp gia đình có gene hói, nhìn dáng tóc trẻ có thể dự đoán được khả năng bị hói và kiểu hói trong tương lai. TS Trần Thị Huyền, Bệnh viện Da liễu Trung ương
Rụng tóc sau sinh do đâu, bao lâu thì hết Sự thay đổi nội tiết, thiếu dinh dưỡng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh. Vậy rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết, cách khắc phục thế nào? Rụng tóc là bệnh gì? Rụng tóc được chia làm 2 loại: rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo. - Rụng tóc có sẹo là tình trạng rụng tóc...