Cảnh báo tia cực tím nguy hại trên cả nước khi vui chơi ngoài trời ngày đầu năm mới 2021
Người dân vui chơi ngoài trời những ngày đầu năm mới 2021 cần có biện pháp bảo vệ khi chỉ số tia cực tím (UV) trên cả nước được cảnh báo nguy cơ gây hại từ cao đến rất cao.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 2 ngày đầu năm mới 2021, các thành phố miền Bắc ở ngưỡng chỉ số tia cực tím (UV) nguy cơ gây hại cao, các thành phố miền Nam ở ngưỡng có nguy cơ gây hại cao đến rất cao.
Dự báo chỉ số UV trên cả nước ngày đầu năm mới 2021 – Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Theo đó, trong 2 ngày 1 và 2-1-2021, chỉ số tia UV tại TP Hà Nội lần lượt là 6 và 6; TP Hải Phòng 6,2 và 6; TP Hạ Long 6,1 và 6; TP HCM là 7,5 và 7; TP Cần Thơ 7,9 và 7; TP Cà Mau là 8,5 và 7. Trong khi đó, chỉ số tia UV từ 3-5 là nguy cơ gây hại trung bình, từ 6-8 nguy cơ gây hại cao, chỉ số tia UV trên 8 là nguy cơ gây hại rất cao.
Video đang HOT
Tia cực tím có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống như: tổng hợp vitamin D, chống còi xương, phòng ngừa ung thư ruột kết; chữa một số bệnh ngoài da… Tuy nhiên, bức xạ cực tím UV và các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời cũng rất nguy hại khi con người ở ngoài trời lâu, đặc biệt là thời điểm chỉ số UV tăng cao (thường từ 10-15 giờ hàng ngày), có thể gây nên một số bệnh về da như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da hoặc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể…
Để phòng tránh tác hại tia UV, các chuyên gia khuyên cần hạn chế ra ngoài trời khi nắng gắt, cố gắng tranh thủ tránh nắng trong bóng râm, cây có bóng râm. Khi ra ngoài trời nắng, cần đội nón rộng vành, có chiều rộng vành trên 2,5 cm, phủ được 2/3 khuôn mặt; sử dụng ô; hoặc đeo mắt kính màu sậm bảo vệ mắt với lựa chọn kính chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia UV từ 99-100% để bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh; bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, giúp hạn chế tác động có hại từ tia cực tím; đeo khẩu trang, mặc áo khoác và thoa kem chống nắng… mỗi khi ra ngoài.
Có nên tắm nắng cho trẻ nhỏ?
Tắm nắng cho trẻ nhỏ nhằm phòng ngừa còi xương do thiếu vitamin D, được phổ biến trong cộng đồng trước đây.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Dương Công Minh - Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TPHCM), việc trẻ sơ sinh được đưa ra tắm nắng vào sáng sớm là một hoạt động nằm trong chương trình giáo dục truyền thông chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ nhằm phòng ngừa còi xương do thiếu vitamin D, được phổ biến trong cộng đồng trước đây.
Theo đó, khi em bé vừa chào đời và 2 tuần sau khi sinh, nên cho trẻ tắm nắng. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời lên cơ thể, sẽ tạo ra Vitamin D có hoạt tính sinh học trong cơ thể, đó chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho Canxi lắng đọng vào xương làm gia tăng mật độ xương giúp cho xương chắc khỏe và phát triển chiều cao.
Cách phơi nắng thường thực hiện trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 8 giờ sáng (lúc này nắng dịu và không làm nóng trẻ), khi phơi phải cởi toàn bộ quần áo của con cho ánh nắng trực tiếp chiếu lên da giúp các tiền vitamin D trên bề mặt của da chuyển thành vitamin D hoạt tính.
Tuy nhiên, hiện nay, các nước tiên tiến đã nghiên cứu, điều này khiến da em bé phải chịu tác động quang học không tốt của các của tia cực tím trong khi làn da trẻ trước 6 tháng tuổi còn quá mỏng manh dễ bị tổn thương.
Tia cực tím có ba loại phổ biến: UVA, UVB, UVC. UV được viết tắt của chữ Ultra-violet nhưng chỉ có UVB mới có thể chuyển tiền vitamin D dưới da trở thành vitamin D hoạt tính.
Khi mặt trời ló dạng, tia UVA sẽ được mặt trời phóng thẳng xuống trái đất và là nguyên nhân thầm lặng gây những ảnh hưởng xấu đến cơ thể như lão hóa, đồi mồi, ung thư da,... UVC là loại tia rất nguy hiểm gây ra ung thư da mạnh nhưng may mắn đã bị ngăn lại bởi tầng Ozon.
Đặc biệt, UVB được xem là tia có lợi nhất nhưng có cường độ cao đến mặt đất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
Tuy nhiên, ở khoảng thời gian này, nhiệt độ nắng rất gắt không phù hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em. Chưa kể, nếu phơi nắng trong khoảng thời gian này, bé sẽ "được khuyến mãi" tia UVA (ngoài tia UVB) nên càng hại cho sức khỏe gấp bội.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những lợi bất cập hại lên trẻ khi phơi nắng sớm, nên đưa đến khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể chỉ sử dụng vitamin D trung bình 400 IU hằng ngày, không cần phải phơi nắng và có thể uống vitamin D kéo dài ít nhất đến 12 tháng (theo khuyến cáo của viện Hàn lâm Y khoa Hoa Kỳ).
Sau khi bé đã lớn trên 12 tháng tuổi và đã có thể sử dụng sữa công thức hoặc sữa bò đảm bảo 1 ngày có thể uống được 1 lít trở lên, xem như lượng vitamin D trong sữa đủ cho cơ thể.
Tuy nhiên, rất ít bé có thể uống đạt đến 1 lít trong một ngày. Vì vậy, khuyến cáo với trẻ trước 6 tháng tuổi nên uống vitamin D trung bình 400 IU/ngày và có thể uống kéo dài ít nhất đến 12 tháng tuổi, và nếu có điều kiện có thể cho trẻ uống đến 2 tuổi.
Bác sĩ Dương Công Minh lưu ý bậc phụ huynh, những trẻ uống sữa mẹ càng phải bổ sung uống vitamin D thêm vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể, dưỡng chất, chất béo... nhưng ngược lại vitamin D rất ít.
Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp hấp thụ vitamin D lại không hại da Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt là các bé sơ sinh giúp bé hấp thụ vitamin D và phát triển cơ, xương, khớp. Tác dụng của tắm nắng Tắm nắng cho trẻ sơ sinh hay còn gọi là để trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để da...