Các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên ăn thịt gà
Theo các nhà dinh dưỡng học, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. Đây là loại thực phẩm có nguồn protein chất lượng cao tương đối rẻ và cực kỳ linh hoạt.
Các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên ăn thịt gà vì rất có lợi cho sức khỏe.
Một số lý do các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên ăn thịt gà:
Nhiều dinh dưỡng: Theo viện dinh dưỡng Quốc gia, thịt gà thuộc nhóm thịt trắng với thành phần chủ yếu là protein, lipit, khoáng can-xi, phốt pho, sắt, albumin… Đặc biệt, các vitamin như A, B1, B2, C, E trong thịt gà còn nhiều hơn so với các loại thịt đỏ khác.
Tốt cho não bộ: Vì đây là loại thực phẩm chất lượng cao nên cơ thể chúng ta rất dễ hấp thụ và tiêu hóa đó. Hàm lượng protein và phức hợp của amino acid có trong thịt gà còn có tác dụng tích cực đến não bộ.
Ngừa ung thư: Cuộc nghiên cứu trên hơn 500.000 người Mỹ cho thấy loại thịt trắng như thịt gà giúp giảm đáng kể nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư.
Tốt cho tim: Ăn thịt gà giúp kiểm soát mức độ homocysteine – là một axit amin có thể gây ra bệnh tim mạch, nhờ đó bảo vệ sức khoẻ của tim. Ăn ức gà có thể giúp ngăn chặn và kiểm soát mức độ homocysteine như bạn mong muốn.
Chống trầm cảm: Thịt gà chứa hàm lượng cao một loại axit amin được gọi là tryptophan. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy thoải mái sau khi ăn thịt gà. Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, hãy ăn vài cánh gà để giúp tăng mức serotonin trong não, từ đó cải thiện tâm trạng và làm giảm sự căng thẳng.
Giúp xương chắc khỏe: Canxi và vitamin D được cho là các yếu tố giúp cho xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, protein cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương và giữ cho khung xương mạnh mẽ.
Thịt gà là nguồn cung cấp protein chất lượng cao. Bởi vậy, việc thưởng thức món này thường xuyên sẽ đảm bảo cho xương của bạn ít nhất một trong nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Ăn gà cũng sẽ giúp bạn luôn có một nụ cười đẹp. Bởi vì hàm lượng phốt pho nhiều có trong thịt gà có tác dụng giúp răng và xương chắc khỏe. Ngoài ra, khoáng chất này cũng giúp duy trì thận, gan và hệ thần kinh trung ương hoạt động tốt hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch: Selenium là một trong những thành phần chính của thịt gà. Vậy selenium là gì? Đây chính là một khoáng chất cần thiết giúp cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể. Nó cũng giúp các tuyến giáp hoạt động tốt hơn đồng thời cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Selenium còn giúp bạn giảm cân cũng như tránh xa một số căn bệnh. Vì vậy, hãy thường xuyên đưa thịt gà vào thực đơn bữa cơm gia đình.
Cải thiện khả năng sinh sản: Bất kể là nam hay nữ, nếu bạn đang muốn có con, hãy thêm thịt gà vào đĩa của mình. Các chuyên gia cho rằng tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, bao gồm các món chế biến từ gia cầm, liên quan đến khả năng sinh sản tốt hơn ở phụ nữ và chất lượng tinh dịch tốt hơn ở nam giới.
Giảm tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng: Tại Mỹ, ung thư đại trực tràng là nguyên nhân đứng thứ ba trong số các ca tử vong do ung thư. Bổ sung thực phẩm có nguồn gốc gia cầm trong chế độ ăn uống của bạn (như thịt gà) có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh này.
Tăng cường sự trao đổi chất: Vitamin B6 có trong thịt gà thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, có nghĩa là nó giúp việc tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn mà không lưu giữ quá nhiều lượng chất béo trong cơ thể, từ đó giúp giảm cân.
Những lưu ý khi ăn thịt gà để đảm bảo sức khỏe
Hạn chế ăn một số phần trên gà:
Video đang HOT
Hạn chế ăn phao câu gà thường xuyên. Trong phao câu là nơi xuất hiệu nhiều tuyến dịch bạch huyết của gà, thực hiện chức năng thu hút vi khuẩn, độc tố gây bệnh, virus để gà khỏe mạnh.
