Đưa sản vật mùa nước nổi ra phố
Mùa nước nổi đã về với người dân miền Tây. Dù cao hay thấp, mùa nước nổi về mang theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp ruộng đồng.
Đây là thời điểm thiên nhiên ban tặng cho bà con vùng châu thổ nhiều sản vật tươi ngon và hấp dẫn. Khi đường sá thuận tiện, sản vật mùa nước nổi ở chợ quê có gì thì ở phố thị cũng có y vậy, đáp ứng hương vị quê nhà cho biết bao người con xa xứ.
Chị Néang Sóc Cang (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) chuyên bán các món ăn đặc sản quê, như: Đường thốt nốt, trái chúc, khô cá tra phồng… Mùa nào thức đó, thời điểm nào có thêm món mới, ngon là danh sách bán hàng của chị Sóc Cang lại được bổ sung, cập nhật để mọi người có thể liên hệ đặt hàng. Đây là năm thứ 2, chị Sóc Cang thử nghiệm bán các sản vật trong mùa nước nổi, như: Cá linh, bông điên điển, bông súng, mắm… chủ yếu đến với khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh.
Do đặc tính cá linh dễ chết nên để vận chuyển xa, chị Sóc Cang chọn cách mua cá tươi về làm sạch, cho vào thùng xốp và ướp nước đá ngay. Đối với khách mua cá linh, chị Sóc Cang tặng kèm bông điên điển và bông súng, ngoài ra còn trợ phí giao hàng cho khách ở xa. Vậy là chỉ cần mua cá linh, khách hàng sẽ có đầy đủ các loại nguyên liệu chế biến các món ăn đặc sản: Lẩu cá linh, cá linh kho lạc… để thưởng thức.
“Có khi cuối ngày ngồi tính các chi phí phát sinh, tôi không còn lời bao nhiêu. Có hôm khách đặt hàng nhiều, chi phí thùng xốp, chuyển hàng… thế là lỗ vốn. Nhưng tôi vẫn muốn giới thiệu đặc sản quê nhà đến với khách phương xa. Tuy cực nhưng mọi người được ăn sản vật tươi ngon, vậy là vui rồi” – chị Sóc Cang vui vẻ chia sẻ.
Ngoài cá linh, hiện chị Sóc Cang còn bán thêm nước cốt mắm được chắt lọc từ những loại mắm ngon, rất tiện cho khách hàng. Mỗi phần nước cốt lẩu mắm được bán kèm thêm thịt heo xào sả ớt, tặng thêm cà tím, bông súng. Khách hàng muốn ăn thêm bông điên điển hay rau gì ở quê, chị Sóc Cang cũng sẵn lòng mua giùm và gửi kèm theo đơn. “Chỉ 1 phần nước cốt lẩu, khách mua thêm cá hú, mực, tôm, rau là cả gia đình có món lẩu mắm hấp dẫn. Khách hàng không cần phải bày biện chế biến mất nhiều thời gian” – chị Sóc Cang chia sẻ.
Còn với thương hiệu khô sạch Mekong, anh Hà Hùng Tính Em (huyện Châu Thành) chuyên cung cấp các sản phẩm khô cá lóc tẩm vị thái sợi và các mặt hàng nông sản sấy khô. Các loại rau màu, củ, quả, như: Lá giang, củ hủ dừa, nấm rơm, dưa món… đều được anh Tính Em sấy khô dễ dàng, chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách mua chuyển đi nước ngoài.
Vào mùa nước nổi, anh Tính Em còn có thêm sản phẩm bông điên điển sấy khô, phục vụ nhu cầu của thực khách. Các mặt hàng nông sản sấy khô tiện lợi khi vận chuyển, bảo quản được lâu, thuận tiện cho kiều bào muốn mua mang ra nước ngoài để sử dụng hoặc tặng cho người thân, bạn bè xa xứ.
Video đang HOT
“Tôi sử dụng máy sấy nhiệt để tách nước nông sản, sau đó đóng gói để chuyển theo đơn đặt hàng. Mỗi khi muốn sử dụng chỉ cần ngâm nước trước khoảng 30 phút là các loại rau, củ lại như tươi mới, để ráo nước và chế biến như bình thường, hương vị vẫn đảm bảo” – anh Tính Em thông tin.
