Béo phì: Gánh nặng dinh dưỡng trẻ em Việt
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng, học sinh Việt Nam đang đối mặt với nhiều hệ lụy sức khỏe khi tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng tăng.
Nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ khẩu phần ăn ở cả gia đình và nhiều cơ sở giáo dục hiện hầu như chỉ được kiểm soát bằng cảm tính, chưa được xây dựng một cách khoa học.
Tăng cường vận động sẽ làm giảm tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em. Ảnh: S.T
Nhiều hiểm nguy
TS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, một trong những nguy cơ cao gây ra các bệnh không lây nhiễm là tình trạng thừa cân béo phì. Cụ thể, tại Việt Nam, trong 10- 20 năm trở lại đây, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng gấp ba lần. Bên cạnh đó, nếu như trước kia, chủ yếu béo phì hay gặp ở nữ giới thì giờ tỷ lệ này cũng đang tăng ở nam giới và đặc biệt tăng nhanh ở lứa tuổi trẻ em.
Theo chuyên gia này, một nghiên cứu mới nhất ở trường tư thục cho thấy, tỷ lệ học sinh béo phì lên tới 30%. Đây là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sự bùng nổ bệnh mãn tính không lây như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, phổi và hen tắc nghẽn mãn tính… Trong 10-20 năm nữa, nếu chúng ta không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngay từ hôm nay.
Thống kê chưa đầy đủ của Viện Dinh dưỡng sau 1 năm nghiên cứu (2017-2018) trên đối tượng là học sinh tiểu học, THCS và THPT tại 75 trường thuộc 25 xã, phường của Hà Nội, TPHCM, Thái Nguyên, Nghệ An và Sóc Trăng, nhận thấy trẻ em ở vùng nông thôn có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao; thừa cân, béo phì tập trung ở vùng thành thị (tình trạng thừa cân béo phì của học sinh tiểu học thành thị chiếm 41,9%, trong khi tỉ lệ này ở nông thôn là 17,8%).
Về ảnh hưởng của thừa cân, béo phì, theo một số chuyên gia tâm lý, nếu không có biện pháp can thiệp sớm sẽ gây nhiều hệ lụy nguy hiểm. Qua phản ánh của nhiều bậc phụ huynh có con mắc thừa cân, béo phì cho thấy, khi đến trường trẻ hay bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Điều này kéo dài sẽ khiến trẻ thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn, nặng hơn có thể là trầm cảm.
Video đang HOT
Bà Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng cảnh báo, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như thoái hóa khớp, cong xương đùi, đau thắt lưng; hay bên cạnh đó là tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh đái tháo đường typ 2, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút. Ngoài ra, béo phì ở trẻ còn làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi, giảm thông khí, ngừng thở khi ngủ…
Về nguyên nhân của tình trạng nêu trên, theo Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nguyên nhân chính là do các bậc phụ huynh đang tạo thói quen xấu bằng cách cho trẻ sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, lạm dụng đồ uống có ga, ăn nhiều đồ ngọt. “Việc lạm dụng đồ ngọt sẽ gây ra cản trở hấp thụ canxi cho trẻ em. Bên cạnh đó, thói quen chỉ cho trẻ ăn một loại đồ ăn, lặp lại nhiều lần, nhiều bữa liên tiếp cũng khiến trẻ dễ béo phì do trẻ có mong muốn ăn loại thực phẩm đó với số lượng lớn”, chuyên gia này phân tích.
Xây dựng thực đơn khoa học
Ngoài vấn nạn béo phì, trẻ em Việt cũng đang đối diện gánh nặng suy dinh dưỡng khi qua nhiều năm tỉ lệ này có giảm nhưng chưa bền vững. Một trong các nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên xuất phát từ việc ăn uống không hợp lý tại cả gia đình và trường lớp. Trẻ mầm non nói chung chỉ đạt 2/3 nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị; trẻ ở độ tuổi 6-11 không đạt nhu cầu khuyến nghị. Ngoài ra, có nhiều trường hợp trẻ em ở cả nông thôn và thành phố thiếu can xi hoặc có tỷ lệ can xi/phốt pho chưa hợp lý.
Theo PGS, TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia, khẩu phần ăn của học sinh tiểu học ở nước ta hiện đáp ứng nhu cầu cao hơn khuyến nghị về năng lượng và protein. Tuy nhiên, khẩu phần ăn của học sinh THCS lại chưa đạt mức khuyến nghị, đặc biệt là về mức năng lượng, khẩu phần can xi, sắt, kẽm và nhiều nhóm vitamin A, B, C.
Còn quan điểm của TS. Sơn thì cho rằng, bữa ăn học đường của học sinh tiểu học và THCS nước ta dù đã cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như chưa có danh mục thực phẩm cung cấp năng lượng hay vi chất thiết yếu theo nhóm tuổi, theo mùa.
Vị chuyên gia này phân tích, bữa ăn học đường chiếm phần quan trọng trong khẩu phần ăn thực tế hàng ngày của trẻ em. Khẩu phần thiếu hợp lý sẽ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu vi chất hoặc thừa cân, béo phì… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, quá trình phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em nói riêng, sự gia tăng tăng trưởng của người Việt Nam nói chung.
Gần đây nhất khi tham gia nghiên cứu dinh dưỡng bữa ăn học đường cho trẻ em Hà Nội, TS. Sơn cho biết, đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh đến việc giảm lượng đường và lượng muối. Đặc biệt, thực đơn bữa ăn học đường được tính toán 4 tuần mới quay lại món ăn cũ để tạo ra sự đa dạng cho bữa ăn, bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho trẻ em.
