Không có sự gia tăng đột biến ca bệnh cúm
Trong nước hiện không có sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Trước thực tế ghi nhận các ca nhiễm cúm nặng nhập viện, chiều nay 8/2, Bộ Y tế cho biết, mặc dù số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán năm 2025, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây.
Bệnh nhân cúm đang điều trị tại cơ sở y tế.
Các tác nhân chủ yếu gây bệnh cúm tại Việt Nam hiện là các chủng virus cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. “Chưa ghi nhận sự biến đổi nào về độc lực của virus cúm”, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết.
Hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông, xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển, dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban.
Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Cúm A còn được gọi là cúm mùa. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các loại virus cúm A gây ra. Các chủng virus cúm A phổ biến như A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9. Đặc biệt, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường tồn tại trong gia cầm và có khả năng lây lan sang con người, từ đó dẫn đến dịch bệnh.
Theo đánh giá của TS.Ngô Chí Cương, Phó Giám đốc Chuyên môn, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, tuy rằng đa phần các trường hợp bị nhiễm cúm A thường diễn biến khá nhẹ, tuy nhiên cũng sẽ có những tình huống đặc biệt nguy hiểm, thậm chí là gây ra tử vong.
“Nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng”, chuyên gia cho biết thêm.
Cúm A sẽ gây ra biến chứng điển hình như viêm phổi. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở các nhóm người có yếu tố nguy cơ cao như trẻ em, người trên 65 tuổi, hay người có bệnh mạn tính như suy tim, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan…
Ngoài ra, cúm A còn có khả năng gây viêm bội nhiễm (viêm tai giữa, viêm mũi xoang mủ), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm nấm huyết.
Video đang HOT
Đối với phụ nữ mang thai, mắc cúm A sẽ dễ dẫn đến biến chứng viêm phổi nặng và suy thai, sảy thai, thai chết lưu, đẻ non…
Thời điểm hiện nay, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát, trong đó có bệnh cúm. Thực tế cho thấy, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng đó là bệnh nhẹ nên không đi khám.
Thậm chí, nhiều người còn có thói quen “tự làm bác sỹ”, mua thuốc về điều trị. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị khó khăn.
Bác sỹ Cương nhấn mạnh, dù cúm mùa thường được xem là bệnh nhẹ, nhưng nếu xuất hiện hai dấu hiệu sau, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức: Suy hô hấp (thở nhanh, thở nông, khó thở, co kéo cơ hô hấp, tím tái); spO2 giảm dưới 93% (chỉ số bão hòa oxy trong máu thấp có thể dẫn đến suy hô hấp cấp).
Bên cạnh đó, những người có bệnh nền như hen phế quản, COPD, tiểu đường, bệnh tim mạch có nguy cơ biến chứng cao hơn và cần đặc biệt theo dõi sát sao.
Ngoài ra, chuyên gia đưa ra khuyến cáo về những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả người dân cần áp dụng như tiêm phòng vắc-xin cúm, tuân thủ các thói quen vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học, hạn chế tiếp xúc với nguồn lây…
Đặc biệt, người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm, người dân hãy chủ động thực hiện thăm khám để phát hiện kịp thời và áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả.
Bộ Y tế hôm nay có công văn gửi UBND các tỉnh, thành đề nghị tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Bộ Y tế đề nghị, UBND các tỉnh, thành chỉ đạo sở y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14/11/2024 và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi.
Chỉ đạo việc đảm bảo kinh phí và huy động sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp, các ban, ngành, đoàn thể để triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là việc triển khai kế hoạch tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn.
Đồng thời, rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vắc-xin phòng bệnh sởi; tiếp tục duy trì và tăng cường tỷ lệ tiêm chủng các vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ.
Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh, thành theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, nhất là bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus; chủ động công tác giám sát, lưu ý việc giám sát.
Chú trọng phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế, các cơ sở giáo dục, các cụm, khu công nghiệp… đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc-xin, thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu điều trị và phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí tử vong, đặc biệt đối với người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân nên chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng cách tiêm vắc-xin, vì hiện nay là thời điểm thuận lợi để các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đặc biệt là cúm mùa, có nguy cơ bùng phát mạnh.
Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa.
Ghi nhận từ Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu cho thấy, đầu năm 2025, số lượt khách hàng đến tiêm chủng đã tăng 5% so với cuối năm trước. Đặc biệt, nhu cầu tiêm vắc-xin cúm và phế cầu tăng gấp đôi trong vòng 1-2 tháng qua.
Điều này xuất phát từ sự thay đổi thời tiết và gia tăng nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc chủ động phòng bệnh trước thông tin về dịch bệnh đang diễn ra trên diện rộng.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu cũng đã triển khai các chương trình hỗ trợ, bao gồm các loại vắc-xin cúm và phế cầu, với ưu đãi lên đến 10%. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các loại vắc-xin chất lượng cao với giá cả hợp lý.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1 tỷ ca mắc cúm, trong đó 3-5 triệu ca bệnh nặng và từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong.
Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc cúm, với khoảng 10% mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A (H1N1).
Virus cúm A H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường (ngoại cảnh), có thể sống từ 24-48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ... hay tồn tại trong quần áo từ 8-12 giờ và duy trì được 5 phút trên lòng bàn tay.
Đặc biệt, mầm bệnh có thể sống lâu trong môi trường nước, ví dụ như ở nhiệt độ 22C, virus có thể sống đến 4 ngày và sống vài tuần ở nhiệt độ 0-4C.
Các hồ bơi, điểm bơi công cộng có thể tạo ra môi trường lý tưởng cho virus A/H1N1 phát triển mạnh, đặc biệt vào mùa mưa, độ ẩm cao, thiếu ánh nắng để tiêu diệt virus. Virus cúm còn có thể tồn tại cả năm ở nhiệt độ -20C và đông khô.
Tiêm vắc-xin cúm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm và các biến chứng nguy hiểm. WHO thông báo việc tiêm phòng vắc-xin cúm có thể giảm tỷ lệ tử vong do cúm lên đến 70-80% và hiệu quả bảo vệ đạt tới 80-90%.
Đặc biệt, đối với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, tiêm vắc-xin có thể giảm 35% tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân tim mạch, giảm 58% tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường, và giảm 70% tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bác sĩ Lê Thanh Khôi, Trưởng Hội đồng Y khoa của hệ thống nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu cho biết, cúm có thể gây các triệu chứng nặng hơn cảm lạnh thông thường và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi.
"Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, đặc biệt đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền, việc chủ động tiêm vắc-xin cúm là rất quan trọng và nên thực hiện càng sớm càng tốt," ông Khôi nhấn mạnh.
Thông thường, cúm sẽ gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và sẽ phục hồi trong vòng 2-7 ngày.
Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan như phổi, cơ tim, não, và dẫn đến nhiễm trùng huyết. Các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi, thai phụ, trẻ nhỏ, và những người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao biến chứng nặng.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu cung cấp hai loại vắc-xin cúm chất lượng cao: Vaxigrip Tetra (sản xuất tại Pháp bởi hãng Sanofi) và Influvac Tetra (sản xuất tại Hà Lan bởi hãng Abbott).
Các trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu trên toàn quốc đã nhận đầy đủ vắc-xin cúm và bảo quản đúng quy định của Bộ Y tế, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của người dân, đặc biệt trong những giai đoạn cao điểm.
Sau khi nữ minh tinh Từ Hy Viên qua đời vì biến chứng viêm phổi do cúm mùa gây ra, các chuyên gia khuyến cáo người dân có kế hoạch du lịch nước ngoài nên tiêm vắc-xin cúm trước khi khởi hành và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng khi ở nước ngoài.
Mike Kwan Yat-wah, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Nhi khoa châu Á, cho biết các trường hợp cúm ở trẻ em có thể gia tăng khi học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ông kêu gọi các bậc phụ huynh tin tưởng vào khoa học và nhanh chóng đưa con đi tiêm vắc-xin để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng như viêm não.
Cụ ông ở Hà Nội mắc cúm mùa phải thở máy, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý Bệnh nhân vào BV Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một tăng, suy hô hấp, bác sĩ phải mở nội khí quản, cho thở máy, điều trị tích cực. Chiều 7/2, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân nam T.V.L (78 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội), được chuyển từ bệnh viện gần nhà đến Trung tâm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giảm cơn ho đau rát họng bằng tỏi và mật ong

