Công dụng cực quý, bất ngờ của chuối chưa chín
Từ lâu chuối chín đã được biết đến là loại siêu quả, rất giàu kali, vitamin và khoáng chất. Trong khi đó, rất ít người biết những công dụng đặc biệt của chuối xanh.
Chuối xanh, cùng với ngũ cốc nguyên cám, rau và chất xơ, tất cả đều chứa một chất gọi là tinh bột phản tính (resistant starch). Đây là dạng chất xơ hòa tan quan trọng nhất trong chế độ ăn.
Chất xơ hòa tan không được tiêu hóa trong ruột non, nhưng được hấp thu chậm hơn ở đoạn dưới của ống tiêu hóa, nơi nó được lên men bởi các vi khuần ở đại tràng để cung cấp năng lượng lâu dài.
Tinh bột phản tính là carbohydrate, nhưng không giống các loại carbonhydrate khác, cấu trúc hóa học khiến nó không làm tăng đường huyết, do đó không làn tăng nguy cơ tiểu đường và cũng không gây ra tình trạng mệt mỏi do thèm đường sau khi ăn.
Chất này cũng có một ưu điểm khác là nó kích thích giải phóng hoóc môn glucagon, loại hoóc môn làm tăng tốc độ đốt cháy mỡ của cơ thể.
Video đang HOT
Do đó tinh bột phản tính là một thành phần quan trọng của chế độ ăn để kiểm soát cân nặng và đường huyết, cũng như giúp vi khuẩn tốt phát triển trong ruột già, nhờ đó làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Chuối xanh là nguồn tinh bột phản tính tốt nhất: chuối càng ít chín, lượng tinh bột phản tính càng nhiều.
Ở phương Tây người dân ăn trung bình 3 – 7g tinh bột phản tính mỗi ngày. Còn các chuyên gia khuyên nên ăn ít nhất là 20g mỗi ngày.
Theo Trí Thức Trẻ
10 thực phẩm giải nhiệt cực tốt bạn nên ăn nhiều trong mùa hè
Mùa hè đến, những cơn nắng nóng sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi là nóng bức, lúc này những thực phẩm có tác dụng giải nhiệt sẽ là lựa chọn hàng đầu và sáng suốt.
Dưới đây là 10 thực phẩm giúp bạn giải nhiệt mà bạn dễ dàng mua và chế biến.
Đậu phụ: Vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, bổ trung, giải độc và sinh nước bọt. Đậu phụ dễ chế biến, có thể chần ăn sống, kho với bột nghệ, rán hoặc nhồi thịt, sốt hoặc nấu canh với cà chua... Đậu phụ còn chế biến thành những món ăn vị thuốc để chữa bệnh, có tới 100 vị thuốc như canh đậu phụ rau dền, canh đậu phụ dưa chuột, canh đậu phụ mộc nhĩ, đậu phụ cá trạch, đậu phụ nấm, đậu phụ chân giò...
Mướp đắng (khổ qua): Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).
Củ cải: Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả 5 tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.
Dưa hấu: Được người xưa mệnh danh là "thiên nhiên bạch hổ thang", ý muốn nói nó có tác dụng thanh nhiệt mạnh không kém gì bạch hổ thang, một trong những bài thuốc điển hình về thanh nhiệt tả hỏa.
Củ mã thầy: Nếu bạn thích ăn củ mã thầy thì sở thích này cực kỳ có lợi cho bạn, nhất là trong mùa hè. Mã thầy vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giúp phòng các bệnh nhiệt như viêm đường hô hấp, viêm môi miệng, viêm dạ dày và ruột, tiêu thực, tiêu đờm. Mã thầy còn trị được chứng lưỡi đỏ tấy, miệng khô, họng rát, táo bón, say rượu. Khi dùng ăn sống cần gọt sạch vỏ, có thể ép lấy nước uống giải khát rất tốt.
Bí đao: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.
Quả dừa: Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
Quả chanh: Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực. Những người máu nhiệt, hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc... nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.
Cà chua: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng gan, chống nóng. Ngoài ra, Cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa mạnh, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng....
Mía: Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo... cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.
Theo Trí thức trẻ
Vì sao nên ăn chuối xanh? Từ lâu chuối chín đã được biết đến là loại siêu quả, rất giàu kali, vitamin và khoáng chất. Trong khi đó, rất ít người biết những công dụng đặc biệt của chuối xanh. Ảnh minh họa - nguồn internet Chuối xanh, cùng với ngũ cốc nguyên cám, rau và chất xơ, tất cả đều chứa một chất gọi là tinh bột phản...