Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Cảm lạnh và cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nhưng khác nhau về triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
1. Nguyên nhân
- Cảm lạnh: Do nhiều loại virus khác nhau gây ra, phổ biến nhất là rhinovirus (chiếm 30-50% trường hợp). Ngoài ra, theo Cleverland Clinic, virus corona, parainfluenza, adenovirus cũng có thể gây cảm lạnh.
- Cúm: Do virus cúm (influenza virus) gây ra, có 3 loại chính: A, B và C. Loại A và B là nguyên nhân chủ yếu của các đợt bùng phát dịch cúm mùa hằng năm.
Khi cúm, bạn thường được tư vấn uống thuốc để giảm nhanh các triệu chứng. Ảnh minh họa: Pexels
2. Thời gian khởi phát
- Cảm lạnh: Triệu chứng xuất hiện từ từ, thường 2-3 ngày sau khi nhiễm virus. Bệnh kéo dài 5-10 ngày, các triệu chứng nặng nhất trong 3-4 ngày đầu, sau đó giảm dần.
- Cúm: Triệu chứng xuất hiện rất nhanh, có thể trong vài giờ sau khi nhiễm virus. Bệnh kéo dài 7-14 ngày, nhưng cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài nhiều tuần sau khi khỏi bệnh.
3. So sánh triệu chứng của cảm lạnh và cúm (nguồn Webmd):
4. Cách điều trị
a. Cảm lạnh:
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C.
- Dùng thuốc giảm đau hạ sốt nếu cần.
- Thuốc xịt mũi hoặc súc miệng nước muối để giảm nghẹt mũi, đau họng.
- Không cần dùng kháng sinh vì cảm lạnh do virus gây ra.
Video đang HOT
b. Cúm:
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể.
- Nếu sốt cao, đau nhức nặng, có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt.
- Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus (Tamiflu, Relenza) uống trong vòng 48 giờ sau khi có triệu chứng.
- Tránh lạm dụng thuốc ho hoặc thuốc giảm triệu chứng nếu không cần thiết.
5. Cách phòng tránh
- Cảm lạnh: Không có vắc xin phòng bệnh, nên quan trọng nhất là giữ vệ sinh tay, tránh tiếp xúc với người bệnh.
- Cúm: Tiêm vắc xin hằng năm giúp giảm nguy cơ mắc cúm và biến chứng.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bạn cần đi khám ngay:
- Sốt cao liên tục (hơn 39 độ C) kéo dài hơn 3 ngày.
- Khó thở, đau tức ngực, tím tái.
- Ho dai dẳng hơn 2 tuần hoặc có đờm màu vàng, xanh.
- Đau tai, đau xoang dữ dội.
- Cảm giác kiệt sức, lú lẫn, mệt mỏi quá mức.
Như vậy, cảm lạnh là bệnh nhẹ, chủ yếu gây khó chịu ở mũi, họng. Cúm nặng hơn, gây sốt cao, mệt mỏi kéo dài và có nguy cơ biến chứng. Cách tốt nhất để phòng cúm là tiêm vắc xin hằng năm, rửa tay thường xuyên và giữ gìn sức khỏe tốt.
Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi?
Cảm lạnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhất là những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Mặc dù cảm lạnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh.
Hầu hết bệnh nhân cảm lạnh đều tự phục hồi và khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh vẫn có thể kéo dài đối với những người hút thuốc hay có hệ miễn dịch yếu.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh?
Có rất nhiều loại virus khác nhau là nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh, nhưng phổ biến nhất vẫn là Rhinovirus.
Virus cảm sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường miệng, mắt và mũi. Ngoài ra, chúng còn có thể lây truyền nhanh chóng qua giọt bắn trong không khí mỗi lúc người bệnh ho; hắt hơi hoặc nói.
Hơn nữa, người bình thường cũng rất dễ lây bệnh này nếu dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân chẳng hạn như khăn, đồ chơi hoặc điện thoại.
Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, bao gồm:
Tuổi tác: trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cao do sức đề kháng của các bé còn yếu; chưa có khả năng chống lại các tác nhân gây hại thông thường.
Hệ miễn dịch yếu: những người đang mắc phải bệnh lý mạn tính hoặc có hệ miễn dịch kém; suy dinh dưỡng có khả năng bị cảm lạnh cực cao.
Thời tiết: mùa thu và mùa đông thời điểm khí hậu thường xuyên thay đổi thất thường. Đây cũng là lúc trẻ em và người lớn dễ bị cảm lạnh nhất.
Hút thuốc: những đối tượng thường xuyên hút hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Uống nước ấm có công dụng hiệu quả đối với việc điều trị cảm lạnh.
Xử trí khi bị cảm lạnh
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như các dấu hiệu biểu hiện khi bị cảm lạnh mà có thể áp dụng biện pháp điều trị cảm lạnh tại nhà bằng bí quyết sau.
Vệ sinh mũi sạch sẽ
Bệnh cảm lạnh khiến mũi thường xuyên có cảm giác khó chịu do nghẹt mũi, chảy dịch mũi hay ngứa mũi. Lúc này, việc vệ sinh mũi sạch sẽ có thể giúp người bệnh ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi. Để làm sạch mũi, tốt nhất bạn nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý.
Súc miệng bằng muối loãng
Nước muối loãng được xem là một phương thuốc trị cảm lạnh tuyệt vời. Bởi muối có tính sát khuẩn, sát trùng cực cao, có thể loại bỏ đáng kể vi khuẩn. Súc miệng nước muối để vệ sinh miệng và họng không chỉ làm dịu nhanh chóng cơn đau rát họng mà còn giúp kháng viêm hiệu quả. Bởi vậy, người bị cảm lạnh nên súc miệng đều đặn 2-3 lần hàng ngày với dung dịch nước muối loãng để nhanh khỏi bệnh.
Uống nhiều nước ấm
Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại mang đến rất nhiều công dụng đối với việc điều trị cảm lạnh: làm tan đờm, giảm triệu chứng ho và làm dịu cơn đau họng. Người bệnh cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh vào cốc nước ấm để làm tăng cường hiệu quả trị bệnh.
Dùng tinh dầu
Tinh dầu thảo dược như tinh dầu tràm, bạc hà,... có công dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh cảm lạnh thông thường. Người bệnh chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vị trí dưới mũi sẽ giúp thông mũi, giảm thiểu cảm giác khó chịu ở mũi. Ngoài ra, tinh dầu cũng có thể được bôi vào lòng bàn chân, thái dương hoặc thậm chí là hòa với nước tắm để trị cảm lạnh.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Người bị cảm lạnh cũng nên sử dụng mẹo chườm nóng hoặc chườm lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn để giảm bớt khó chịu ở vùng mũi. Nếu chườm khăn nóng có thể giúp làm giảm thiểu áp lực phần xoang mũi và khiến lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn thì chườm lạnh lại khiến các mạch máu ở khu vực xoang mũi co lại, giúp giảm đau tức thì.
Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
Khi bạn bị cảm lạnh, các triệu chứng bệnh sẽ khiến cơ thể bạn trở nên uể oải và mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, vì đây là một bệnh lý thông thường nên có khá nhiều chủ quan, nhiều người vẫn làm việc gắng sức trong thời gian nhiễm bệnh. Điều này không chỉ khiến bệnh lâu khỏi hơn mà còn có nguy cơ tái phát cao.
Chính vì vậy, khi bị cảm lạnh, người bệnh hãy tạm gác công việc sang một bên, dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, dưỡng sức. Một chế độ ăn uống kết hợp với ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp cơ thể tạo ra nhiều năng lượng hơn, từ đó làm tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
Cảm lạnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh.
Kê cao gối khi ngủ
Khi nằm xuống, triệu chứng cảm lạnh thường có xu hướng gia tăng, nhất là tình trạng ngạt mũi. Bởi vậy, việc kê cao gối khi ngủ sẽ giúp sẽ giúp người bệnh hít thở dễ dàng và thoải mái hơn. Do dịch mũi không bị chảy ngược lên, từ đó giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ mỗi đêm.
Hạn chế ra ngoài
Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch tương đối lớn nhất là về mùa đông. Bởi vậy, khi bị cảm lạnh người bệnh nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời thì hãy chú ý đeo khẩu trang, quàng khăn và mặc quần áo giữ ấm cơ thể.
Nếu tình trạng cảm lạnh không đỡ hoặc có biểu hiện nặng hơn thậm chí có thêm các triệu chứng như: Sốt cao trên 38,5 độ C hay sốt liên tục trên 3 ngày, có triệu chứng khó thở, thở khò khè, đau họng, đau đầu cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
TP.HCM cảnh báo bệnh hô hấp tăng cao Từ đầu năm đến nay, lượng bệnh nhi nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 do viêm tiểu phế quản tăng 129%, viêm phổi tăng 90,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Một bệnh nhi bị khó thở đang được xông khí dung tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Duy Hiệu. Ngày 7/10, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dịch sởi lan rộng, nguy cơ cao từ khu vực tiêm chủng thấp

