Cảnh giác với các loại thuốc gây cao huyết áp thường gặp
Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây cao huyết áp vẫn chưa được xác định chắc chắn. Tuy nhiên, có nhiều yếu làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Trong đó có một số loại thuốc nhất định. Dưới đây là một số loại thuốc gây cao huyết áp bạn cần biết để sử dụng đúng.
Mặc dù chỉ một vài nhóm thuốc gây cao huyết áp đáng kể trên lâm sàng. Nhưng chúng ta vẫn cần tìm hiểu để kiểm soát và xử lý kịp thời khi bắt gặp tình trạng tăng huyết áp do thuốc. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp do thuốc không nghiêm trọng. Tuy nhiên huyết áp tâm thu của một vài đối tượng có thể tăng từ 1 – 10mmHg.
Dưới đây là một số loại thuốc có thể làm tăng huyết áp ở người bệnh. Bạn cần có biện pháp theo dõi khi sử dụng để xử lý thỏa đáng nhất.
1. Các loại thuốc gây cao huyết áp thường gặp
Sử dụng thuốc không đúng cách hoàn toàn có thể gây tăng huyết áp một cách bất thường. Các loại thuốc dạng viên sủi, thuốc tránh thai, Hormone, giảm cân,… đều là nguyên nhân cao huyết áp đột ngột.
1.1. Thuốc dạng viên sủi
Thuốc dạng sủi bọt chỉ được uống khi tan hoàn toàn trong ly nước và khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay có hai dạng viên sủi thông dụng. Đó là thuốc giảm đau, hạ nhiệt, điều trị cảm sốt. Và các loại thuốc bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Những loại thuốc này được rất nhiều người sử dụng. Đặc biệt là vitamin C dạng viên sủi.
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng đây lại là loại thuốc gây cao huyết áp ở người bệnh. Nguyên nhân là do viên sủi thường chứa tá dược rã sinh khí natri bicarbonat hoặc natri carbonat. Khi hòa tan vào nước chúng sẽ phản ứng với acid citric, phóng thích khí CO2 gây sủi bọt. Từ đó gây tăng huyết áp ở người bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, đối với người cao tuổi đang điều trị huyết áp, tuyệt đối không được sử dụng thuốc dạng viên sủi. Điều này giúp tránh tình trạng tăng huyết áp đột ngột gây ra đột quỵ.
Cảnh giác với các loại thuốc gây cao huyết áp – Ảnh: Internet
1.2. Thuốc tránh thai và liệu pháp hormone thay thế
Hiện nay có 2 loại hormon được dùng làm thuốc là estrogen và glucocorticoid. Chúng thường được gọi là corticoid. Loại thuốc này nếu sử dụng lâu dài có thể gây cao huyết áp. Estrogen là hormon thường có trong các loại thuốc tránh thai phối hợp. Thuốc trị rối loạn do mãn kinh ở phụ nữ. Hay còn được gọi là liệu pháp hormon thay thế giúp điều trị các triệu chứng thời kỳ mãn kinh.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone thay thế có khuynh hướng tăng huyết áp trung bình 5/3 mmHg. Trong đó có 1% trường hợp người dùng thuốc có biểu hiện bị cao huyết áp nặng. Tuy nhiên, cơ chế gây tăng huyết áp ở 1% bệnh nhân nói trên đều chưa rõ.
Với các trường hợp này, tình trạng huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên thời gian cần để ổn định huyết áp kéo dài đến 18 tháng. Trong trường hợp quá 18 tháng sau khi ngừng dùng thuốc mà huyết áp chưa bình thường trở lại nghĩa là bạn bị cao huyết áp do nguyên nhân khác.
Một số trường hợp phụ nữ dùng thuốc tránh thai sau vài tháng hoặc vài năm huyết áp mới tăng nhanh. Tình trạng này chỉ xảy ra với các loại thuốc có thành phần Estrogen. Đối với thuốc chỉ có progesteron sẽ không gây cao huyết áp.
Estrogen không chỉ làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Nó còn gây huyết khối dẫn đến thuyên tắc tĩnh mạch ở người bệnh.
1.3. Một số thuốc điều trị cảm cúm
Các loại thuốc điều trị cảm cúm ngoài dược chất paracetamol thường chứa thêm phenylpropanolamin, pseudoephedrin.
Các dược chất này có tác dụng làm co mạch, chống sung huyết niêm mạc mũi. Do đó, nó mang lại hiệu quả trong việc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên chính các loại thuốc này lại là nguyên nhân gây cao huyết áp.
