Tác dụng của củ nghệ với một số bệnh ngoài da thường gặp
Củ nghệ là một loại gia vị không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích với làn da…
Củ nghệ là nguồn cung cấp curcumin, một polyphenol có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, tốt cho các tình trạng viêm, hội chứng chuyển hóa, đau và các tình trạng thoái hóa mắt. Vậy củ nghệ có lợi ích gì đối với làn da?
1.Lợi ích của củ nghệ với làn da
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ nghệ và curcumin có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe đối với một số bệnh về da:
1.1. Mụn trứng cá
Curcumin là một phương pháp điều trị thay thế tiềm năng cho mụn trứng cá, một tình trạng da xảy ra khi nang lông bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chế.t.
Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổ.i, nhưng phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổ.i. Các nghiên cứu trên mô hình chuột về mụn trứng cá cho thấy hoạt động kháng khuẩn được cải thiện sau khi điều trị bằng gel chứa curcumin và axit lauric.
1.2. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng thường bắt đầu ở thời thơ ấu và thường biến mất khi đến tuổ.i vị thành niên. Tuy nhiên, một số người có thể bị bệnh này muộn hơn ở tuổ.i trưởng thành với các triệu chứng bao gồm da khô, ngứa và phát ban đỏ có thể xuất hiện trên da đầu, mặt, tay và chân. Ở các nước châu Á, việc sử dụng curcumin để điều trị bệnh chàm là một phương pháp phổ biến.
Một nghiên cứu sử dụng kem chiết xuất thảo dược có chứa curcumin cho thấy làm giảm nhiều triệu chứng của bệnh chàm. Mặc dù kết quả của nghiên cứu này rất khả quan, nhưng cần có nhiều thử nghiệm lâm sàng hơn để xác định hiệu quả của nghệ trong điều trị viêm da dị ứng.
Nghệ là một loại gia vị không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích với làn da…
1.3. Quầng thâm dưới mắt
Ngoài việc giúp điều trị các tình trạng da như mụn trứng cá, nghệ còn được sử dụng như một chất làm sáng da, đặc biệt là vùng dưới mắt.
Gel curcumin cũng được báo cáo là có thể cải thiện tình trạng thay đổi sắc tố do da bị tổn thương do ánh sáng (do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời).
1.4. Bệnh ghẻ
Ghẻ là một loại bệnh nhiễ.m trùn.g ngoài da, do sự xâm nhập của loài ve Sarcoptes scabiei trên da, với các triệu chứng bao gồm phát ban và ngứa dữ dội. Hai loại thuố.c thường được sử dụng nhất để điều trị ghẻ là kem permethrin và thuố.c ivermectin uống.
Tuy nhiên, một số tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn như dầu cây trà, đinh hương, dầu neem và nghệ cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ sống sót của loài ve này.
Video đang HOT
Curcumin giúp chữa lành vết thương bao gồm cả việc ngăn ngừa bệnh vẩy nến.
1.5. Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là một rối loạn tự miễn dịch trên da, tạo ra các mảng da có vảy có thể gây ngứa. Trong một nghiên cứu trên động vật, một công thức dạng gel chứa 1% curcumin đã cải thiện tình trạng viêm giống bệnh vẩy nến.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra những lợi ích của curcumin, bao gồm cả việc ngăn ngừa bệnh vẩy nến. Nghiên cứu trên chuột cho thấy, curcumin làm chậm quá trình hoạt hóa các kênh kali trong tế bào T, đóng vai trò trong giai đoạn đầu của bệnh vẩy nến.
Curcumin giúp chữa lành vết thương bằng cách làm giảm phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với vết thương ngoài da, như tình trạng viêm và oxy hóa. Việc sử dụng curcumin tại chỗ góp phần tạo hạt, hình thành mô mới, lắng đọng collagen (tăng cường sức mạnh của vết thương), tái tạo mô (phục hồi các đặc điểm của mô) và co vết thương (giảm kích thước của vết thương).
2. Cách sử dụng nghệ
Nghệ có nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
- Dạng tinh dầu có thể thêm vào kem, gel, mặt nạ dưỡng da và dầu gội cùng với các thành phần tự nhiên khác như dầu dừa và tinh chất hoa.
- Nghệ có thể trộn thành dạng sệt và bôi lên vết thương, có thể được sử dụng trong trà (nghệ là thành phần phổ biến trong trà chai) và các chất bổ sung để cải thiện một số tình trạng như đau khớp, rối loạn tiêu hóa.
