Thuốc Tamiflu điều trị cúm: Vẫn còn hàng trăm nghìn hộp, viên, người dân không cần mua dự trữ
Sáng 10/2, thông tin với phóng viên báo Sức khỏe và Đời sống, liên quan đến hoạt chất Oseltamivir (Tamiflu), đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết các thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir điều trị cúm hiện vẫn đảm bảo về nguồn cung.
‘Thổi giá’ thuốc Tamiflu điều trị cúm sẽ bị xử phạt
Theo Bộ Y tế trong nước, mặc dù số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán năm 2025. Từ đầu năm 2025 đến nay, nước ta ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm mùa, chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong; số mắc giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2024 (34.442). Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A(H1N1), A(H3N2) và cúm B.
Trong những ngày gần đây xuất hiện tình trạng không ít người dân lại đổ xô đi mua thuốc Tamiflu (thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir) – thuốc kháng virus cúm A về dự trữ do tâm lý sợ giá sẽ tăng, khan hiếm thuốc thêm nếu dịch bùng phát. Cùng đó trên các trang mạng xã hội, nhiều tài khoản, cửa hàng thuốc rao bán thuốc Tamiflu, thậm chí còn khuyến cáo người dân nên dự trữ 1-2 vỉ thuốc ở nhà để dự phòng khi mắc cúm A.
Người dân cần hiểu đúng về thuốc Tamiflu để tránh tâm lý đổ xô mất tiền oan mua thuốc này vì lời đồn thổi là “thần dược” trong điều trị cúm.
Tuy nhiên, sáng 10/2, thông tin với phóng viên báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết các thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir hiện vẫn đảm bảo về nguồn cung.
Đối với thuốc Tamiflu, theo thông tin từ công ty nhập khẩu, hiện tại số lượng thuốc tồn kho là hơn 10.000hộp, công ty vừa xuất bán cho công ty phân phối hơn 30.000. Sắp tới công ty sẽ nhập thêm khoảng 50.000 hộp. Trong nước cũng sản xuất và cung ứng thuốc chứa Oseltamivir, hiện đang có trên 300.000 viên. Giá bán buôn vẫn giữ nguyên.
Theo đại diện Cục Quản lý Dược, các hành vi lợi dụng, tăng giá bán nhằm trục lợi sẽ bị xử phạt theo khoản 4 Điều 15 Nghị định 87/2024/NĐ-CP ngày 12/7/2024 với số tiền phạt từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với cá nhân; đối với tổ chức, mức phạt tăng gấp 02 lần theo quy đinh tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này; Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 87/2024/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm này còn bị buộc phải khắc phục hậu quả, cụ thể, phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu lợi từ hành vi vi phạm hành chính.
Trước đó, Cục Quản lý Dược cũng đã có các văn bản yêu cầu các đơn vị chủ động về nguồn cung, không được găm hàng tăng giá vào ngày 02/12/2024 và 7/2/2025.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc Tamiflu điều trị cúm
PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay cần phân biệt rõ triệu chứng cảm lạnh và bệnh cúm. Cảm lạnh (cold) là cơ thể bị nhiễm gió lạnh, mưa lạnh thường gây mệt mỏi qua loa vài ngày tự khỏi, còn cúm (flu) thì là một bệnh do tác nhân là virus cúm gây ra các triệu chứng đường hô hấp như ho, sốt, ngạt mũi, hắt hơi, khó thở,… và có thể gây biến chứng nguy hiểm cần phải điều trị.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh 80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. Những trường hợp sốt cao kéo dài, liên tục, tổn thương phổi thì mới cần nhập viện điều trị. Và không phải bệnh nhân nào bị cúm cũng dùng thuốc Tamiflu. Những trường hợp mắc cúm nếu nhẹ thì không cần thiết phải uống Tamiflu, bệnh sẽ tự khỏi.
Thời điểm này, người dân cần hiểu đúng về thuốc Tamiflu để tránh tâm lý đổ xô mất tiền oan mua thuốc này vì lời đồn thổi là “thần dược” trong điều trị cúm.
Video đang HOT
PGS.TS Đỗ Duy Cường nói: Thuốc kháng virus điều trị cúm là Oseltamivir (Tamiflu) giúp điều trị giảm nhanh triệu chứng, tuy nhiên cần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Đây là thuốc dùng để ức chế virus nhân lên, làm giảm khả năng bám dính của virus ở đường hô hấp. Không phải bệnh nhân nào bị cúm cũng dùng thuốc Tamiflu.
Việc dùng thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong 48 giờ đầu, theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc này là thuốc kê đơn, thường chỉ dùng đối với các trường hợp có nguy cơ chuyển nặng.
BS Trần Thị Hải Ninh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cảnh báo không phải bệnh nhân nào bị cúm cũng cần dùng loại thuốc đặc trị kháng virus.
Thuốc Tamiflu phải dùng đúng chỉ định, chỉ dùng Tamiflu trong những trường hợp cúm A và cúm A trên những cơ địa đặc biệt như bệnh nhân có nguy cơ tiến triển bệnh nặng (mắc các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc những bệnh nhân suy giảm miễn dịch…).
Mắc cúm khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Phụ nữ mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Vậy bà bầu mắc cúm có nguy hiểm? Phải làm gì khi bị mắc cúm?
Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị mắc cúm?
Thông thường mắc virus cúm có các biểu hiện như: sốt tương đối cao (trên 39 độ), lúc nóng, lúc lạnh, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như là ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng... khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.
Phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Ảnh minh họa.
Phụ nữ mang thai do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường khiến sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.
Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày, nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Một nguy cơ của bệnh cúm đó là bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi do virus. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều.
Bà bầu mắc cúm, các triệu chứng cúm có thể xuất hiện trong 2 - 3 ngày hoặc có thể kéo dài đến 1 - 2 tuần tùy vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi người. Một số triệu chứng điển hình như:
Chảy mũi và nghẹt mũi.
Viêm họng và cảm giác khô họng.
Mệt mỏi và sốt nhẹ.
Đau nhức và mỏi cơ.
Thai nhi bị ảnh hưởng thế nào nếu mẹ mắc cúm?
Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây nên hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Thai phụ bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi:
Gây rối loạn trong sự phát triển của cơ thể thai nhi và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của thai nhi cũng như nhiễm sắc thể trong những tháng đầu của thai kỳ.
Hở hàm ếch.
Rối loạn tâm thần khi bé trưởng thành.
Nhẹ cân.
Tim bẩm sinh.
Các thuốc điều trị cúm cũng có thể tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi và trong trường hợp nặng có thể dẫn đến
các vấn đề bẩm sinh như dị tật đầu nhỏ, tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết và không não.
Mặc dù bà bầu bị cúm rất nguy hiểm đối với thai nhi nhưng không phải mẹ bầu nào bị cúm khi mang thai thì con cũng bị ảnh hưởng. Nếu có bất cứ biểu hiện nào của cúm hãy đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Không tự ý áp dụng các loại thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa
Các biện pháp phòng tránh cảm cúm cho thai phụ
Cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có khả năng gây hại cho thai nhi mẹ cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đó là:
Không tiếp xúc với người đang mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người, các khu vực ô nhiễm.
Không tự ý áp dụng các loại thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi, giàu vitamin C.
Uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
Khi ngủ không nên để gió quạt, gió điều hòa bay thẳng vào mũi vì rất dễ bị ngạt mũi và gây cúm.
Dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước.
Xông mũi khi bị cảm cúm, để thông mũi đạt hiệu quả, có thể thêm tinh dầu trà xanh hoặc vài nhánh tỏi đập dập vào ly nước khi xông hơi.
Sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm.
Nên tiêm vaccine phòng cúm.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng Để nắm rõ hơn những thông tin liên quan đến bệnh cúm mùa, độc giả không nên bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây. Nói về bệnh cúm mùa, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đây là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Uống nước thế nào để không hại sức khỏe?

