Bộ Y tế thông tin mới về bệnh cúm ở Việt Nam
Theo Bộ Y tế, các ca mắc bệnh cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A (H1N1), A (H3N2) và cúm B.
Chưa ghi nhận virus cúm thay đổi độc lực
Thông tin về diễn biến bệnh cúm tại Việt Nam trong thời gian qua, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, số trường hợp mắc cúm gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến so với số mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây.
Theo thống kê, tính từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm, không có ca tử vong. Số ca mắc giảm 97% so với cùng kỳ năm 2024 (với 34.442 ca).
Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.
Điều trị cho bệnh nhân mắc cúm trong tình trạng nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Minh Quyết
Hiện nay, ghi nhận tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương… các bác sĩ đã tiếp nhận và đang điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm trong tình trạng nặng. Trong đó, có một số trường hợp mắc cúm A, có bệnh nhân phải can thiệp ECMO, bệnh nhân mắc bệnh cúm trên nền bệnh lý khác.
Trước đó, năm 2024, nước ta ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong. Cũng trong năm 2024, ghi nhận 4 trường hợp tử vong do cúm A (H1N1) tại Bình Định, đây là các trường hợp có bệnh nền mãn tính nặng, không ghi nhận biến thể của virus. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao: Thanh Hóa (46.600 trường hợp), Thái Bình (26.345), Nghệ An (17.949), Hà Tĩnh (14.073), Sơn La (10.162).
Video đang HOT
Giám sát chặt cúm mùa, khuyến cáo người dân phòng bệnh
Theo Bộ Y tế, thời điểm hiện nay, đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban…
Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Chỉ đạo việc thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng bệnh sởi; tiếp tục duy trì và tăng cường tỷ lệ tiêm chủng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Chỉ đạo ban quản lý các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng và ngành Giáo dục phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh…
Về phía người dân, Bộ Y tế khuyến cáo đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tiêm vaccine phòng bệnh.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi), không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết, thực hiện lối sống lành mạnh, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân không nên tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, mỗi năm có khoảng một tỷ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 ca tử vong.
Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý IV hàng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng
Để nắm rõ hơn những thông tin liên quan đến bệnh cúm mùa, độc giả không nên bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Nói về bệnh cúm mùa, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đây là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên.
Ảnh minh họa
Thông thường, người bị cúm mùa sẽ bị sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người và tự khỏi sau 3-7 ngày mắc. Tuy nhiên, có một số người mắc sẽ có biến chứng nặng như viêm phổi, tổn thương các cơ quan phủ tạng khác và tỷ lệ rất nhỏ dẫn đến tử vong.
Đối với Việt Nam, cúm mùa có 3 chủng bao gồm cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó, cúm A thường gây ra dịch, cúm B thi thoảng có dịch và cúm C không bao giờ gây dịch.
Được biết, có 8 bệnh nhân bị cúm biến chứng nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Riêng một trường hợp phải chạy ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể).
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, 8 bệnh nhân này đều có bệnh lý nền khác kèm theo cúm như huyết áp cao, bội nhiễm gây sốc nhiễm trùng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Vậy nên, để tránh gặp phải những biến chứng nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm mùa.
Còn trường hợp một số người bị cúm mùa nhận thấy cơ thể diễn biến bất thường như khó thở, sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt mà không giảm nhiệt độ, mệt lả cũng cần đi viện thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết thêm, cúm mùa thường lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ, các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân chứa virus cúm qua ho, hắt hơi.
Virus vào cơ thể qua đường mũi họng và tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết. Đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.
Những ngày gần đây, thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh. Các bác sĩ khuyến cáo phòng ngừa cúm bằng cách tiêm phòng hàng năm, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, các hộ gia đình cần lưu ý sát khuẩn, vệ sinh hầu họng và đánh răng mỗi ngày. Đồng thời, mọi người cần đeo khẩu trang, tránh những nơi quá đông người, tránh tiếp xúc những người có nguy ngờ bệnh cúm.
Ngoài ra, việc rửa tay thường xuyên và ăn uống nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp tăng sức đề kháng, tránh nhiễm lạnh ở người cao tuổi. Khi mắc cúm, bạn cần uống nhiều nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng, dành thời gian nghỉ ngơi để tăng sức đề kháng chống chọi bệnh.
Bệnh nhân ở Bình Định tử vong do cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng bệnh Sau khi bệnh nhân ở Bình Định tử vong do cúm A/H1pdm, Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế lưu ý người dân cảnh giác với bệnh cúm mùa, vì hiện đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát triển. Tử vong vì virus cúm pandemic Tối 22/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chế độ dinh dưỡng cho người hạ huyết áp tư thế đứng

Trải nghiệm làm cha mẹ có thể giúp bộ não trẻ trung hơn

Phòng, chống đột quỵ ở người trẻ

Yên Bái ứng phó kịp thời, không để diễn biến phức tạp

Trẻ đã mắc bệnh sởi có cần tiêm phòng vaccine nữa không?

Gãy xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị

5 thói quen gây hại cho gan cần phải bỏ ngay

6 lý do tại sao phụ nữ phải nên bắt đầu ngày mới bằng loại trái cây này

7 nhóm người không nên ăn nhiều đu đủ

Đo huyết áp tại nhà cần làm đúng điều này để có kết quả chính xác nhất

Người lớn nên ăn bao nhiêu quả trứng một tuần?

Té xe máy, nam thanh niên ở Trà Vinh bị mảnh gỗ đâm vỡ sàn hốc mắt
Có thể bạn quan tâm

Yoo Yeon Seok đệ đơn phản đối cáo buộc trốn thuế 7 tỷ won
Sao châu á
08:26:55 15/03/2025
Cuộc sống của con và cháu gái sau 2 năm 'ông hoàng cải lương' Vũ Linh qua đời
Sao việt
08:22:38 15/03/2025
Đã có câu trả lời cho mối quan hệ của SOOBIN và Hoa hậu Thanh Thuỷ!
Nhạc việt
08:20:02 15/03/2025
Vụ cháy 56 người chết ở phố Khương Hạ: Hậu quả của việc buông lỏng quản lý
Pháp luật
08:18:04 15/03/2025
Bom tấn Samurai thế giới mở khởi đầu tệ trên Steam, nhận vô số chỉ trích từ game thủ
Mọt game
07:41:54 15/03/2025
Điện Kremlin thông tin về cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và đặc phái viên Mỹ
Thế giới
07:36:43 15/03/2025
Không thời gian - Tập cuối: Giây phút đoàn tụ xúc động và lời hứa trọn vẹn
Phim việt
07:35:28 15/03/2025
Làm rõ nhiều tàu giã cào vây, tông hư hỏng tàu cá ngư dân
Tin nổi bật
07:17:56 15/03/2025
Album RUBY và sự trưởng thành của Jennie: 9 năm để xé mác "sản phẩm hào nhoáng của ngành công nghiệp giải trí"
Nhạc quốc tế
07:01:18 15/03/2025
Ba chỉ lắc xoài tắc thơm ngon, lạ miệng để nhâm nhi cuối tuần
Ẩm thực
06:09:01 15/03/2025