Nơi thu hút nhiều loại khuẩn độc hại nên hạn chế ăn, nếu không muốn cơ thể lây nhiễm các chứng bệnh nguy hiểm.Không ăn nhiều da và cổ gà. Giống với phao câu, phần da thường là nơi thu hút nhiều loại vi khuẩn, cũng như bụi bẩn.
Da gà còn chứa nhiều chất béo, cung cấp nhiều cholesterol nên có thể gây béo phì và các chứng bệnh động mạch ở người lớn tuổi. Da gà quay tuy rất ngon, nhưng khi quay cholesterol trong da gà bị oxy hóa còn gây ra những nguy hại không ngờ đến sức khỏe, có khả năng sinh ra tế bào ung thư lâu ngày.
Nội tạng gà hay còn gọi là lòng gà nên được hạn chế ăn bởi nguy cơ hấp thu các độc tố từ gà. Đặc biệt những bộ phận như gan gà có thể khiến gây ra các nguy cơ nhiễm khuẩn, virus nếu không được chế biến sạch sẽ.
Không nên kết hợp thịt gà với một số loại thực phẩm:
Hạn chế ăn thịt gà chế biến cùng tỏi và hành. Do thịt gà có tính nóng, tỏi cực nóng và hành lại tính àn nó có thể tác động làm rối loạn tiêu hóa, sinh ra các triệu chứng đau bụng, kiết lỵ. Mặc dù về hương vị, tỏi và hành lá cũng thường được kết hợp cùng gà nhưng cũng cần hạn chế ăn nhiều.
Tôm và gà khôn nên kết hợp với nhau, kết hợp ăn sẽ gây ra dị ứng ngứa nhiều, cần giải trừ bằng nước kinh giới.
Tuyệt đối không ăn cá chép cùng thịt gà. Hai nguyên liệu này kết hợp costheer khiến mụn nhọt, nổi ung, mưng mủ và các bệnh da liễu.Hạn chế ăn gà cùng muối vừng và kinh giới có thể gây ảnh hưởng khí huyết, sinh ra các triệu chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt, run chân tay….
Ta thường ăn gà cùng xôi, nhưng nếu ăn nhiều lại không hề tốt khi có thể gây ra các chứng bệnh về sán, khuẩn do phát ứng của thành phần có trong nếp và thịt gà.
Lưu ý khi ăn thịt gà ở những đối tượng sau:
Người có cơ địa mẫn cảm, dễ bi dị ứng khi gặp loại protein lạ sẽ dẫn đến tình trạng nổi mẫn, ngứa, gây khó thở. Chế biến gà theo nhiều cách khác nhau sẽ tốt hơn là ăn gà luộc thông thường, để hạn chế nguy cơ dị ứng nhờ khả năng kiềm hãm từ các thành phần khác như hành, dầu mỡ…
Người đang có vết thương hở, mới xăm mình không nên ăn gà bởi có thể gây sẹo lồi, hoặc gây sậm màu da mới về sau.
Bệnh nhân xơ gan, có dấu hiệu về gan nên hạn chế ăn gà. Do thịt gà tính nóng có thể khiến giảm nhiệt ở gan, làm bệnh tình ngày càng nặng.
Bị viêm khớp, các chứng bệnh về khớp cũng không nên ăn thịt gà, thuốc kháng viêm có thể gây ra phản ứng không tốt đối với thịt gà.
Ăn thịt gà không tốt cho người bị sỏi thận, protein trong thịt gà sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi trong thận.
Người cao huyết áp không nên ăn nhiều thịt gà do có chứa một lượng lớn chất béo gây bão hòa, tạo ra nhiều tác hại đến sức khỏe và tăng cao huyết áp hơn.
Thịt gà tuy an toàn nhưng vẫn có một số nhược điểm cần quan tâm, để sử dụng thịt gà đúng cách và phù hợp. Lưu ý khi ăn thịt gà ở những người có các chứng bệnh về huyết áp, tiểu đường, tim mạch… để hạn chế.
