Bài thuố.c chữa bệnh từ quả sung
Quả sung được biết đến là loại quả tốt cho sức khỏe, dưới đây là các bài thuố.c chữa bệnh từ quả sung bạn có thể tham khảo.
Tác dụng của quả sung
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của quả sung.
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Từ xa xưa, quả sung được dùng như vị thuố.c điều trị thay thế cho những vấn đề liên quan đến tiêu hóa, nổi bật phải kể đến chứng táo bón. Trong quả sung có khá nhiều chất xơ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hàm lượng chất xơ này sẽ làm mềm và bổ sung thêm lượng lớn vào trong phân, làm giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
Các chất xơ cũng đóng vai trò như loại tiề.n sinh học hoặc cũng có thể là thức ăn cho các vi khuẩn lành mạnh bên trong đường ruột. Một nghiên cứu được thực hiện với 150 người bị tình trạng ruột kích thích đi kèm táo bón đã cho thấy, khi họ ăn khoảng 45g sung khô mỗi ngày thì các triệu chứng như đau, đầy hơi và cả táo bón giảm đi đáng kể.
Một nghiên cứu khác được thực hiện với 80 người cũng cho thấy, việc bổ sung thêm 300g bột sung mỗi ngày đều đặn trong 8 tuần sẽ làm cho tình trạng táo bón giảm đi đáng kể so với nhóm đối chứng.
Hỗ trợ sức khỏe mạch má.u và tim
Tác dụng của sung còn là giúp huyết áp và mỡ má.u được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, sức khỏe của các mạch má.u cũng được ghi nhận ở mức tốt hơn, đồng thời làm giảm tỷ lệ bị mắc phải các bệnh về tim mạch chuyển hóa.
Sau khi thực hiện một nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, chiết xuất từ quả sung có thể làm giảm huyết áp ở trên những con chuột với chỉ số huyết áp từ bình thường cho đến cao. Theo những nghiên cứu trên động vật, cholesterol toàn phần được cải thiện đáng kể.
Các cholesterol HDL và chất béo trung tính cũng ở trạng thái tốt hơn khi được bổ sung thếm chiết xuất lá của cây sung.
Tuy nhiên một nghiên cứu thực hiện với 83 người trong khoảng 5 tuần có hàm lượng cholesterol LDL (xấu) cao, thì việc bổ sung thêm 120g sung khô vào chế độ ăn hàng ngày đã ghi nhận kết quả như sau: Hàm lượng mỡ má.u không có sự thay đổi so với nhóm thực hiện đối chứng.
Cho đến nay, chúng ta vẫn cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để có thể phân tích và hiểu rõ được mối quan hệ của quả sung đối với sức khỏe của tim mạch.
Quả sung rất tốt cho sức khỏe.
Cải thiện sức khỏe làn da
Trong quả sung nhiều dưỡng chất có lợi với làn da, nhất là những người có tình trạng viêm da dị ứng, da khô. Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu với 45 tr.ẻ e.m bị viêm da và cho thấy kết quả khá tốt. Họ sử dụng kem có chiết xuất từ quả sung khô hai lần/ngày trong 2 tuần liên tục. Các triệu chứng của bệnh viêm da cũng được cải thiện hơn rất nhiều so với các phương pháp điều trị khác.
Bên cạnh đó, chiết xuất từ các loại trái cây (có cả quả sung) cũng cho thấy được chúng có khả năng chống oxy hóa đối với các tế bào da. Không những thế, chúng còn làm giảm sự phâ.n hủ.y các collagen và làm chậm lại sự xuất hiện của các nếp nhăn.
Video đang HOT
Vì vậy vẫn rất khó để có thể xác định được các tác động tích cực đối với làn da là do chiết xuất của quả sung hay là các loại quả khác. Các nhà nghiên cứu vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để làm sáng rõ tác dụng của quả sung đối với làn da.
Trong một nghiên cứu được đăng ở trên tờ Tạp chí Da liễu Quốc tế cho thấy, 25 người bị mụn cóc thông thường đã bôi mủ sung ở một bên và một bên dùng phương pháp áp lạnh từ quả sung. Kết quả cho thấy, 44% số người tham gia bôi mủ sung đã giải quyết được mụn cóc hoàn toàn. Bên cạnh đó thì phương pháp áp lạnh lại cho kết quả đáng kinh ngạc hơn với 56% còn lại.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn không hiểu được lý do vì sao quả sung có thể giải quyết được vấn đề mụn cóc. Mủ của cây sung có thể mang đến những giải pháp điều trị khá an toàn và cũng rất dễ sử dụng mà lại ít tác dụng phụ.