Lời khuyên của TS. Sơn là các gia đình nên cho trẻ ăn phong phú các loại thức ăn để trẻ đủ dinh dưỡng và các vi chất cần thiết. Bởi nếu kéo dài việc ăn một, vài loại thức ăn cố định sẽ khiến trẻ thiếu vi chất. “Thiếu vi chất làm chậm lại quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng khiến trẻ béo hơn”, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam lo ngại.
Ngoài ra, để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho học sinh các cấp học, theo các chuyên gia, cần bảo đảm đáp ứng từ 45-55% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, các vi chất thiết yếu đối với học sinh tiểu học; 30-40% nhu cầu đối với học sinh THCS; khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, muối; hình thành thói quen ăn uống tốt, tăng cường tập thể dục thể thao trong giai đoạn học đường.
Ngoài ra, để giúp trẻ phát triển toàn diện, các chuyên gia y tế cho rằng việc vận động cũng rất quan trọng. Trong một số nghiên cứu cho thấy, người Việt không chú ý nhiều đến vận động. “Các bậc phụ huỵnh nên chú ý nguyên tắc “5 2″ tức là 5 ngày tập thể dục và 2 ngày chơi thể thao”, TS. Sơn cho hay.
Dương Ngân
Theo baohaiquan
Béo phì làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm
Trong 10-20 năm, tỷ lệ thừa cân béo phì tại Việt Nam đã tăng gấp ba lần. Tình trạng này diễn ra không chỉ ở thành phố lớn mà còn gặp ở một số vùng nông thôn.
TS Trương Hồng Sơn chia sẻ thông tin về tình trạng béo phì gia tăng nhanh tại Việt Nam.
Béo phì làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm
Theo TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, trong 20 năm qua, vấn đề dinh dưỡng và lối sống ảnh hưởng đến các bệnh không lây nhiễm. Đặc biệt, một trong những nguy cơ cao gây ra các bệnh không lây nhiễm là tình trạng thừa cân béo phì.
"Hầu hết các nước trên thế giới đều tuyên bố thành công giảm suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, hiện chưa có nước nào tuyên bố thành công trong việc giảm tình trạng thừa cân, béo phì. Tại Mỹ, cứ ba người thì có hai người béo phì. Đặc biệt, trong 20-30 năm qua, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng nhanh nhất ở nước có thu nhập trung bình chứ không chỉ ở những nước phát triển như trước kia", BS Sơn cho biết.
Tại Việt Nam, trong 10-20 năm, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng gấp ba lần. Trước kia, chủ yếu béo phì hay gặp ở nữ giới thì giờ tỷ lệ này cũng đang tăng ở nam giới và đặc biệt tăng nhanh ở lứa tuổi trẻ em.
Theo BS Sơn, một nghiên cứu mới nhất ở trường tư thục cho thấy, tỷ lệ học sinh béo phì lên tới 30%. Đây là nguyên nhân gây ra sự bùng nổ bệnh mãn tính không lây như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, phổi và hen tắc nghẽn mãn tính... trong 10-20 năm nữa, nếu chúng ta không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngay từ bây giờ.
"Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ tăng nhanh là do cha mẹ chúng ta đang tạo cho con thói quen xấu. Qua thăm khám cho các cháu, chúng tôi thấy tình trạng các bậc phụ huynh cho con em mình sử dụng thức ăn nhanh tăng nhanh, đặc biệt tại các thành phố lớn", BS Sơn nói.
Vì thế, chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, các bậc phụ huynh không nên lạm dụng thức ăn nhanh. Việc cho con em mình uống nhiều nước ngọt sẽ càng làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì. Bởi vì lạm dụng đồ ngọt sẽ gây ra cản trở hấp thụ canxi cho trẻ em.
Ăn đơn giản làm gia tăng béo phì
Việc ăn tập trung vào một số loại thức ăn chủ yếu sẽ dễ dẫn tới tình trạng béo phì. TS Trương Hồng Sơn lý giải điều này rằng, nếu chúng ta ăn đa dạng, thì mỗi loại thức ăn sẽ cung cấp các vi chất, dinh dưỡng riêng. Và bên cạnh đó, nếu ăn đa dạng, con người sẽ ăn mỗi thức ăn một chút. Nhưng nếu chỉ ăn một loại thức ăn, sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn để cung cấp năng lượng.
"Các nghiên cứu cho thấy, nếu cứ ăn đơn giản một loại thức ăn như trẻ chỉ thích ăn thịt lợn kho, sẽ có mong muốn ăn với số lượng lớn hơn. Đó là lý do, vì sao mà ăn đơn giản chỉ là thịt lợn kho, trẻ vẫn có nguy cơ béo phì", BS Sơn nói.
Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng này, trong một thực phẩm, thông thường có 20 loại vi chất. Có những loại vi chất có ở thực phẩm này nhưng lại thiếu ở thực phẩm khác. Khi sử dụng thực phẩm không đa dạng, sẽ dẫn tới tình trạng thiếu một số vi chất khác mà những vi chất này đôi khi tham gia quá trình đốt cháy năng lượng, chuyển hóa. Thiếu vi chất làm chậm lại quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng làm trẻ béo hơn.
LÂM TRẦN
Theo Nhân dân
Vũ khí bí mật ngăn ngừa nạn béo phì ở trẻ em Nhật Bản Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia phát triển có chế độ ăn dinh dưỡng cao nhưng lại không gây béo phì cho trẻ em. Một buổi ăn trưa tại trường mẫu giáo ở Yokohama (Nhật Bản). Ảnh: AFP Theo một báo cáo gần đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Nhật Bản đứng đầu các bảng xếp...