Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?
Colchicine là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh gout. Vậy khi dùng colchicine cần lưu ý điều gì để dùng thuốc an toàn, mang lại hiệu quả nhất.
Dưới đây là những lưu ý khi dùng colchicine trị gout:
1. Một số loại thực phẩm cần tránh khi dùng colchicine
Có 2 loại thực phẩm và đồ uống chính nên tránh nếu đang dùng colchicine, đó là bưởi và thực phẩm có hàm lượng purin cao.
- Bưởi và nước ép bưởi : Các sản phẩm từ bưởi có thể ngăn chặn enzym trong cơ thể phân hủy colchicine, làm cho nồng độ colchicine có thể tăng cao hơn mức dự kiến, dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm các vấn đề liên quan đến cơ và thần kinh. Tốt nhất là tránh các sản phẩm từ bưởi nếu bạn đang dùng colchicine.
- Thực phẩm giàu purin: Ăn thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể làm tăng nồng độ axit uric, khiến các cơn gout có khả năng xảy ra cao hơn. Động vật có vỏ, cá đóng hộp và rượu là những ví dụ về thực phẩm có hàm lượng purin cao. Một số loại thịt, như thịt xông khói, gà tây và nội tạng động vật, cũng chứa hàm lượng purin cao. Tốt nhất là tránh hoàn toàn những loại này nếu bạn đang có các triệu chứng gout cấp tính và tránh ăn nhiều thực phẩm giàu purin để giúp ngăn ngừa các cơn gout.
Tuy nhiên nếu đang dùng colchicine để điều trị các tình trạng khác ngoài bệnh gout, thì những thực phẩm này không có khả năng gây ra vấn đề cho bạn.
Colchicine là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh gout.
2. Có thể dùng colchicine cùng hoặc không cùng thức ăn
Thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ colchicine trong cơ thể. Điều này có nghĩa là người bệnh gout có thể dùng thuốc cùng hoặc không cùng thức ăn. Tuy nhiên, buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp của colchicine. Vì vậy, dùng thuốc cùng thức ăn có thể giảm nguy cơ bị buồn nôn và chỉ cần đảm bảo tránh các thực phẩm giàu purine như đã đề cập ở trên.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh các thực phẩm chiên hoặc cay, vì chúng có thể khiến tình trạng buồn nôn trở nên tồi tệ hơn. Nếu buồn nôn không cải thiện, hãy trao đổi với bác sĩ kê đơn. Liều colchicine thấp hơn có thể giúp giảm tác dụng phụ này.
Video đang HOT
3. Cách để kiểm soát tiêu chảy do colchicine
Colchicine có thể làm mất cân bằng chất lỏng trong ruột, gây tiêu chảy. Đây cũng là tác dụng phổ biến nhất khi dùng thuốc này. Tiêu chảy do colchicine thường tự khỏi trong vòng vài ngày. Trong thời gian này có thể kiểm soát tiêu chảy bằng cách:
- Uống nhiều nước hoặc đồ uống điện giải.
- Tránh đồ uống có chứa caffein và rượu.
- Tránh thức ăn cay hoặc nhiều chất béo vì chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
- Hãy thử dùng thuốc chống tiêu chảy như loperamide, nếu bác sĩ kê đơn cho phép.
4. Lưu ý đến các dạng bào chế của colchicine
Colchicine có các dạng bào chế như: Viên nén, viên nang và dạng lỏng. Mặc dù cả 3 đều chứa colchicine, nhưng chúng có tên thương hiệu khác nhau và được chấp thuận cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Thuốc colchicine generic thường được kê đơn dưới dạng viên nén. Công thức này được chấp thuận để giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh gout ở những người trên 16 tuổi. Các loại thuốc viên nang (như mitgare), dạng lỏng (như gloperba) chỉ được chấp thuận để ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh gout ở người lớn.
Lưu ý, lodoco là viên thuốc colchicine có thương hiệu được chấp thuận để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim ở những người có nguy cơ cao, không thể thay thế cho các sản phẩm colchicine điều trị bệnh gout.
Để ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh gout có thể dùng liệu pháp hạ axit uric (ULT) như allopurinol và febuxostat…
5. Không nên dùng colchicine một mình để ngăn ngừa các cơn bùng phát bệnh gout
Một đợt bùng phát bệnh gout xảy ra khi axit uric tích tụ trong các khớp, dẫn đến đau và sưng ở khớp đó. Colchicine giúp giảm viêm, khiến nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời để điều trị các đợt bùng phát của bệnh gout. Tuy nhiên, thuốc không ảnh hưởng đến mức độ uric, do đó không nên dùng riêng để ngăn ngừa các cơn gout.