Trái cà na gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ, khi mùa nước nổi về thì lũ trẻ ở quê lại kéo nhau bơi xuồng đi hái cà na. Trái cà na nhẹ, nên khi dùng cây đập xuống, trái rụng và nổi trên mặt nước, lũ trẻ thay phiên vớt, chia nhau ăn. Nhanh nhất là đập dập rồi chấm nắm muối hột đem theo, còn kỳ công hơn thì đem về nhờ bà, nhờ mẹ ngào đường, ngon phải biết. Hơn 4 năm trước, cũng vào mùa nước nổi, chị Nguyễn Thị Huyền (xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới) cũng tập tành mua cà na, mớ ngào đường, mớ đập dập trộn muối ớt cho gia đình ăn.
Thấy ngon, chị Huyền làm tặng cho bạn bè, người thân. Sau khi sử dụng, ai cũng khuyên chị Huyền làm nhiều hơn để bán, như một món ăn vặt quê nhà. Được khích lệ, chị Huyền mạnh dạn mua nguyên liệu nhiều hơn để làm và chào bán. Khi có được thành phẩm ngon, chất lượng, chị Huyền đăng bán trên mạng xã hội từ facebook, zalo, tạo fanpage để tiếp cận khách hàng. Lúc này, khách hàng không chỉ dừng lại ở người thân, bạn bè mà còn có nhiều mối quen trong và ngoài tỉnh.
Theo chị Huyền, ngoài cà na bản địa thì người dân còn trồng thêm cà na Thái vì cho trái quanh năm. Tuy nhiên, cà na có trái to và ngon nhất vẫn là trong những tháng mùa nước tràn đồng. Bởi vậy, khi làm cà na để bán, chị Huyền cố gắng làm đúng hương vị quê hương, sử dụng trái cà na tươi ngon, được hái mới mỗi ngày để làm, không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào trong chế biến. Cà na thành phẩm, được chị Huyền đóng từng gói 500gr và hút chân không, rất tiện lợi và có thể bảo quản được lâu hơn nếu để trong tủ lạnh.
“Nhờ làm ngon, chất lượng nên khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và đặt hàng. Nhiều khách hàng ở ngoài tỉnh, như: Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh cũng liên hệ mua về ăn hoặc bán lại. Hàng được chuyển chành xe là nhanh nhất, có thể nhận trong ngày để ăn mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Ngoài ra, cà na nhà mình đã mấy lần được lên máy bay đi nước ngoài do bà con Việt kiều mua và mang theo” – chị Huyền phấn khởi.
Miền Tây mùa nước nổi đóng đáy bắt cá linh, hái bông điên điển
Cá linh, bông điên điển là một trong những đặc sản của miền Tây vào mùa nước nổi, khi "kết duyên" với nhau cho ra món ngon "đúng điệu" không thể nào quên được.
Năm nay, miền Tây vui mừng khôn xiết vì con nước nổi về nhiều mang theo biết bao là sản vật của thiên nhiên. Người miền Tây náo nức đi chài cá, bắt chuột đồng, lập chợ nổi... khiến cuộc sống mưu sinh thêm phần rộn rã.
Đặc biệt, cá linh là một món quà mà thiên nhiên ban tặng vào mùa nước nổi, chẳng thế mà ngày trước người dân miền Tây từng ví von: "Nhiều như cá linh". Ngày nay dù không được như trước nhưng cá linh cũng là nguồn sinh nhai của người dân khi nước nổi về.
Đến vùng An Giang, Đồng Tháp, nhắc đến con cá linh, người dân địa phương sẽ ngâm nga cho bạn nghe câu ca dao: Nước không chưn sao kêu nước đứng.
Cá không thờ sao gọi cá linh. Lân la hỏi những bậc cao niên nơi đây về tên gọi "cá linh" thì sao một hồi trầm tư suy nghĩ, họ sẽ kể tích vua Gia Long khi từ vùng đầu nguồn sông Hậu chuẩn bị bôn tẩu ra biển thì bỗng nhiên thấy những con cá nhỏ màu trắng nhảy xung quanh mạn thuyền, vua linh cảm có chuyện chẳng lành nên ra lệnh hoãn chuyến đi và thoát được tai kiếp.
Nghĩ rằng loài cá ấy đã cứu mạng mình, vua cho đặt tên chúng là "cá linh" và tên gọi ấy tồn tại cho đến ngày nay.
Thời điểm này là mùa cá linh và cũng là mùa mưu sinh của rất nhiều người dân sống bằng nghề "hạ bạc", đóng đáy truyền thống ở những con sông còn khi nào nước lũ chụp đồng mới đặt dớn bắt cá linh. Những con sông nơi đây dập dìu những chiếc xuồng máy nhỏ bé lướt trên mặt nước hay neo đậu bên những dãy nhà sàn mùa nước nổi.
