6 sai lầm khi uống nước cam gây áp lực cho dạ dày
Nước cam chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống nước cam không đúng thời điểm có thể tạo ra áp lực cho dạ dày và gây hại sức khỏe.
Uống nước cam trước khi đi ngủ
Ảnh minh họa
Theo Body Building, bạn không nên uống nước cam vào buổi tối vì nó có đặc tính lợi tiểu, dễ gây mất ngủ. Hơn nữa, nước cam ép cũng chứa nhiều đường và ít chất xơ, do đó có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn dễ gặp ác mộng vào ban đêm.
Uống nước cam ngay sau khi ăn no
Ảnh minh họa
Khi vừa ăn no, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Uống một ly nước cam trong thời điểm này khiến chức năng hoạt động của dạ dày thêm áp lực, gây tức bụng, khó chịu.
Uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày
Nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đối tượng. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uốngnước cam. Bởi trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Video đang HOT
Uống nước cam khi ăn hải sản
Ảnh minh họa
Phần lớn hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Khi vào cơ thể, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín, gây ngộ độc cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Uống nước cam khi đang uống thuốc
Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, nước cam có chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, huyết áp, từ đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.
Ngoài ra, trong cam còn có chất gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Do vậy, tốt nhất khi bạn đang dùng kháng sinh, điều trị ung thư hay huyết áp cao thì không nên uống nước cam.
Uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa
Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy. Do đó, không nên ăn hoặc uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa.
Hóa ra 6 món này làm đường trong máu tăng cao hơn bạn tưởng, âm thầm khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà không ngờ tới
Bánh mì trắng, nước cam, soda ăn kiêng... tưởng chừng là những thực phẩm lành mạnh cho cơ thể nhưng sự thật là chúng làm tăng nguy cơ tiểu đường hơn bạn nghĩ đấy.
Bên cạnh ung thư thì tiểu đường cũng được coi là 1 trong những bệnh mãn tính nguy hiểm. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tiểu đường làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim hoặc đột quỵ, đe dọa tính mạng cao gấp 2-4 lần so với người bình thường. Ngoài ra, tiểu đường còn là nguyên nhân gây tổn thương thần kinh và bệnh thận.
Để ngừa bệnh tiểu đường, nhiều người thường khuyên chúng ta nên thay đổi các thói quen sống, bao gồm từ bỏ đồ ngọt, tập thể dục đều đặn. Nhưng như vậy liệu đã đủ hay chưa khi ngoài kia có rất nhiều đồ ăn không hề chứa vị ngọt nhưng có thể làm tăng lượng đường trong máu và gây bệnh tiểu đường?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trên tờ Eathis, có 7 thực phẩm không ngờ có thể gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu bạn ăn nhiều.
1. Bánh mì trắng
Bánh mì trắng là một loại bánh mì được làm từ bột lúa mì ở giai đoạn cám và mầm đã được loại bỏ thông qua một quá trình xay xát, cuối cùng bánh mì màu trắng và có khả năng lưu trữ được lâu.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Lori Zanini, người nhiều năm tư vấn cho bệnh nhân tiểu đường cho biết bạn có thể ăn bánh mì nhưng tốt nhất không nên ăn bánh mì trắng bởi chúng là ngũ cốc tinh chế, không phải ngũ cốc nguyên hạt. Khi ăn như vậy, chỉ số đường huyết của chúng ta sẽ tăng cao và từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Nước tăng lực
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Calgary (Canada) phát hiện ra rằng tiêu thụ các loại đồ uống chứa caffein (với 200 miligam caffein) có thể khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến lên đến 30% và tăng nguy cơ tiểu đường, thậm chí sau đó có thể khiến lượng đường trong máu xuống mức bình thường (hạ đường huyết).
Theo một trong những nhà nghiên cứu, caffeine là nguyên nhân khiến cơ thể bạn không thể ổn định lượng đường trong máu vì chất kích thích vẫn tồn tại trong cơ thể bạn từ 4 đến 6 giờ sau khi tiêu thụ. Đó là lý do vì sao lượng đường trong máu bạn có thể tăng cao hoặc xuống thấp khi uống các loại nước như nước tăng lực.
3. Khoai tây chiên
Khoai tây là thực phẩm bổ nhưng nhưng khoai tây chiên thì khác. Theo chuyên gia dinh dưỡng Lori Zanini: Không chỉ khoai tây chiên mà hầu hết các loại đồ chiên đều chứa nhiều cards và chất béo, đây đều là những chất không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu bạn ăn nhiều khoai tây chiên, lượng đường trong máu bạn sẽ tăng lên nhanh chóng và giữ nguyên ở mức cao trong thời gian dài vì chất béo cần một khoảng thời gian để có thể tiêu hóa.
4. Soda ăn kiêng
Người có đường huyết cao thường nghĩ rằng chỉ cần thay thế bằng các loại soda ăn kiêng là được. Tuy nhiên chuyên gia dinh dưỡng Miriam Jacobson lại tiết lộ: Các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng không tốt như bạn tưởng. Các chất tạo ngọt nhân tạo, có thể ngọt hơn đường 200-600 lần và có thể giải phóng insulin từ tuyến tụy. Vì vậy, ngay cả khi bạn sử dụng các loại đồ uống không chứa đường tự nhiên thì nguy cơ đối mặt với tiểu đường vẫn còn.
Các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng không tốt như bạn tưởng.
Một nghiên cứu trên tạp chí Diabetes Care cũng cho biết, sử dụng đồ uống có đường nhân tạo hàng ngày có thể dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn 36% và tăng 67% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
5. Nước cam đóng hộp
Nước cam ngon lành, ngọt mát và tràn đầy vitamin C, tuy nhiên nước cam đã được chế biến đóng hộp, đóng chai lại được chứng minh có chứa nhiều đường - và hoàn toàn không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào như chất xơ hoặc protein để giúp làm chậm sự tăng đột biến của đường.
Một cốc nước cam trung bình chứa 36 gram đường. Hơn nữa, hầu hết vị ngọt trong nước trái cây đến từ đường fructose, một loại đường có liên quan đến sự phát triển của mỡ bụng.
6. Bột yến mạch đã chế biến
Yến mạch nguyên chất là một trong những thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng chứa một chất xơ gọi là beta-glucan, có tác dụng chống bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, bột yến mạch đã chế biến thì lại khác, chúng thường được thêm hương vị trong quá trình chế biến và được bổ sung thêm đường và các thành phần làm ngọt khác. Ông Nicole Anziani cho rằng: Yến mạch nghiền thành bột được hấp thụ nhanh chóng vào cơ thể, và thêm đường làm cho nó có vị ngọt nhiều hơn, đây là một trong những thực phẩm làm tăng nguy cơ tiểu đường.
"1 hôi, 2 đau, 3 vàng" là dấu hiệu cảnh báo lá lách và dạ dày không ổn, check xem bạn có đang mắc phải vấn đề nào không Lá lách và dạ dày là 2 bộ phận giúp chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng nên nếu chúng gặp vấn đề thì những gì bạn ăn vào đều sẽ khó được hấp thụ một cách trọn vẹn. Một chế độ ăn uống thất thường hay có lúc lại ăn quá no do ăn dồn bữa, hoặc quá đói do ăn...