Mặc dù nó là thuốc gây cao huyết áp nhưng với liều dùng được khuyến cáo hai dược chất này được nhận định an toàn. Nhất là với những bệnh nhân được nhận định cao huyết áp được kiểm soát tốt.
Điều nguy hiểm nhất là hai chất nói trên có thể gây xuất huyết dưới mạng nhện. Do đó, các loại thuốc chứa phenyl propanolamin hiện nay bị cấm ở Mỹ và một số nước Châu Âu.
Tất cả những chất này đều chống chỉ định với bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim. Bởi nó có thể gây co thắt động mạch vành vô cùng nguy hiểm. Người bị cao huyết áp cần xem xét kỹ thành phần của thuốc trước khi sử dụng để tránh sự cố có thể xảy ra.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cảm cúm vì có thể gây cao huyết áp – Ảnh: Internet
1.4. Thuốc giảm cân gây cao huyết áp
Một số thuốc giảm cân có thể gây cao huyết áp ở người bệnh. Nhất là với những người giảm cân bằng Sibutramin và Ephedra. Sibutramin là thuốc tây y được chính thức công nhận điều trị béo phì. Còn Ephedra là thuốc đông y có trong các loại thực phẩm chức năng giảm cân thông dụng ở Mỹ.
Thành phần của một số loại thuốc giảm cân được chế từ thảo dược gây cao huyết áp như: Guanara, yerba…Và các chất kích thích như cafein. Chúng gây ra tình trạng nhịp tim bất thường dẫn đến tăng huyết áp đột ngột.
Do đó để hạn chế tình trạng cao huyết do thuốc giảm cân, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Đặc biệt là với các loại thuốc chứa cafein gây cao huyết áp đột ngột.
1.5. Cảnh giác với thuốc kháng viêm không steroid
Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như: Ibuprofen, felden, miloxicam… cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp. Bởi thuốc này có khả năng làm thay đổi nồng độ chất prostaglandins. Đồng nghĩa với việc làm thay đổi giá trị đo huyết áp dẫn đến huyết áp tăng lên.
Thuốc gây cao huyết áp chủ yếu là các loại được sử dụng trong điều trị xương khớp, hen suyễn, dị ứng, bệnh tự miễn corticoid…Thuốc kháng viêm tác động lên sự chuyển hóa giữa muối và nước làm tăng nước và glucose trong máu dẫn đến cao huyết áp.
Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh viêm xương khớp và cao huyết áp. Đối tượng này nếu sử dụng bừa bãi thuốc NSAID rất dễ bị tai biến nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra để đảm bảo sức khỏe ổn định.
Video đang HOT
1.6. Các loại thuốc kích thích thần kinh trung ương, thuốc an thần và chống trầm cảm
Các loại thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương được sử dụng trong điều trị chứng thiếu tập trung tư tưởng là nguyên nhân gây cao huyết áp.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia loại thuốc này có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên khoảng 5 – 10 mmH. Nó đưa huyết áp lên đến mức cần phải điều trị.
Việc sử dụng thuốc kích thích thần kinh trung ương còn dẫn tới xuất huyết nội sọ, co thắt động mạch vành, thiếu máu cơ tim cục bộ dẫn đến đột quỵ.
Sử dụng các loại thuốc an thần cũng dẫn đến cao huyết áp. Các loại thuốc này gây ảnh hưởng đến chức năng điều hòa huyết áp của cơ thể. Triệu chứng điển hình thường gặp là thay đổi trạng thái tâm thần, cứng cơ, nhịp tim nhanh, huyết áp dễ thay đổi. Độc tính khi dùng quá liều thuốc an thần có thể gây tăng huyết áp nặng.
Một số thuốc chống trầm cảm như thuốc tái ức chế thu hồi serotonin có thể gây cao huyết áp hoặc làm nặng thêm tình trạng sẵn có ở người bệnh.
Thuốc ức chế thần kinh trung ương gây cao huyết áp – Ảnh: Internet
1.7. Các loại thuốc đông y
Ở phương Tây, thuốc đông y được xem là chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng. Nói cách khác là thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Các chuyên gia cho biết, một số loại thuốc đông y có thể gây tăng huyết áp như: Cam thảo, nhân sâm.
Nguyên nhân là do cam thảo có tác dụng giữ nước và natri bên trong cơ thể. Còn nhân sâm có tác dụng kích thích với người bị cao huyết áp và tim mạch. Khi sử dụng thuốc đông y kết hợp với tây y trong điều trị đau nhức, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và các tác dụng phụ nguy hiểm.