Để ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh gout có thể dùng liệu pháp hạ axit uric (ULT) như allopurinol và febuxostat… Các loại thuốc này giúp ngăn ngừa nồng độ axit uric tăng quá cao.
6. Cẩn trọng với tương tác thuốc
Colchicine có thể tương tác với một số loại thuốc, bao gồm thuốc điều trị cholesterol, một số thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng virus (bao gồm paxlovid). Trong hầu hết các trường hợp, tương tác làm tăng nồng độ colchicine trong cơ thể, có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn và ngộ độc colchicine.
Cách tốt nhất để tránh tương tác thuốc colchicine, người bệnh cần thông báo tất cả các thuốc mà mình đang sử dụng và cập nhật danh sách thuốc mới cho bác sĩ biết để tránh tình trạng này.
Tiết lộ sốc về nguyên nhân chính gây bệnh gout
Nghiên cứu trên 2,6 triệu người, bao gồm hơn 120.000 bệnh nhân gout (gút) đã đưa đến một tuyên bố hoàn toàn trái ngược suy nghĩ thông thường.
Nhà dịch tễ học Tony Merriman đến từ Đại học Otago (New Zealand) cho biết: "Gout là một căn bệnh mạn tính có tính di truyền và không phải là lỗi của người mắc bệnh. Quan niệm sai lầm cho rằng bệnh gút là do lối sống hoặc chế độ ăn uống cần phải được xóa bỏ".
Đó là kết luận mà ông và các cộng sự đã đưa ra sau khi xem xét dữ liệu di truyền được thu thập từ 2,6 triệu người trên 13 nhóm dữ liệu DNA khác nhau, bao gồm hơn 120.000 người mắc bệnh gout loại phổ biến.
Nguyên nhân di truyền của bệnh gout mạnh mẽ hơn nhiều so với những rủi ro từ lối sống - Ảnh minh họa: MEDICAL XPRESS
Theo Sciece Alert, nhóm nghiên cứu đã so sánh mã di truyền của những người mắc bệnh gout với những người không mắc bệnh.
Từ đó, tìm thấy 377 vùng DNA cụ thể có những biến thể đặc trưng cho tình trạng bệnh này. Trong số đó có 149 vùng trước đây chưa từng được cho là liên quan đến bệnh gout.
Mặc dù các yếu tố về lối sống và môi trường chắc chắn vẫn có tác động, nhưng những phát hiện này cho thấy yếu tố di truyền mới là thứ đóng vai trò chính đối với căn bệnh này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể vẫn còn nhiều liên kết di truyền chưa được khám phá, tức tác động của di truyền có thể còn mạnh mẽ hơn.
Bệnh gout xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, sau đó hình thành các tinh thể sắc nhọn trong khớp.
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu tấn công các tinh thể này, nó sẽ dẫn đến những cơn đau.
Các nhà nghiên cứu cho rằng di truyền đóng vai trò quan trọng trong mọi giai đoạn của quá trình này, đặc biệt là quá trình hệ miễn dịch tấn công các tinh thể và cách axit uric được vận chuyển khắp cơ thể.
Bệnh gout có thể đến rồi đi, nhưng vẫn có cách điều trị. Các tác giả gọi quan điểm bệnh gout là do lối sống là một "huyền thoại" và khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ, chọn cách âm thầm chịu đựng và không điều trị tích cực.
Theo các tác giả, ngoài việc giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh gout, nghiên cứu mới này còn cung cấp cho các nhà khoa học nhiều lựa chọn hơn để khám phá khi nói đến phương pháp điều trị.
Điều này bao gồm việc quản lý phản ứng miễn dịch đối với sự tích tụ axit uric.
Trên thực tế, các loại thuốc hiện có có thể được sử dụng lại cho mục đích này, theo bài công bố trên tạp chí Nature Genetics.
Đối với bệnh nhân, phát hiện này không đồng nghĩa với việc khuyên mọi người coi nhẹ tác động của các yếu tố lối sống.
Ngược lại, nó cho thấy những người dễ bị tăng axit uric, đã từng bị cơn gout tấn công hay có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh này nên cẩn thận hơn về cách ăn uống, tăng cường vận động nhằm giảm bớt rủi ro sẵn có từ yếu tố di truyền.
Các thuốc và phương pháp điều trị Hội chứng Sudeck Hội chứng Sudeck là một bệnh ít gặp, ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm mà chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng. 1. Ai có nguy cơ mắc Hội chứng Sudeck, cách nhận biết như thế nào? Hội chứng Sudeck hay còn gọi là bằng nhiều tên khác như:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhập viện vì ngộ độc ma túy 'nước biển'