Người tiêu dùng nên cập nhật những giải pháp chế biến thịt gà phù hợp, kết hợp các loại thực phẩm an toàn, để tránh tình trạng phản ứng giữa các thành phần nguyên liệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
7 thực phẩm giúp tăng cân cho trẻ còi cọc
Một trong những thách thức lớn khi nuôi con nhỏ là đảm bảo con nhận đủ dinh dưỡng hàng ngày và tăng cân khỏe mạnh. Ngoài chế độ ăn uống cân bằng, bạn cần đảm bảo cung cấp cho con lượng thực phẩm giàu calo để tránh còi cọc.
1. Khoai tây
Khoai tây chứa carb chuyển hóa thành glucose, được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng.
Bất kỳ glucose nào cơ thể không sử dụng được sẽ được chuyển hóa thành chất béo giúp trẻ tăng cân.
Khoai tây rất giàu carbohydrate, axit amin và chất xơ, giúp trẻ tăng cân lành mạnh.
Ngoài ra, khoai tây còn rất ngon và là món khoái khẩu của trẻ em.
Bạn có thể làm khoai tây nghiền, khoai tây xào, khoai tây bỏ lò,...
Ngoài ra có thể cho trẻ ăn khoai lang, đây cũng là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, có thể giúp trẻ tăng cân.
2. Trứng
Trứng được biết đến là nguồn cung cấp protein, vitamin và chất béo lành mạnh nhất giúp trẻ tăng cân.
Trứng hỗ trợ tăng cân tương ứng và cũng giúp duy trì khung cân nặng khỏe mạnh.
Ngoài việc bổ sung calo vào chế độ ăn uống của con bạn, trứng còn giúp ích cho sự phát triển quan trọng của não và hệ thần kinh.
Bạn có thể cho con ăn một quả trứng luộc mỗi buổi sáng.
3. Chuối
Chuối là nguồn cung cấp năng lượng nhanh nhất và chứa nhiều carbohydrate lành mạnh để tăng cân. Trung bình, một quả chuối được biết là có khoảng 105 calo.
Bạn có thể cho con ăn chuối trực tiếp hoặc làm sữa lắc, salad trái cây hoặc món tráng miệng với kem.
4. Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa cơ bản như sữa, phô mai và bơ là thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống của trẻ.
Sữa cung cấp canxi giúp xây dựng xương chắc khỏe và duy trì sức khỏe tổng thể của con bạn.
Hãy cho trẻ uống ít nhất hai ly sữa mỗi ngày để đạt được mục tiêu tăng cân.
Ngoài cách cho trẻ uống sữa tươi, bạn có thể cho con ăn ngũ cốc hoặc sữa lắc.
Bơ cũng là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh chính giúp thúc đẩy quá trình tăng cân.
5. Thịt gà
Thịt gà là nguồn giàu protein giúp xây dựng cơ bắp. Đây là cách giúp con tăng cân lành mạnh và không quá mập.
6. Quả, hạt sấy khô
Quả, hạt sấy khô không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất xơ, giúp tăng lượng calo tổng thể trẻ nạp vào.
Ngoài ra chúng còn có khả năng tăng miễn dịch cho con bạn.
Bạn có thể xay các loại quả, hạt khô với nhau thành bột để ăn cùng sữa, hoặc cho trẻ ăn như món ăn vặt.
Hạt điều, hạnh nhân, chà là, mơ khô, hạt dẻ cười,... đều là những lựa chọn tốt cho con bạn.
7. Yến mạch
Ngoài việc giúp trẻ tăng cân, yến mạch còn có vô số lợi ích dinh dưỡng khác.
Do hàm lượng chất xơ phong phú, yến mạch có thể hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón.
Yến mạch chứa nhiều sắt, kẽm, magiê và thiamine, là một trong những món ăn tốt nhất để bắt đầu ngày mới.
Dù bạn đang tìm cách tăng cân cho trẻ 1 tuôi hay trẻ đi học thì yến mạch đều có thể là lựa chọn phù hợp.
7 thực phẩm "đại kỵ" với người bị bệnh xương khớp Lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống của người bị xương khớp vô cùng quan trọng. Dưới đây là 7 thực phẩm người bệnh nên tránh để giảm các cơn đau, tránh bệnh nặng thêm. Người bị xương khắp hẹn chế ăn hải sản Ảnh minh họa Món ăn đầu tiên bị liệt vào "danh sách đen" của những ai mắc...