Hẹp eo động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Nghệ An đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp được bệnh viện cứu sống

Đang đun bếp lúc sáng sớm, người phụ nữ 49 tuổi bất ngờ bị đột quỵ

Ăn 2 quả Kiwi trước khi đi ngủ, chuyện gì sẽ xảy ra?

Đau thắt lưng kéo dài, cụ ông đi khám phát hiện mắc ung thư phổi di căn

4 thực phẩm 'đại kỵ' với chuối, chớ ăn chung kẻo hối hận

Hội chứng thiên thần: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Lý do ăn cà chua giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư

Những gợi ý để xác định xem bản thân có mắc chứng tự kỷ ở người trưởng thành

Cắt tử cung, cứu sản phụ bị băng huyết sau khi sinh con lần thứ 6
Có thể bạn quan tâm

Bắt nhóm đối tượng mang hung khí, gây rối trật tự công cộng
Pháp luật
19:07:12 20/03/2025
Khoe eo thon, chinh phục ngày hè với áo crop top
Thời trang
19:06:13 20/03/2025
Vì sao Israel lại tiếp tục tấn công trên bộ ở Gaza sau các cuộc không kích
Thế giới
18:23:16 20/03/2025
Thúy Ngân lộ diện giữa tin được cầu hôn nhẫn kim cương khủng, 1 chi tiết lạ gây tò mò
Sao việt
18:08:51 20/03/2025
Diễn biến vụ người đàn ông chặn cổng, hành hung người trước cổng BV Bạch Mai: Lãnh đạo Bệnh viện nói gì?
Netizen
18:01:37 20/03/2025
NÓNG: Phía Kim Soo Hyun khởi kiện gia đình Kim Sae Ron!
Sao châu á
17:49:19 20/03/2025
Bắt gặp MC Huyền Trang Mù Tạt và cầu thủ nổi tiếng ĐT Việt Nam mặc áo đôi, tay trong tay ở Thái Lan
Sao thể thao
17:04:30 20/03/2025