Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? Mẹ bầu sẽ gặp nguy hiểm gì khi bị cao huyết áp?
Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi mẹ bầu chính là đối tượng dễ bị cao huyết áp hơn so với những đối tượng khác và những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé vô cùng nguy hiểm.
Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao ? Trong khi đó thời kỳ mang thai cũng chính là lúc mẹ bầu dễ mắc huyết áp cao hơn so với phụ nữ bình thường. Nó sẽ thực sự nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện, chữa trị đúng cách và kịp thời.
1. Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao?
Thực tế, huyết áp thường có hai mức chỉ số là: Huyết áp tối đa ( Huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu (Huyết áp tâm trương). Dựa vào hai chỉ số này, bác sĩ chuyên khoa sẽ biết được huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? Có nghĩa là:
- Huyết áp bà bầu ở mức bình thường là khi: Huyết áp tối đa (tâm thu) nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tối thiểu (tâm trương) nhỏ hơn 80 mmHg.
- Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? Chỉ số huyết áp của mẹ bầu được đánh giá là cao khi nằm ở mức từ 140/90 mmHg trở lên.
- Huyết áp thấp khi được bác sĩ chẩn đoán chỉ số huyết áp tối đa nằm ở mức dưới 100mmHg.
Dĩ nhiên, khi huyết áp vượt quá ngưỡng 140/90 mmHg khi mang thai cũng có nghĩa là mẹ bầu bị cao huyết áp. Điều này khiến cho cả mẹ và bé đều gặp nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Nên khi mang thai chị em cần thường xuyên theo dõi tình trạng huyết áp của bản thân để đảm bảo an toàn sức khỏe của cả mẹ và con.
2. Triệu chứng nhận biết bà bầu bị cao huyết áp
Giai đoạn mẹ bầu thường bị cao huyết áp từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Một số triệu chứng thường gặp mẹ bầu có thể nhận biết được, mình có bị cao huyết áp hay không?
Một số triệu chứng nhận biết mẹ bầu bị cao huyết áp (Ảnh: Internet)
2.1. Bà bầu bị cao huyết áp gây hiện tượng phù da
Đây chính là dấu hiệu đầu tiên để mẹ bầu có thể biết được rằng mình có bị cao huyết áp hay không? Chỉ cần dùng tay ấn vào da nếu thấy da lõm lại, mềm hơn bình thường. Hiện tượng này thường xuất hiện toàn thân chứ không riêng một bộ phận, hay vùng da nào cả.
Tuy nhiên, phù da do tăng huyết áp khác hẳn với phù sinh lý (Phù sinh lý chỉ xuất hiện ở vị trí như mắt cá chân, mu bàn chân,…)
2.2. Tăng cân
Cao huyết áp thai kỳ cũng khiến cho chức năng thận thường suy giảm hơn bình thường. Dẫn đến lượng dịch cơ thể tăng cao, khiến cho việc tuần hoàn máu bị cản trở và chèn ép thai nhi.
2.3 . Tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những triệu chứng vô cùng nguy hiểm khi mang thai. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như: choáng váng, đau đầu, đau thượng vị,… gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Video đang HOT
Mẹ bầu cần biết: Dấu hiệu tiền sản giật và những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mẹ bầu.
3. Sự nguy hiểm của bệnh cao huyết áp thai kỳ đối với mẹ và bé
Dưới đây là một số nguy hiểm mà mẹ và bé có thể gặp phải, khi mẹ bầu bị cao huyết áp mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Mẹ bầu bị cao huyết áp vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời (Ảnh: Internet)
3.1. Mẹ bầu bị cao huyết áp sẽ gặp nguy hiểm gì?
Mẹ bầu bị cao huyết áp sẽ gây ra nhiều biến chứng liên quan đến tim mạch. Đồng thời, còn làm tăng nguy cơ suy tim, hạn chế khả năng cầm máu. Cùng với đó, chức năng thận cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây quá tải. Điều này có thể làm cho thể tích máu bị tăng, gây tình trạng xuất huyết não.