Bên cạnh những lợi ích nổi bật kể trên thì các nhà khoa học cũng cho thấy quả sung còn có khả năng làm giảm lượng đường huyết, cải thiện sức khỏe của tóc và có thể hạ cơn sốt. Tuy nhiên, các công dụng này vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để chứng thực được khả năng của chúng đối với sức khỏe.
Bài thuố.c chữa bệnh từ quả sung
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BS Vũ Duy Thành cho biết, quả sung vị ngọt tính bình quy kinh phế đại tràng, có thể dùng tươi hay khô:
Dùng tươi: Quả sung tươi hàm lượng calo thấp và có thể làm thành món ăn nhẹ. Để sử dụng quả sung tươi cần đem ngâm nước muối 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước.
Dùng khô: Quả sung khô chứa nhiều đường và calo nên ăn vừa phải. Để làm quả sung khô cần đem rửa sạch rồi phơi khô trong bóng dâm.
Dùng bột sung chữa đau dạ dày
Rửa sung sạch ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút. Sau đó vớt sung ra để ráo nước. Tiếp theo bổ quả sung làm đôi, đem phơi khô, sao vàng và tán thành bột mịn cho vào hũ để nơi thoáng mát.
Khi bị đau dạ dày, lấy 2 thìa cà phê bột sung đem pha với 100ml nước ấm uống. Mỗi ngày 2 – 3 lần trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng, uống trong 7-10 ngày.
Sung khô ngâm nước trị đau dạ dày
Buổi tối trước khi đi ngủ, lấy 3 quả sung khô cho vào ly nước ấm ngâm để qua đêm, sáng hôm sau ngủ dậy chắt nước sung ngâm uống khi bụng đang trống rỗng và ăn cả quả sung. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần, kéo dài 2 – 3 tháng.
Chữa viêm họng
Cách 1: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút đưa vào họng trong 5-7 ngày.
Cách 2: Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
Chữa táo bón
Cách 1: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày trong 5-7 ngày.
Cách 2: Sung chín ăn mỗi ngày 3 – 5 quả trong 5-7 ngày.
Cách 3: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày trong vòng 1 tuần.
Những lưu ý khi sử dụng quả sung
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BS Vũ Duy Thành cho biết, quả sung tuy tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng cần lưu ý những điều sau:
- Tiếp xúc da với quả sung hoặc nhựa lá sung có thể gây phát ban ở những người nhạy cảm.
- Do quả sung có hàm lượng chất xơ cao, nên ăn quá nhiều quả sung đặc biệt là quả sung khô có thể gây tiêu chảy.
- Không dùng cho người dị ứng với thành phần lá quả, nhựa sung.
10 bài thuố.c trị bệnh có xác ve sầu
Ở Việt Nam và Trung Quốc sử dụng xác lột của con ve như một vị thuố.c. Xác ve sầu còn có tên là thuyền toái, thiến toái, thiền xác, thiền tuế.
Dưới đây là 10 bài thuố.c trị bệnh có vị thuố.c xác ve sầu.
1. Vị thuố.c xác ve sầu
Theo y học cổ truyền, ve sầu có vị ngọt, mặn, tính mát, đi vào kinh can và phế. Có tác dụng tán phong nhiệt, giải kinh tuyên phế, thấu đậu chẩn. Dùng chữa các chứng ngứa, như đậu chẩn, phong chẩn, trẻ con kinh giật, trúng gió choáng váng, mất tiếng, mắt có màng mộng, viêm tai giữa.
Trên thế giới có hơn 2.000 loài ve sầu, trong đó phổ biến là ve sầu châu chấu, ve sầu dế, ve sầu lạnh Mông Cổ, ve sầu gấu Takasago...
Xác ve sầu là một vị thuố.c quý trong Đông y.
Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy vỏ ve sầu chứa chitin, protein, axit amin, axit hữu cơ, hợp chất phenolic và các nguyên tố vi lượng khác nhau, trong đó có 16 nguyên tố thiết yếu cho cơ thể con người, chẳng hạn như sắt, mangan, canxi, magie, kẽm, phốt pho, v.v. có tác dụng an thần, giảm đau, chống co giật, chống dị ứng, chống virus, chống khối u và các tác dụng khác. Nó có thể được sử dụng lâm sàng để điều trị các bệnh khác nhau ở nhiều khoa khác nhau như nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa.
