Học loài cá để chữa suy tim cho người
Các nhà khoa học Anh phát hiện một số gien trong cơ thể giúp cá có khả năng tự tái tạo, sửa chữa những mô tim hư tổn, từ đó mở ra hy vọng áp dụng cơ chế tuyệt vời này lên bệnh nhân suy tim.
Phát hiện mới mở ra hy vọng cho bệnh nhân suy tim – SHUTTERSTOCK
Khả năng tái tạo mô tim hư tổn được phát hiện trên loài cá tetra giống Mexico, do một nhóm chuyên gia của Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu.
Cụ thể, nhóm khoa học gia đã nghiên cứu về hai giống cá tetra Mexico, một sống ở sông và một sống trong hang động. Giống cá sống trong hang động cách đây tầm 1,5 triệu năm từng sống ở sông nhưng bị cuốn trôi dạt vào hang động do lũ lụt.
Giống cá này đã tiến hóa trong điều kiện tăm tối hoàn toàn của hang động, mất thị lực và mất màu sắc trên cơ thể.
Video đang HOT
So sánh giữa hai giống cá, các nhà khoa khọc phát hiện giống sống ở sông có khả năng tự chữa lành tim, còn giống sống trong hang động mất khả năng đó.
Họ cũng tìm ra hai gien: lrrc10 và caveolin đóng vai trò then chốt trong quá trình chữa lành tổn thương tim mà không để lại sẹo, theo BBC.
Được biết, sẹo tác động tới khả năng co bóp nhịp nhàng của tim, làm ảnh hưởng đáng kể đến chức năng bơm máu đi khắp cơ thể của cơ quan này.
Ở người, cả hai loại gien trên đều tồn tại.
Các nhà khoa học hy vọng phát hiện của họ sẽ mở ra những nghiên cứu mới để can thiệp vào hai gien kể trên cũng như các gien khác, từ đó trang bị cho con người khả năng tự tái tạo mô tim hư tổn như ở loài cá tetra Mexico sống ở sông.
Theo nhận định của giới chuyên môn, điều này rất có triển vọng với can thiệp bằng thuốc hoặc bằng các công cụ chỉnh sửa gien sẵn có, chẳng hạn như Crispr-Cas9.
Tổn thương ở cơ tim sau các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khá phổ biến trên khắp thế giới, trong nhiều trường hợp dẫn đến suy tim. Các tiến bộ trong y khoa để điều trị suy tim trong suốt thời gian qua là rất khiêm tốn, làm tỉ lệ tử vong và giảm thọ nghiêm trọng ở bệnh nhân là rất cao.
Theo thanhnien
Thiếu nữ bị mù mắt sau khi tiêm filler nâng mũi
Cô gái 18 tuổi tại TP HCM mù mắt phải sau khi được bạn trai tự học và tự mua filler về tiêm để nâng mũi.
Bệnh nhân sau khi vào cấp cứu tại một bệnh viện tại TP HCM đã chuyển sang Khoa Bỏng Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương ngày 17/11 với mắt bên phải đau nhức, sưng to không mở được, sụp mi, mắt không nhìn thấy. Các hiện tượng này xuất hiện sau khi cô được tiêm filler (chất làm đầy) nâng mũi.
Bác sĩ đánh giá mắt bên phải bệnh nhân đã mất thị lực, khó hồi phục về bình thường. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Hiện mắt cô gái đã giảm phù nề, giảm viêm, đang theo dõi nguy cơ hoại tử da vùng mũi.
Cô gái 18 tuổi cho biết bạn trai không phải là bác sĩ, tự học tiêm filler ở một cơ sở và mua về tiêm để nâng mũi cho cô. Sau khi xảy ra sự cố, anh này tiêm thuốc giải cho cô nhưng không hiệu quả.
Mắt bên phải của cô gái hiện đã mất thị lực.
Gần đây Bệnh viện Trưng Vương liên tiếp tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tai biến do tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc, đặc biệt là tiêm filler nâng mũi gây mù mắt, hoại tử da. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần chọn cơ sở uy tín được cấp phép, người thực hiện có chứng chỉ hành nghề, chất đưa vào cơ thể phải rõ nguồn gốc.
Khi có biến chứng nên tới bệnh viện sớm để xử trí kịp thời, chích thuốc giải nhằm hạn chế tổn thương mạch máu, giảm hoại tử da. Thời gian tiêm thuốc giải với các tổn thương da là trong vòng 6 giờ sau khi tiêm chất làm đầy, 60-90 phút nếu có tổn thương mắt. Tuy nhiên một khi đã bị ảnh hưởng vào mắt thì rất khó cứu thị lực. Khi tiêm filler không đúng kỹ thuật, mũi tiêm có thể trúng vào động mạch trung tâm võng mạc, làm giảm thị lực.
Đầu tháng 11, một nữ sinh 19 tuổi bị nhiễm trùng hoại tử da mũi, sưng mắt sau khi tiêm chất làm đầy để nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ trong một căn hộ chung cư ở quận 4, TP HCM. Hai tháng trước, một nữ sinh viên 20 tuổi sau khi đến spa tiêm chất làm đầy nâng mũi với giá 600.000 đồng, mắt trái đau nhức dữ dội và mờ dần, da từ đầu mũi đến mắt xuất hiện những mảng đỏ. Trước đó, một phụ nữ 30 tuổi mù vĩnh viễn mắt trái do tiêm chất làm đầy tại một cơ sở thẩm mỹ.
Lê Phương
Theo VNE
Vi phẫu tái lập dây thần kinh giác mạc Mất cảm giác giác mạc có thể gây viêm loét giác mạc dẫn đến mù. Ứng dụng thành công kỹ thuật vi phẫu giúp bệnh nhân được điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân 4 tuổi bị loét giác mạc - ẢNH: THÚY ANH Bệnh từng bị "buông tay" Các phẫu thuật viên vi phẫu...