Bên cạnh đó, chức năng gan, tiểu cầu,… cũng rối loạn làm tăng nguy cơ tử vong, hoặc để lại di chứng nặng cho mẹ bầu.
3.2. Thai nhi sẽ gặp nguy hiểm gì?
Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật nhẹ, khả năng phát triển của bé vì thế cũng bị ảnh hưởng phần nào. Như: gây chậm lớn, kém hấp thụ. Không dừng lại ở đó, tiền sản giật còn dẫn đến sinh non, trẻ sinh thiếu tháng yếu ớt, còi cọc. Thậm chí còn có thể gặp phải tình trạng thai lưu, thai ngạt thở, chết do thiếu máu.
Nắm được huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao. Đồng thời cũng hiểu được rằng sự ổn định của huyết áp quan trọng ra sao trong suốt thời kỳ mang thai. Vậy khi mẹ bầu bị cao huyết áp cần phải làm gì để ổn định huyết áp? Hãy cùng tham khảo ở mục tiếp theo để biết bạn.
4. Mẹ bầu cần làm gì để ổn định huyết áp thai kỳ
Để có thể duy trì được trạng thái huyết áp ổn định trong suốt thời gian mang thai. Mẹ bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ một cách nghiêm túc. Nên đi khám thai đúng kỳ, đo huyết áp ở nhà thường xuyên mỗi ngày, cũng như bổ sung dưỡng chất cần thiết một cách phù hợp.
Mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống, vận động thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết để cải thiện sức khỏe. Đồng thời bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu cũng cần vận động thích hợp, hạn chế thức khuya hay lao động nặng nhọc
Phụ nữ cao huyết áp có nên mang thai không? Mẹ bầu làm gì để an toàn khi bị cao huyết áp?
Cao huyết áp có nên mang thai không là nỗi niềm của nhiều chị em đang có ý định mang thai. Nhất là với những chị em bị bệnh cao huyết áp.
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Chị em phụ nữ bị cao huyết áp lại càng nguy hiểm hơn bởi chúng là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng như: Phù thũng, sinh non, tiền sản giật... Vì thế, chị em bị cao huyết áp có ý định mang thai cần biết những điều sau:
1. Phụ nữ bị cao huyết áp có nên mang thai không?
Cao huyết áp chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về tiểu đường, thận, hay các bệnh về tim mạch. Do đó, chị em bị cao huyết áp có ý định mang thai cần phải nắm rõ tình trạng huyết áp của mình, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bé trong suốt thời gian mang thai.
Phụ nữ cao huyết áp mang thai cần thận trọng (Ảnh: Internet)
Mẹ bầu bị cao huyết áp vô cùng nguy hiểm, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non, phù thũng, tiền sản giật. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách còn có thể dẫn đến thai lưu, ngạt thở, chết non hoặc sinh thiếu tháng.
Điều này khiến cho các chị em bị cao huyết áp lo lắng, với những tình huống nguy hiểm do cao huyết gây nên. Nhưng chị em không may bị cao huyết áp có thể an tâm, nếu muốn vẫn có thể mang thai bình thường.
Tuy nhiên, bạn cần đi khám thai định kỳ, đo huyết áp trong mỗi lần đi khám thai. Từ đó có thể phát hiện cao huyết áp trước khi mang thai và có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Để chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi trong suốt thời gian thai kỳ.
2. Các thể cao huyết áp thường gặp ở các mẹ bầu
Dưới đây là một số trường hợp bị cao huyết áp mà các mẹ bầu thường gặp:
Mẹ bầu bị cao huyết áp sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé (Ảnh: Internet)
- Tăng huyết áp thai kỳ:
Đây chính là tình trạng tăng huyết áp thường gặp ở thai kỳ, nhưng không có dấu hiệu tiền sản giật khác. Trong trường hợp này huyết áp có thể trở lại bình thường sau khi sinh 12 tuần. Hoặc trở thành tăng huyết áp mãn tính nếu huyết áp tiếp tục tăng.
