Các phương pháp điều trị cao huyết áp ở bà bầu an toàn, hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp ở bà bầu thì một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với lối sống khoa học sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và ổn định tình trạng huyết áp của mình.
Điều trị cao huyết áp ở bà bầu không hề đơn giản. Bởi đây là đối tượng đặc biệt, không thể áp dụng các biện pháp điều trị thông thường. Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp cho phụ nữ mang thai là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc bạn cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bởi một số sản phẩm có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cao huyết áp ở bà bầu. Các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc được khuyến cáo thực hiện.
Các phương pháp điều trị cao huyết áp ở bà bầu thường gặp – Ảnh: Internet
1. Cơ sở xác định phương pháp điều trị cao huyết áp ở bà bầu
Phương pháp điều trị cao huyết áp ở bà bầu được xác định dựa trên các cơ sở:
- Sức khoẻ tổng thể và lịch sử y tế của người mẹ.
- Mang thai lần đầu hay các lần sau đó? Thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi? Mang đơn thai hay đa thai? Độ tuổi mang thai của người mẹ.
- Mức độ cao huyết áp nằm trong thể nào? Cao huyết áp mãn tính, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật nhẹ hay tiền sản giật trên nền cao huyết áp mãn tính?
- Khả năng đáp ứng của người mẹ với đơn thuốc hoặc các liệu pháp điều trị cụ thể.
2. Các phương pháp điều trị cao huyết áp ở bà bầu
Hiện nay điều trị cao huyết áp ở bà bầu được thường có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có điều trị cao huyết áp sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc.
2.1. Điều trị cao huyết áp ở bà bầu không dùng thuốc
Đây là phương pháp điều trị được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ. Thai phụ mới bị tăng huyết áp và có thể kiểm soát được. Điều trị không dùng thuốc được thực hiện bởi chế độ ăn uống và thay đổi lối sống cho người mẹ. Kết quả các thử nghiệm cho thấy phương pháp này ít ảnh hưởng đến kết cục của thai kỳ.
- Để điều trị cao huyết áp ở bà bầu bằng chế độ ăn uống bạn cần xây dựng một kế hoạch khoa học dựa trên khuyến cáo của bác sĩ. Theo đó, chế độ ăn uống của bà bầu cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thuộc bốn nhóm dinh dưỡng chính bao gồm: Carbohydrate, Protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Video đang HOT
Tuy nhiên bà bầu nên sử dụng các loại ngũ cốc dạng hạt thay cho tinh bột. Bổ sung chất béo lành mạnh có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu phộng, hướng dương, hạnh nhân… Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn dễ gây tăng cân, béo phì.
Điều trị cao huyết áp ở bà bầu không dùng thuốc – Ảnh: Internet
- Không nên uống bia, rượu và caffein trong quá trình mang thai. Bởi đây là những tác nhân có nguy cơ cao gây tăng huyết áp. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần hạn chế sử dụng muối và thay bằng các loại gia vị tươi như rau thơm, hạt tiêu xanh…Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu magie, kali, canxi cho cơ thể.
- Áp dụng các phương pháp tập luyện, vận động nhẹ nhàng với cường độ phù hợp. Mẹ bầu có thể chơi một số môn thể thao lành mạnh như bơi lội, hoặc đơn giản chỉ là đi bộ 30 phút mỗi ngày. Trước khi tập luyện nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng kế hoạch phù hợp.
- Tránh xa khói thuốc lá, giữ tinh thần vui vẻ, loại bỏ căng thẳng, stress.
Điều trị không dùng thuốc ccho người cao huyết áp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mách bạn 8 phương pháp điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc hiệu quả.
2.2. Điều trị cao huyết áp ở bà bầu bằng thuốc
Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp ở bà bầu thường được áp dụng với trường hợp thai phụ bị cao huyết áp mãn tính, tiền sản giật và tiền sản giật trên nền cao huyết áp mãn tính. Một số trường hợp cao huyết áp thai kỳ cũng được bác sĩ khuyên nên sử dụng thuốc điều trị.
