Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp
Thời tiết mùa đông – xuân là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp nói chung và cúm mùa nói riêng phát triển.
Vì vậy, Bệnh viện Nhi trung ương lưu ý các dấu hiệu cảnh báo trẻ cần nhập viện khẩn cấp khi mắc cúm.
Ngày 6-2, Bệnh viện Nhi trung ương đưa ra cảnh báo về bệnh cúm mùa ở trẻ và dấu hiệu nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để chủ động xử trí và nhập viện.
Tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: Phong Lan
Theo đó, hiện nay, thời tiết mùa đông – xuân là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp nói chung và cúm mùa nói riêng phát triển.
Trung bình mỗi ngày, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương) tiếp nhận điều trị khoảng 10 ca mắc cúm, trong đó có những ca biến chứng nặng.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên. Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông-xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
Cúm mùa có 4 chủng vi rút là A, B, C, D. Tại Việt Nam các vi rút gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Video đang HOT
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh cúm, đó là đau họng và ho, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, sốt và ớn lạnh, nhức đầu và nhức mỏi cơ thể, cảm thấy mệt mỏi, có thể kèm theo đau bụng, nôn, tiêu chảy…
Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ, có thể hồi phục sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, hoặc trẻ có bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… khi mắc cúm mùa có thể diễn biến nặng, gây biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát…, thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Bệnh viện Nhi trung ương cũng đưa ra các dấu hiệu cảnh báo trẻ cần nhập viện khẩn cấp khi mắc cúm, đó là sốt cao liên tục từ trên 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc bị co giật; khó thở, thở nhanh hoặc nhịp thở bất thường; đau ngực hoặc đau cơ dữ dội; tím môi và đầu chi, tay chân lạnh; trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều.
Cha mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng của cúm mùa để chủ động xử trí và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt, cha mẹ nên cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh để bảo vệ trẻ một cách hiệu quả khỏi vi rút cúm mùa.
Ngoài ra, cần phòng bệnh cho trẻ bằng cách bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; ăn uống đủ chất, bù đủ nước, tăng sức đề kháng. Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; giữ ấm cơ thể; hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh.
Cách phòng ngừa cúm mùa ở trẻ em
Cúm mùa là bệnh dễ lây lan, đặc biệt ở trẻ em. Để bảo vệ con khỏi nguy cơ nhiễm cúm và các biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý phòng ngừa và chăm sóc đúng cách.
Cúm mùa rất dễ mắc và lây lan ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa: Kidsclinic.
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, dễ dàng lây lan, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Cúm mùa thường lây lan mạnh hơn vào mùa đông khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp, làm tăng khả năng sống sót của virus trong không khí và trên các bề mặt.
Cúm mùa lây lan như thế nào ở trẻ?
Cúm mùa dễ dàng lây lan giữa trẻ em, đặc biệt trong môi trường đông người như trường học hoặc khu vui chơi. Theo TS Neeraj Gupta, chuyên gia dị ứng và hồi sức nhi khoa tại Bệnh viện Sir Ganga Ram, Delhi (Ấn Độ), khi một trẻ bị cúm, nguy cơ lây nhiễm cho các trẻ khác trong lớp là rất cao, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ ốm liên tiếp.
Virus cúm chủ yếu lây qua giọt bắn khi trẻ bị nhiễm ho hoặc hắt hơi ở khoảng cách gần, đặc biệt trong không gian kín và đông đúc như lớp học, khu vui chơi hay căng tin. Ngoài ra, virus còn có thể lây qua tiếp xúc tay, khi trẻ chạm vào tay hoặc bề mặt bị nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi hoặc miệng.
Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý bảo vệ trẻ bằng cách giáo dục về vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với trẻ ốm, và đảm bảo trẻ rửa tay thường xuyên.
Khi nào cúm mùa ở trẻ nguy hiểm?
Ho, sổ mũi và đau nhức cơ thể do cúm mùa có thể nghiêm trọng với trẻ. Những triệu chứng này có thể là sốt cao, ho dai dẳng, thở nhanh hoặc nông, co rút lồng ngực, môi hoặc cánh tay chuyển màu xanh, tứ chi lạnh, đau đầu dữ dội, chán ăn, lờ đờ hoặc không hoạt động hoặc cáu kỉnh hơn, trẻ cảm thấy hoặc trông không khỏe. Nếu trẻ có những triệu chứng này, bạn nên đưa con đi khám sớm.
Một điểm khác cần lưu ý là nếu trẻ mắc các bệnh mạn tính khác như hen suyễn, suy giảm miễn dịch, các vấn đề về thận, gan hoặc tim hoặc dùng thuốc dài hạn có thể ức chế khả năng miễn dịch, cúm có thể gây ra nhiều vấn đề hơn, TS Gupta khuyến cáo.
Mẹo tránh cúm mùa ở trẻ em
Phòng bệnh luôn là giải pháp hiệu quả hơn chữa bệnh, đặc biệt với cúm mùa - căn bệnh dễ lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Những biện pháp này không chỉ giúp trẻ phòng tránh cúm mà còn nâng cao khả năng miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh hơn trong mùa đông
Việc áp dụng lối sống lành mạnh là rất quan trọng. Điều này giúp trẻ có sức khỏe tổng thể tốt, bao gồm:
Tiêm vaccine cúm: Đây là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi được khuyến cáo tiêm vaccine cúm hàng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nên khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên
Trẻ em phải rửa mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi. Nên vứt khăn giấy đã qua sử dụng cẩn thận
Tránh chạm tay vào mắt, miệng và mũi thường xuyên
Cần tránh tiếp xúc gần với người bệnh và tránh xa trẻ em khỏi thành viên gia đình đang bị cúm.
Chủng cúm A/H1pdm khiến người đàn ông ở Bình Định tử vong là gì? Liên quan đến chủng cúm A/H1pdm, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đây là chủng cúm mùa thông thường. Virus cúm này được phát hiện đầu tiên trong đại dịch cúm năm 2009 nên có tên là pandemic (pdm). Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Định vừa có báo cáo về trường hợp người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 lầm tưởng phổ biến về chăm sóc da