2. Phải làm gì để hạn chế cao huyết áp do thuốc?
Những thông tin về các loại thuốc gây cao huyết áp nói trên giúp bạn phần nào hiểu và sử dụng đúng cách. Đặc biệt là với những người có tiền sử bệnh cao huyết áp cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng. Bởi bạn là đối tượng dễ gặp nguy hiểm hơn khi sử dụng các loại thuốc này.
Do đó, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc nên trên bạn cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Có thể sử dụng các loại thuốc tiêm, xịt, hít thay cho thuốc uống. Người có tiền sử cao huyết áp không nên dùng viên sủi.
Bên cạnh đó cần tìm hiểu kỹ thành phần trước khi sử dụng thực phẩm chức năng. Kết hợp với đó là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế muối và caffein trong thực đơn hàng ngày.
Trên đây là thông tin về các loại thuốc gây cao huyết áp không thể bỏ qua. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình bạn.
Cao huyết áp thứ phát là gì? Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp thứ phát
Dù chỉ chiếm khoảng 5% tổng số ca bệnh tăng huyết áp, nhưng cao huyết áp thứ phát vẫn rất đáng lo ngại vì nó có thể gây ra các báo động nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiểu về cao huyết áp thứ phát sẽ giúp bạn phòng ngừa, phát hiện sớm và có hướng điều trị hiệu quả hơn.
1. Bệnh cao huyết áp thứ phát là gì?
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng phổ biến được đặc trưng bởi áp lực trong mạch máu của bạn cao hơn bình thường. Bệnh cao huyết áp thứ phát là tình trạng huyết áp tăng cao do một vấn đề y tế khác gây ra.
Cao huyết áp thứ phát chỉ chiếm 5 - 10% trong tổng số ca bệnh tăng huyết áp.
2. Triệu chứng
Bệnh cao huyết áp thứ phát thường không có triệu chứng đặc trưng. Nếu có thì các dấu hiệu rất mờ nhạt và dễ nhầm lẫn.
Một số dấu hiệu có thể liên quan đến bệnh cao huyết áp thứ phát là:
- Huyết áp đo được cao hơn mức bình thường: Huyết áp tâm thu trên 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 110mmHg.
Bạn đã biết Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường chưa?
- Bạn được chẩn đoán bị cao huyết áp nhưng bệnh lại không đáp ứng với thuốc hạ huyết áp.
- Bạn bị tăng huyết áp nhưng trong gia đình không có người thân có tiền sử bị cao huyết áp.
- Bệnh khởi phát ở người trên 60 tuổi hoặc dưới 30 tuổi.
- Có dấu hiệu của các bệnh đồng mắc như thận hư, cường Aldosterone, hội chứng Cushing,....
Tương tự như cao huyết áp nguyên phát, bệnh cao huyết áp thứ phát cũng không có các triệu chứng rõ ràng. (Ảnh Internet).
3. Nguyên nhân gây cao huyết áp thứ phát
Huyết áp cao mà không rõ nguyên nhân được gọi là tăng huyết áp cơ bản hoặc nguyên phát. Ngược lại, tăng huyết áp thứ phát có nguyên nhân rõ ràng. Cao huyết áp thứ phát có thể được gây ra do các bệnh lý ảnh hưởng đến thận, động mạch, tim hoặc hệ thống nội tiết của cơ thể. Tăng huyết áp thứ phát cũng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra cao huyết áp thứ phát là:
3.1. Thận hư gây ra cao huyết áp thứ phát
Các bệnh về thận là nguyên nhân gây cao huyết áp thứ phát phổ biến nhất. Trong đó có thể kể đến:
- Bất thường ở vỏ thượng thận.
- Bệnh thân đa nang.
- Viêm cầu thận mãn tính.
- Hẹp động mạch thận.
- Xuất hiện các khối u ở thận.
3.2. Các rối loạn nội tiết
- Hội chứng tăng huyết áp thần kinh do tiết quá mức của norepinephrine và epinephrine làm thúc đẩy co mạch.
- Chứng tăng aldosteron (hội chứng Conn) - cường aldosteron vô căn, hay còn gọi là cường aldosteron nguyên phát.
- Hội chứng Cushing - tiết quá nhiều glucocorticoid gây tăng huyết áp.
- Cường cận giáp.
- Cường giáp.
- Suy giáp.
- Bệnh to đầu chi do rối loạn hormone tăng trưởng.
3.3. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp thứ phát. Ví dụ như:
- Thuốc tránh thai.
- Thuốc giảm cân.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
- Thuốc thông mũi.
- Thuốc có chứa các chất kích thích.
Nhiều loại thuốc có thể là nguyên nhân gây ra cao huyết áp thứ phát. (Ảnh Internet)
3.4 Các vấn đề y tế khác
- Rối loạn thần kinh.