Điều trị cao huyết áp ở bà bầu bằng thuốc cần được thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc được lựa chọn phải đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ cho bà bầu.
Sử dụng thuốc cao huyết áp ở bà bầu theo chỉ dẫn của bác sĩ – Ảnh: Internet
- Điều trị cao huyết áp nặng: Trường hợp chỉ số huyết áp 170/110mmHg ở phụ nữ mang thai cần nhập viện để cấp cứu và điều trị. Thai phụ sẽ được điều trị bằng thuốc với labetalol đường tĩnh mạch.
Uống thuốc methyldopa hoặc nifedipin theo chỉ định của bác sĩ. Lựa chọn thuốc nitroglycerin truyền tĩnh mạch trong trường hợp tiền sản giật theo liều lượng cụ thể.
Các loại thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin, ức chế trực tiếp renin bị chống chỉ định cho bà bầu.
- Điều trị cao huyết áp nhẹ và trung bình: Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ bị tăng huyết áp liên tục có chỉ số> 140/90 mmHg trở lên cần được khởi trị thuốc. Thăm khám định kỳ tại bệnh viện để có phương pháp điều trị cụ thể.
Sức khoẻ của bà bầu rất nhạy cảm, do đó các loại thuốc cần được lựa chọn cẩn thận. Tránh sử dụng atenolol trong quá trình điều trị. Trong trường hợp thai phụ bị tiền sản giật có thể tích huyết tương giảm cần được điều trị lợi tiểu. Nếu thai phụ có dấu hiện sản giật hoặc co giật cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được cấp cứu, điều trị cụ thể.
Cao huyết áp thai kỳ nếu không được phát hiện sớm có thể đe doạ tính mạng cho mẹ và bé. Do đó, trước khi có kế hoạch mang thai bạn cần chuẩn bị tất cả các kiến thức cần thiết. Đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh.
Trong thời kỳ mang thai, hãy đo huyết áp thường xuyên. Đồng thời, mẹ bầu nến đến cơ sở y tế để được tầm soát, tư vấn và điều trị kịp thời.
Ảnh hưởng của cao huyết áp thai kỳ đến sức khoẻ bà bầu và các biến chứng nguy hiểm
Cao huyết áp thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của mẹ và bé? Đây có phải là bệnh lý nguy hiểm không và đâu là các biến chứng thường gặp?
Cao huyết áp thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm, làm tăng nguy cơ tiền sản giật và sản giật ở bà bầu. Cao huyết áp do mang thai nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở mẹ như: Não tăng huyết áp, hội chứng HELLP (tan màu, men gan tăng, số lượng tiểu cầu thấp). Đột quỵ, suy thận, suy tâm thất trái,... thậm chí dẫn đến tử vong.
Đối với thai nhi, cao huyết áp thai kỳ có thể khiến bé bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Nguy cơ tử vong cao do lưu lượng máu ở tử cung, nhau thai giảm gây co thắt mạch, hạn chế tăng trưởng, thiếu oxy máu và bong nhau thai. Nghiêm trọng hơn khi huyết áp tăng cao 160/110 mmHg có thể dẫn đến tử vong ở cả mẹ và bé.
Cao huyết áp thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bà bầu? - Ảnh: Internet
1. Cao huyết áp thai kỳ nguy hiểm như thế nào với mẹ và bé?
Bất cứ trường hợp cao huyết áp nào cũng đều nguy hiểm. Tuy nhiên cao huyết áp ở phụ nữ mang thai còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Bởi phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt rất dễ gặp biến chứng liên quan đến sản giật...Không chỉ vậy nó còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của bé.
- Đối với mẹ, cao huyết áp thai kỳ nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến các tai biến nguy hiểm. Một số tai biến có thể kể đến như: Bong non nhau thai, tai biến mạch mãu não, suy thận, suy tim, đột quỵ...Người bị cao huyết áp thai kỳ nếu không được điều trị sớm rất dễ phát triển thành cao huyết áp mãn tính.