Hôi miệng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Phẫu thuật cứu bệnh nhân ung thư vú trải qua 16 đợt hóa trị

Không thể chủ quan với bệnh sởi

9 'thủ phạm' gây đau thắt lưng nguy hiểm cần đặc biệt chú ý

Cao Bằng: Các ca nghi mắc sởi chủ yếu là trẻ em chưa được tiêm chủng

Phẫu thuật thành công lấy que cấy tránh thai di chuyển sâu vào cơ cánh tay

Hội chứng nghiện giật tóc: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Tài xế đột quỵ khi đang lái xe thoát chết nhờ hành động này

Ô nhiễm không khí: Mối đe dọa vô hình đến sức khỏe tinh thần

6 lợi ích khi uống nước hạt chia vào buổi tối

5 lợi ích bất ngờ khi đi bộ 10 phút sau bữa tối
Có thể bạn quan tâm

Vụ đoàn siêu xe của thẩm mỹ viện vượt đèn đỏ ở Đà Nẵng: Phạt 167 triệu đồng, tạm giữ 11 GPLX
Netizen
18:03:49 18/03/2025
Greenwood lần thứ hai mâu thuẫn với HLV Marseille, De Zerbi
Sao thể thao
17:59:05 18/03/2025
Đỗ Mỹ Linh, Quế Anh, Thanh Thủy và nhiều người đẹp đăng ký hiến tạng
Sao việt
17:38:47 18/03/2025
Khí chất đại mỹ nhân của nữ thần tượng 2k2 từng bị ví là "bản sao Jennie kém hoàn hảo"
Nhạc quốc tế
16:59:01 18/03/2025
Sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể bệnh nhân để tấn công tế bào ung thư
Thế giới
16:44:32 18/03/2025
Công khai 3 tin nhắn nghi Kim Sae Ron gửi Kim Soo Hyun, lộ 1 điểm bất thường
Sao châu á
16:42:53 18/03/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm nước gì chưa người đẹp? Mách bạn thực đơn tối hấp dẫn này!
Ẩm thực
16:37:27 18/03/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 14: Gia đình phá sản, Việt phải xuống nước với bố ruột
Phim việt
15:55:09 18/03/2025
Trắc nghiệm vui: Nửa cuối tháng 3/2025, bạn sẽ có những quyết định quan trọng nào giúp thay đổi vận mệnh?
Trắc nghiệm
15:27:13 18/03/2025
Tội cho mỹ nhân Hàn 2 lần chịu liên lụy chẳng biết kêu ai vì Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
15:10:58 18/03/2025