- Có một số loại kem giảm đau tại chỗ có chứa nghệ và các thành phần khác như menthol, long não và methyl salicylate. Những loại này có thể được mua không cần đơn thuố.c.
- Chiết xuất bột nghệ phối hợp với các thành phần thảo dược khác có trong các chất bổ sung chế độ ăn uống dưới dạng viên nang.
Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại chất bổ sung chế độ ăn uống nào, nhất là khi bạn đang dùng các thuố.c theo đơn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem việc sử dụng nghệ có an toàn cho bạn hay không, vì nghệ có thể tương tác với các thuố.c điều trị khi dùng cùng nhau.
Cách dùng thuố.c cấp cứu cơn đau thắt ngực do thiếu má.u cơ tim tại nhà
Đau thắt ngực do thiếu má.u cơ tim thường xảy ra đột ngột. Nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm.
Bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi, ngừng mọi hoạt động ngay. Nếu sau một lúc không hết cơn đau thắt ngực cần sử dụng thuố.c. Thuố.c thường được sử dụng ngay, cấp cứu tại nhà là nitroglycerin.
1. Dấu hiệu nhận biết cơn đau thắt ngực do thiếu má.u cơ tim
Đau thắt ngực do thiếu má.u cơ tim có hai dạng là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.
- Cơn đau thắt ngực ổn định thường kéo dài từ 1 đến 15 phút, sẽ giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc dùng thuốcnitroglycerin.
- Cơn đau thắt ngực không ổn định thường ít gặp, nhưng cơn đau nhiều và dài hơn. Đau không giảm khi nghỉ và ít đáp ứng với nitroglycerin.
Vị trí cơn đau thắt cực thường sau xương ức. Cơn đau đột ngột khi bệnh nhân gắng sức, stress hoặc sau khi ăn quá nhiều.Bệnh nhân có cảm giác đau tức ngực như bị bóp chặt, đè nén, tức ngực, khó thở... đau sau xương ức hoặc phía bên quả tim. Có trường hợp đau như bị dao đâ.m, như bị chèn ép ở cổ, bỏng rát ở trước tim. Trong cơn đau, người bệnh bồn chồn, hốt hoảng. Trường hợp không điển hình, cơn đau xuất hiện bên phải, lan xuống vùng thượng vị. Do đó có trường hợp bị nhầm với cơn đau dạ dày cấp.
Cơn đau khỏi rất nhanh, trong khoảng 1-15 phút, bệnh nhân có thể đi lại được bình thường, nhưng nếu bệnh nhân tiếp tục gắng sức thì cơn đau lại tái phát.
Vị trí cơn đau thắt cực thường sau xương ức, đau đột ngột khi bệnh nhân gắng sức, stress hoặc sau khi ăn quá nhiều.
2. Vai trò của nitroglycerin với cơn đau thắt ngực
Khi xuất hiện cơn đau thắt ngực, bệnh nhân cần phải ngừng mọi cử động, nghỉ ngơi theo tư thế nửa nằm nửa ngồi. Sau vài phút mà cơn đau không hết, nặng lên thì cần sử dụng nitroglycerin dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi ngay để cấp cứu rồi đưa bệnh nhân đi bệnh viện.
Nitroglycerin có tác dụng:
- Giãn hệ tĩnh mạch làm cho ứ đọng má.u ở ngoại vi và trong các phủ tạng, giảm lượng má.u về tim dẫn đến giảm áp lực trong các buồng tim.
- Giãn nhẹ các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi và áp lực thất trái trong thời gian tâm thu. Từ đó làm giảm nhu cầu oxygen trong cơ tim.
Do đó, đây là thuố.c đầu bảng dùng để điều trị cơn đau thắt ngực ở mọi tư thế, cắt cơn đau nhanh chóng.
Ngoài ra thuố.c còn dùng để điều trị dự phòng cơn đau thắt ngực, điều trị nhồi má.u cơ tim hay điều trị tăng huyết áp hoặc phối hợp với các thuố.c khác để điều trị suy tim sung huyết.