Người bị hoại tử vô mạch nên ăn gì và tránh ăn gì?

Ăn gì, kiêng gì trong những ngày 'đèn đỏ'?

Các phương pháp và dùng thuốc điều trị hội chứng Catatonia

Sáu giờ cân não mổ đa mô thức cứu em bé bị u nguyên bào thận

Dịch sởi lan rộng, nguy cơ cao từ khu vực tiêm chủng thấp

Hẹp eo động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Nghệ An đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp được bệnh viện cứu sống

Đang đun bếp lúc sáng sớm, người phụ nữ 49 tuổi bất ngờ bị đột quỵ

Ăn 2 quả Kiwi trước khi đi ngủ, chuyện gì sẽ xảy ra?

Đau thắt lưng kéo dài, cụ ông đi khám phát hiện mắc ung thư phổi di căn
Có thể bạn quan tâm

Tôi diện váy đỏ đi phỏng vấn, sếp liếc một cái, đồng nghiệp bĩu môi, kết quả bất ngờ lắm!
Góc tâm tình
07:45:04 22/03/2025
NCSOFT và chuyến "dạo chơi" đầy tiềm năng đến Đông Nam Á
Mọt game
07:34:24 22/03/2025
Phim Việt 18+ lập kỷ lục chưa từng có, nữ chính chỉ ăn thôi cũng làm khán giả ớn lạnh từng cơn
Hậu trường phim
07:24:57 22/03/2025
Phim Trung Quốc mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần viral khắp MXH
Phim châu á
07:22:35 22/03/2025
Bom tấn top 1 toàn cầu hiện tại: Thống trị 80 quốc gia, nam chính gây sốc với tội ác rúng động
Phim âu mỹ
07:19:52 22/03/2025
Jisoo điên đảo vì món đồ bình dân: Nhìn giá sẽ khiến bạn không ngờ
Phong cách sao
07:16:21 22/03/2025
Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên
Pháp luật
07:04:28 22/03/2025
Thực hư thông tin NSND Công Lý về "hưu non"
Sao việt
07:02:15 22/03/2025
Huy động 50 cảnh sát bảo vệ Kim Soo Hyun trong lần đầu lộ diện giữa "tâm bão"
Sao châu á
07:00:03 22/03/2025
Người cha ngã quỵ nhận thi thể con trai sau 2 ngày mất liên lạc ở TPHCM
Tin nổi bật
06:35:39 22/03/2025