- U sợi thần kinh.
- Chứng khó thở khi ngủ.
- Bệnh xơ cứng bì.
- Ung thư.
- Dị dạng động mạch chủ , mạch chậm , thiếu máu cục bộ.
- Thiếu máu.
- Thiếu Kali.
4. Biến chứng
Bệnh cao huyết áp thứ phát có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý cơ bản mà bạn mắc phải. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp thứ phát có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như:
- Làm tổn tương động mạch: Thường cao huyết áp thứ phát không được kiểm soát sẽ dẫn đến xơ cứng và dày động mạch, gây xơ vữa động mạch. Cuối cùng có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.
- Phình mạch: Huyết áp cao trong thời gian dài sẽ làm mạch máu yếu đi và phình ra. Nếu điểm phình bị vỡ, nó có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Tổn thương thận: Các mạch máu trong thận bị suy yếu và thu hẹp lại sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Suy giảm hoặc mất thị lực: Do các mạch máu nhỏ trong máu dày lên, thu hẹp lại, thậm chí là bị rách.
Cao huyết áp thứ phát có thể gây biến chứng suy giảm thị lực (Ảnh: Internet)
- Hội chứng chuyển hóa: Bao gồm 1 nhóm các rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Ví dụ như tăng mức insulin, tăng lipoprotein,....
- Ảnh hưởng đến thần kinh: Thông thường là giảm khả năng ghi nhớ, suy nghĩ và học hỏi của người bệnh.
5. Chẩn đoán
Sau khi đo huyết áp và kết luận bạn bị huyết áp cao thì bác sĩ sẽ hỏi thêm về một số triệu chứng liên quan đến các bệnh nội khoa gây tăng huyết áp thứ phát. Trong quá trình thăm khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh cao huyết áp thứ phát, bác sĩ sẽ đặc biệt chú ý đến một số dấu hiệu như:
- Sự tăng hoặc giảm cân đột ngột. Tăng giảm cân đột ngột là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Sự phát triển bất thường của lông tóc trên cơ thể.
- Các vết bầm tín trên bụng.
- Nghe âm thanh dòng máu lưu chuyển trong thận.
Tùy vào kết quả thăm khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát. Các xét nghiệm có thể là:
- Xét nghiệm creatinine và nitơ urê máu (BUN).
- Phân tích nước tiểu.
- Siêu âm ổ bụng để đánh giá kích thước thận.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) với chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) nếu nghi ngờ hẹp động mạch thận.
- Chụp động mạch thận.
6. Phòng tránh bệnh cao huyết áp thứ phát
Hầu hết các vấn đề y tế gây ra tăng huyết áp thứ phát không thể ngăn ngừa được. Điều này làm cho tăng huyết áp thứ phát khác với tăng huyết áp nguyên phát. Điều tốt nhất bạn có thể làm là kiểm soát tốt và điều trị sớm các căn bệnh có khả năng gây tăng huyết áp.
7. Điều trị
Phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp thứ phát sẽ phụ thuộc và nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ, cao huyết áp thứ phát do khối u hoặc bất thường mạch máu gây ra. Thì phẫu thuật có thể là phương pháp được khuyến nghị. Tuy nhiên, quyết định làm phẫu thuật thường được cân nhắc dựa trên độ tuổi và sức khỏe chung của bệnh nhân.
Nguyên tắc điều trị bệnh cao huyết áp thứ phát là điều trị bệnh lý nguyên nhân gây ra nó trước. Khi bệnh lý nguyên nhân được kiểm soát và điều trị, huyết áp sẽ được giữ ở mức ổn định và có hi vọng khỏi hoàn toàn.
Các bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc điều trị huyết áp như:
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc chẹn beta.
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE).
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.
- Thuốc chặn canxi.
- Thuốc ức chế renin trực tiếp.
Điều trị tăng huyết áp thứ phát đôi khi có thể phức tạp. Bạn có thể cần nhiều hơn một loại thuốc kết hợp với thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp của mình. Bệnh lý nguyên nhân mà bạn mắc phải có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc của bác sĩ. Do đó hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
6 lời khuyên hữu ích để sống chung với bệnh cao huyết áp Thay đổi lối sống chính là cách tốt để sống chung với bệnh cao huyết áp và có nhiều cách để bạn có thể "điều khiển" cơ thể hoạt động theo hướng tích cực nhất. NỘI DUNG: 1. Sống chung với bệnh cao huyết áp bằng cách xem lại lượng muối2. Thử áp dụng chế độ ăn kiêng DASH3. Kiểm soát lượng rượu...