Đâu đó là những giàn đáy đánh bắt cá linh, mỗi giàn đáy cách nhau khoảng chừng vài trăm mét, theo ngư dân thì kích thước giàn đáy sẽ khác nhau tuỳ theo khúc sông sâu hay cạn, rộng hay hẹp, kích thước giàn đáy càng phù hợp thì bắt được cá càng nhiều. Những ngư dân có kinh nghiệm thường đặt miệng đáy sát mép nước và sâu khoảng 5 m, túi đáy dài khoảng 50 m đến 60 m có thể chứa hơn 500 kg cá.
Cá linh bắt được thì một phần bán tại chỗ phục vụ cho việc làm mắm, ủ nước mắm, một phần chở về miệt dưới bán như một đặc sản mùa nước nổi, rất được người dân ưa chuộng.
Đầu mùa, cá linh nhỏ bằng đầu đũa, ngư dân gọi là cá linh non hay cá linh sữa. Loại cá linh này là ngon nhất, thịt ngọt, hầu như không xương, bụng mỡ béo ngậy đậm vị gió mưa tinh khiết. Đến lúc cuối mùa, cá linh giờ đã lớn cỡ ngón tay, nhiều xương, vảy cá đã cứng cáp...
Mùa nước nổi miền Tây đâu chỉ có cá, tôm mà còn là mùa sinh sôi của rất nhiều loại bông như bông điên điển, bông súng, rau nhút, lục bình... những ai không đủ điều kiện đánh bắt cá thì hái bông cũng là một cách tăng thêm thu nhập.
Có một loại bông khi "kết duyên" cùng cá linh cho ra món ăn ngon "đúng điệu" miền Tây, đó là bông điên điển. Ai đến miền Tây mà không nghe qua câu ca dao: Canh chua điên điển cá linh. Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon.
Bông điển điển cũng là một đặc sản mùa nước nổi, loài bông này quí như lúa ma - loại lúa đặc biệt không bao giờ bị nước lũ nhấn chìm do bao giờ nó cũng vươn cao hơn con nước, vì thế có thể làm lương thực những lúc thời tiết khắc nghiệt nhất.
Lúa ma thì phải tới tháng mới chín còn bông điên điển chỉ cần nước xâm sấp mé bờ là nở vàng rực. Dân miền Tây truyền miệng với nhau rằng, từ thời xưa, vào những tháng mùa tràn đồng, người dân nơi đây lấy bông điên điển nấu cháo ăn thay cho lúa gạo.
Cây điên điển thường trổ bông liên tục để có thể hái đều đặn mỗi ngày cho đến hết mùa nước. Hái bông điên điển phải thong thả, không được vội vàng, phải nhẹ nhàng để không làm dập bông hay khiến cây gẫy ngã.
Thường thì người hái mang theo một cái rổ tre, đứng trên xuồng với tay kéo nhẹ cành cây có bông rồi tuốt nhẹ từng chùm bông cho vào rổ. Dù là hái để ăn hay để bán thì cũng hết sức "nâng niu" để bông tươi mới, một rổ bông vàng rực nhìn mà mê cả mắt ngay tức thì.
Cho cá linh non vào nồi nước lẩu. Khi nước sôi ùng ục thì gắp cá ra, cho bông điên điển và các loại rau vào
Cá linh chế biến được rất nhiều món, món nào cũng ngon cũng đậm đà hương vị miền Tây. Nhưng phổ biến nhất là lẩu chua cá linh bông điên điển.
Cá linh non hầu như ăn nguyên con, người ta chỉ cắt ngang rốn cá một đoạn nhỏ rồi nặng hết ruột bên trong ra, rửa sạch, để ráo nước rồi sắp ra dĩa nhìn cứ long lanh ánh bạc, kế bên là dĩa bông điên điển, bông súng, rau thơm...
Khi nồi lẩu đã sôi ùng ục, nêm nếm cho vừa ăn thì dùng muỗng múc từng muỗng cá linh cho vào, khi cá chín bốc mùi thơm ngát ai cũng phát thèm. Thế là nhanh tay múc cá linh ra chén vì thịt cá linh non vốn mềm nếu để lâu thì nát mất ngon. Kế đến là cho các loại bông, rau vào và món này ăn nóng cùng với bún là không còn gì ngon bằng.
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng, về sông ăn cá, về đồng ăn cua... Món cá đồng nướng than, thơm nức mũi. Chỉ cần nhấm một chút nước lẩu cay cay, gắp miếng cá béo béo chấm chấm cùng chút mắm mặn, ăn thêm miếng cơm trắng nóng hổi, mới nghĩ đến thôi đã tứa nước miếng rồi. Canh chua bông điên điển Khi nhắc đến làng cũ, một trong những thú vui không thể bỏ qua...