- Tiền sản giật
Tình huống này thường xảy ra ở tuần thứ 20 ở mẹ bầu có huyết áp bình thường trước đó. Và được chẩn đoán dựa vào protein niệu và HATT> 140 mmHg hoặc HATTr> 90 mmHg.
Những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên sẽ gặp hiện tượng này nhiều hơn những mẹ bầu mang thai lần 2, lần 3. Tiền sản giật dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: Chậm phát triển thai do suy nhau thai, thậm chí là sinh non.
- Tăng huyết áp mãn tính:
Có nghĩa là huyết áp trên 140/90 mmHg ở trước tuần thai thứ 20. Hay chỉ sau tuần thai thứ 20 nhưng kéo dài đến 6 tuần sau sinh.
- Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn tính:
Tình trạng này có thể xảy ra với khả năng cao khi phụ nữ bị tăng huyết áp có thêm protein niệu lần đầu. Cũng có thể xảy ra với phụ nữ vốn đã bị tăng huyết áp hoặc protein niệu hoặc bị giảm tiểu cầu và tăng men gan.
3. Mẹ bầu bị cao huyết áp cần làm gì?
Ngoài việc cần thăm khám định kỳ. Mẹ bầu bị cao huyết áp khi mang thai có thể áp dụng một số cách tự nhiên để giúp giảm huyết áp. Điều này có thể đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con trong suốt quá trình mang thai. Cụ thể quá trình diễn ra như sau:
Xây dựng chế độ ăn khoa học để duy trì sức khỏe và tình trạng huyết áp luôn ổn định trong suốt thời gian thai kỳ (Ảnh: Internet)
Thực tế như đã biết mẹ bầu bị cao huyết áp vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời và tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Nhưng dù mẹ bầu mới bị cao huyết áp, hoặc đã bị từ lâu thì việc thay đổi lối sống và sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy mẹ bầu cần thay đổi lối sống và cách sinh hoạt ra sao khi mang thai mà bị cao huyết áp?
- Luôn vận động:
Mẹ bầu cần cố gắng tập thể dục một cách đều đặn 30 phút mỗi ngày. Mẹ có thể đi bộ, bơi lội với cường độ thấp. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình luyện tập.
- Bà bầu cần kiểm soát cân nặng:
Mẹ bầu cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp. Cũng như tập thể dục thường xuyên để kiểm soát sự tăng cân trong thai kỳ.
- Giảm căng thẳng
Stress được biết là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp. Vì thế, mẹ bầu cần tránh việc làm quá sức, căng thẳng, trầm cảm khi mang thai. Đồng thời nên áp dụng những biện pháp thư giãn như thiền, yoga. Mẹ nên giữ tâm trạng vui tươi, ổn định để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai.
- Tập thở có kiểm soát:
Vận động thường xuyên với những bài tập phù hợp mỗi ngày 30 phút để sức khỏe của mẹ luôn tốt nhất (Ảnh: Internet)
Mẹ bầu có thể sử dụng kỹ thuật thở bằng cơ hoành để làm dịu cơ thể và sự căng thẳng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nghe nhạc để có được tâm trạng thoải mái, thư thái nhất. Tuy nhiên, nếu mẹ đang hút thuốc thì nên bỏ thuốc trước khi mang thai.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh:
Tránh ăn muối và thực phẩm có chứa nhiều natri.
Tăng cường ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt.
Bổ sung thực phẩm giàu kali vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Ăn nhiều socola đen, bởi bên cạnh tác dụng tốt cho sức khỏe socola đen còn có tác dụng giảm căng thẳng và trầm cảm vô cùng tuyệt vời.
Tránh uống rượu và đồ uống chứa caffein.
Nên sử dụng thực phẩm đậu nành, các sản phẩm sữa ít chất béo vào chế độ ăn.
Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp nên và không nên ăn gì? Lên thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp sao cho khoa học nhất? Nhiều mẹ bầu không may bị cao huyết áp quan tâm. Bởi đây chính là cách giúp cho mẹ bầu có đủ dinh dưỡng nuôi cơ thể và thai nhi. Đồng thời, cải thiện bệnh cao huyết áp của mình Bà bầu bị cao huyết áp hay huyết...