- Mẹ bị cao huyết áp thai kỳ cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Do lưu lượng máu bên trong tử cung, nhau thai bị suy giảm, không đủ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi dẫn đến nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng sinh non, thai chết lưu trong bụng mẹ.
Cao huyết áp thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh: Internet
2. Các biến chứng thường gặp do cao huyết áp thai kỳ
Ngoài những nguy cơ nói trên cao huyết áp thai kỳ còn là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một vài biến chứng thường gặp.
2.1. Các biến chứng tim mạch
Cao huyết áp mãn tính hay cao huyết áp thai kỳ đều gây tổn thương cho tim mạch. Tình trạng tăng huyết áp kéo dài sẽ làm hư lớp nội mạch vành hình thành xơ vữa động mạch. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cơ đau tức ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim ở người bệnh.
Trường hợp này thường xảy ra với thai phụ bị tiền sản giật. Kèm theo đó là dấu hiệu huyết áp cao, có protein trong nước tiểu sau 20 tuần. Nguy cơ suy tim có thể xảy ra với cả những thai phụ có huyết áp ổn định trở lại sau khi sinh.
Cao huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như tai biến mạch máu não. Vậy cần Làm gì khi bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp?
2.2. Hội chứng Hellp do cao huyết áp thai kỳ
Đây là biến chứng thai kỳ liên quan đến tình trạng tan máu, men gan cao, suy giảm số lượng tiểu cầu. Hội chứng Hellp vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai phụ. Nó được coi là biến chứng của tiền sản giật nặng.
Hội chứng Hellp gây tổn thương nghiêm trong đến các cơ quan bên trong của cơ thể. Để hạ huyết áp do hội chứng Hellp cần có sự can thiệt khẩn cấp của bác sĩ. Một số trường hợp thai phụ phải tiến hành sinh non để đảm bảo tính mạng. Một số dấu hiệu của Hellp bao gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, đau vùng thượng vị...
2.3. Biến chứng não do cao huyết áp thai kỳ
Cao huyết áp thai kỳ có thể dẫn đến tai biến mạch máu não nếu không được kiểm soát kịp thời. Biến chứng có thể khiến người bệnh bị xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc toàn thân. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chết não hoặc tử vong ở người bệnh.
Một số trường hợp cao huyết áp khi mang thai dẫn đến thiếu máu não gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu... Cao huyết áp thai kỳ mức độ nặng có thể dẫn đến đột quỵ và để lại những di chứng nặng nề sau khi điều trị.
Thiếu máu não do cao huyết áp thai kỳ gây đau đầu ở bà bầu - Ảnh: Internet
2.4. Các biến chứng gây suy thận
Các biến chứng về thận thường xảy ra với thai phụ bị tiền sản giật trên nền cao huyết áp mãn tính. Tình trạng cao huyết áp có thêm protein niệu làm hư màng lọc của các tế bào thận. Trường hợp này diễn ra trong thời gian dài dẫn đến suy thận.
2.5. Gây tổn thương võng mạc
Cao huyết áp mãn tính hay cao huyết áp đột ngột đều gây tổn thương thành mạch máu võng mạc. Nó là nguyên nhân dẫn đến xơ cứng thành mạch, chèn ép tĩnh mạch, cảm trở tuần hoàn gây tổn thương mắt. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị xuất huyết võng mạc gây suy giảm thị lực, dẫn đến mù loà.
Trên đây là một số thông tin về mức độ nguy hiểm của cao huyết áp thai kỳ và biến chứng của nó. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng tránh và điều trị cao huyết áp trong quá trình mang thai để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.
Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? Mẹ bầu sẽ gặp nguy hiểm gì khi bị cao huyết áp? Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao? là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi mẹ bầu chính là đối tượng dễ bị cao huyết áp hơn so với những đối tượng khác và những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé vô cùng nguy hiểm. Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao ?...