Thử nghiệm vaccine ung thư tiềm năng, thiết kế riêng cho từng bệnh nhân

Bệnh nhân tử vong trên bãi cỏ ở bệnh viện Trà Vinh

Những loại virus lây qua đường tình dục nguy hiểm bậc nhất

Nam thanh niên bị ngộ độc botulinum sau khi ăn pate đã mở nắp 2 ngày

Trà có tốt cho bệnh nhân tim mạch không?

Hà Nội khống chế bệnh lao, giảm nguồn lây trong cộng đồng

Thêm lý do để uống cà phê và ăn trái cây hàng ngày

Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Alport (viêm thận di truyền)

8 loại thực phẩm lành mạnh cho bệnh nhân tuyến giáp

Tác dụng phòng chống ung thư của trà đối với sức khỏe

Bạn có thể mắc thủy đậu 2 lần?
Có thể bạn quan tâm

Châu Âu 'trải thảm đỏ' thu hút nhân tài khoa học Mỹ khi chính quyền Trump cắt giảm tài trợ
Thế giới
08:39:55 25/03/2025
Bị nói "nhờ ViruSs mới hết flop", nữ rapper Top 1 Trending làm 1 điều khiến antifan câm nín!
Nhạc việt
08:35:16 25/03/2025
Từ vụ cướp 2 triệu USD: Quy định sở hữu và sử dụng ngoại tệ ra sao?2
Pháp luật
08:30:34 25/03/2025
Câu trả lời vội vàng của Tiểu Vy về nghi vấn "phim giả tình thật" với Quốc Anh
Sao việt
07:57:16 25/03/2025
"Em mong em và anh sẽ cùng mất" - ước muốn tàn nhẫn nhưng lại là cả một đời đau thương ở Quả Quýt
Phim châu á
07:47:44 25/03/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 17: An trưởng thành, được sếp theo đuổi
Phim việt
07:41:40 25/03/2025
Xác định nhóm thanh niên vụt thắt lưng tới tấp người đứng cạnh xe SH ở Hà Nội
Tin nổi bật
07:35:29 25/03/2025
Thêm một bom tấn nữa chờ ngày ra mắt, là sự kết hợp của hai siêu phẩm game nổi tiếng
Mọt game
07:09:28 25/03/2025
Đinh Vũ Hề nhanh trí cứu bạn diễn nhí trên phim trường
Hậu trường phim
07:07:05 25/03/2025
Phim về khủng hoảng tuổi mới lớn gây sốt toàn cầu
Phim âu mỹ
07:03:45 25/03/2025