Cách sử dụng nitroglycerin để cắt cơn đau thắt ngực
Ngậm dưới lưỡi một viên nitroglycerinhàm lượng 0,5mg. Sau 5 phút nếu còn đau thì ngậm thêm 1 viên cho đến hết cơn đau. Tối đa sử dụng 3 lần/15 phút, nếu không đỡ phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Ngoài viên ngậm, có thể sử dụng nitroglycerin dạng xịt lưỡi. Liều 0,4 mg/lần, xịt 1-2 lần vào dưới lưỡi ngậm miệng, không hít. Sau 20 phút không cắt được cơn đau thì phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Cách dùng nitroglycerin dự phòng cơn đau thắt ngực
Sử dụng thuố.c viên giải phóng chậm dạng uống. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc có thể dùng miếng dán da ngực trái hoặc bôi thuố.c mỡ ở da vùng ngực, đùi hoặc lưng. Liều dùng do bác sĩ chuyên khoa tim mạch chỉ định.
Sử dụng thuố.c dự phòng cơn đau thắt ngực theo hướng dẫn của bác sĩ
3. Các lưu ý khi dùng thuố.c
Ai không nên dùng nitroglycerin?
Thuố.c có thể gây ra tình trạng giãn mạch ngoại vi, làm đỏ bừng da nhất là vùng ngực, mặt, mắt, có thể gây tăng nhãn áp; gây giãn mạch não làm cho bệnh nhân bị nhức đầu, có thể làm tăng áp lực nội sọ; làm hạ huyết áp tư thế đứng; gây tăng tiết dịch vị, làm tăng nhịp tim; nếu sử dụng liều cao kéo dài sẽ gây quen thuố.c... Do đó thuố.c không được sử dụng cho bệnh nhân sau:
Bệnh nhân có tiề.n sử dị ứng với nitroglycerin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thức thuố.c.
Người bệnh bị hạ huyết áp (huyết áp tối đa < 100mmHg), trụy tim mạch, nhồi má.u cơ tim thất phải.
Thiếu má.u nặng.
Tăng áp lực nội sọ do chấn thương đầu hoặc xuất huyết não.
Mắc các bệnh về tim như: hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, viêm màng ngoài tim co thắt.
Bệnh nhân bị tăng nhãn áp.
Lưu ý các tác dụng phụ
Tác dụng phụ có thể gặp của nitroglycerin có thể gặp bao gồm:
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
Tim đậ.p nhanh, hạ huyết áp, ngất xỉu.
Viêm da dị ứng, da đỏ ửng, dị ứng, mẩn ngứa, da tím tái
Mất vị giác.
Cách xử trí khi quá liều nitroglycerin
Khi quá liều có thể gây hạ huyết áp nghiêm trọng kèm theo trụy tim mạch. Nếu nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như ngất, đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn và nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy... Nghiêm trọng hơn là gây rối loạn thị giác, tăng áp lực nội sọ, khó thở, methemoglobin huyết, bại liệt, hôn mê.
Khi gặp phải tình huống này, cần xử trí như sau:
Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm, nâng cao 2 chân. Không nên dùng những thuố.c có tác dụng co mạch vì có thể gây hại nhiều hơn.
Sau đó nếu đang ở nhà thì gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Người nhà cần miêu tả kỹ về tình huống cũng như các thuố.c bệnh nhân đã sử dụng gần đó. Tại cơ sở y tế, bệnh nhân cần được truyền dịch và giữ cho đường thở thông thoáng. Trường hợp mắc methemoglobin huyết phải tiêm dung dịch xanh methylen.
Rửa dạ dày sớm nếu thuố.c được dùng bằng đường uống. Có thể dùng than hoạt trong vòng 1 giờ để giảm khả năng hấp thu của thuố.c.
Để dự phòng quá liều nitroglycerin, cần sử dụng liều thấp nhất sau đó tăng từ từ đến liều có hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ. Bệnh nhân cần ngồi hoặc nằm nghỉ sau khi dùng thuố.c.
Trường hợp đang dùng liều cao theo hướng dẫn, cũng không nên giảm thuố.c đột ngột.
Bên cạnh việc điều trị cấp cứu, bệnh nhân cần đến chuyên khoa tim mạch để được khám và tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây nên cơn đau thắt ngực.
Bác sĩ 'mách' cách trị nấm kẽ chân sau mùa mưa lũ Nấm kẽ chân là bệnh dễ điều trị, có thể áp dụng phương pháp dân gian hoặc bôi các loại thuố.c có bán sẵn. Mặc dù là bệnh dễ điều trị, nhưng nếu bạn chủ quan sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, dần hình thành các vết loét lâu liền. Sau mỗi cơn lũ lụt bên cạnh việc...