Theo nghiên cứu y học, sự thiếu hụt mangan trong cơ thể con người có thể gây co giật, đặc biệt là ở tr.ẻ e.m, những đối tượng dễ bị co giật và quấy khóc vào ban đêm. Tác dụng chống co giật của xác ve sầu có liên quan đến hàm lượng mangan cao.
Liều dùng: 2 - 5 gam dưới dạng thuố.c sắc hoặc thuố.c bột.
2. Bài thuố.c chữa bệnh có xác ve sầu
2.1. Vị thuố.c có xác ve sầu chữa chứng viêm phế quản , ho mất tiếng:
Thuyền thoái 3g, cát cánh 5g, ngưu bàng tử 10g, cam thảo 3g. Đổ 400ml sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuố.c còn ấm.
2.2. Chữa phong chẩn ở tr.ẻ e.m: Dùng 8g thuyền thoái, 8g kim ngân hoa, 8g bồ công anh, 8g xích thược, 6g bạc hà, 2g kinh giới sắc với 400ml còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuố.c còn ấm.
2.3. Chữa bệnh sởi: Dùng 6g thuyền thoái, 12g cát căn, 8g liên kiều, 6g xích thược, 4g bối mẫu, 6g kinh giới, 2g cam thảo sắc với 400ml nước còn 200ml chia uống cả ngày. Uống khi thuố.c còn ấm.
2.4. Chữa kinh phong co giật:Xác ve sầu, thiên nam tinh, cam thảo, sinh khương đại táo, mỗi vị 3g; toàn yết 1,5g. Tất cả làm khô, tán bột, uống làm 2- 3 lần trong ngày. Uống khi thuố.c còn ấm.
2.5. Chữa chứng khóc đêm ở trẻ (khóc dạ đề): Dùng 7 đến 9 xác ve sầu, ngắt bỏ đầu, chân cùng với 2 ngọn rau kinh giới cho vào chén con chưng cách thủy hoặc hấp cơm lấy nước cho trẻ uống.
2.6. Mụn nhọt thể dương mới phát ở vùng đầu mặt : Cam thảo (sống) 10g, sinh địa 60g, tang diệp 60g, thuyền thoái 20g. Sắc với 400ml còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuố.c còn ấm.
2.7. Mắt có màng mộng:Thuyền thoái (bỏ đầu, chân), xà thoái, xuyên khung, chích thảo mỗi thứ 3g; bạch tật lê, phòng phong, xích thược mỗi thứ 12g, thương truật, đương quy mỗi thứ 8g; thạch quyết minh 20g sắc với 400ml còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuố.c còn ấm.
Cát cánh phối hợp với xác ve sầu và một số vị thuố.c chữa viêm phế quản.
2.8. Mắt sưng đỏ:Thuyền thoái, đăng tâm thảo đều 5g; kim ngân hoa, long đởm thảo, thảo quyết minh, sinh địa, cúc hoa đều 12g; liên kiều 10g sắc với 400ml còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuố.c còn ấm.
2.9. Trị bệnh uốn ván: Lấy ve sầu, cắt bỏ đầu và chân, lau khô rồi xay mịn. Người lớn nên uống một ngày 3 lần, mỗi lần 3 đến 5 gam, pha với 2 lạng rượu gạo. Đối với tr.ẻ e.m, giảm liều lượng.
2.10. Chữa bệnh mề đay mạn tính:Xác ve sầu, bạch tật lê xay bột, và một lượng mật ong thích hợp để làm thành viên, mỗi viên nặng 3g. Uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 viên, với nước ấm.
3. Những kiêng kỵ khi dùng bài thuố.c có xác ve sầu
Phụ nữ có thai thuyệt đối không được dùng, bệnh nhân vàng da, phát ban, suy nhược cơ thể và cảm lạnh không nên dùng. Một số người mẫn cảm với các thành phần có trong xác ve thì thận trọng khi dùng.
Nếu dùng xác ve có các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, phù mặt, mệt mỏi cần đến bệnh viện ngay để các bác sĩ có chuyên môn xử lý kịp thời.
Lưu ý: Các bài thuố.c chỉ mang tính tham khảo. Khi có bệnh người bệnh cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ y học cổ truyền. Tránh tự ý dùng thuố.c mà tiề.n mất tật mang.
Uống trà vỏ chuối có tác dụng gì? Trà vỏ chuối có nhiều công dụng bất ngờ với sức khỏe như: cải thiện hệ tiêu hóa, giảm trầm cảm, chống viêm... Giảm trầm cảm Hàm lượng tryptophan cao trong chuối, kết hợp với vitamin B6 trong vỏ chuối, có thể giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm trạng khác. Tryptophan chuyển thành...