Người tiếp xúc với bệnh nhân sởi nên làm gì?

Vì sao khoai lang được mệnh danh là 'vua chống ung thư'?

Loại thuốc tuyệt đối không dùng khi bị sốt xuất huyết

5 không khi ăn cơm nguội

Phòng tránh căn bệnh ung thư gây tử vong lớn thứ hai ở Việt Nam

Ý thức tiêm chủng đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát dịch sởi

Lý do bạn thường xuyên bị cảm

Trí tuệ nhân tạo: 'phép màu' cứu sống người mắc bệnh nan y

Nợ công của Mỹ có thể vượt 200% GDP

Giành giật sự sống cho cháu bé 20 tháng tuổi mắc ung thư thận phức tạp

Chế độ ăn cho người bệnh lao vú
Có thể bạn quan tâm

Mát xanh Cấm Sơn, hồ trên núi cho 'thuyền ta ngược, thuyền ta xuôi'
Du lịch
09:14:14 24/03/2025
3 thói quen ăn uống chống lão hóa để giữ mãi tuổi thanh xuân
Làm đẹp
09:08:44 24/03/2025
Điều tra vụ xô xát trước cổng Bệnh viện Bạch Mai gây xôn xao mạng xã hội
Tin nổi bật
08:55:45 24/03/2025
Thay đổi nhỏ, tựa game bom tấn này bất ngờ phát triển đột biến, người chơi trên Steam tăng gấp đôi
Mọt game
08:44:21 24/03/2025
Bị Mỹ trục xuất về nước, Đại sứ Nam Phi khẳng định 'không hề hối tiếc'
Thế giới
08:42:38 24/03/2025
Bài hát mới của J-Hope (BTS) giành vị trí số 1 trên iTunes tại hơn 70 quốc gia
Nhạc quốc tế
08:23:15 24/03/2025
Sao Việt 24/3: Quyền Linh đi dép chơi pickleball, Quang Lê muốn thi nam vương
Sao việt
08:20:30 24/03/2025
Nhan sắc không tuổi và khối tài sản nghìn tỷ của IU 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt'
Sao châu á
07:05:24 24/03/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 16: Việt nhận cái tát trời giáng từ bác ruột
Phim việt
06:59:10 24/03/2025
Xôi xéo ăn không đã ngon, thêm một thứ này vào hương vị nâng cấp hẳn
Ẩm thực
06:13:34 24/03/2025