5 điều nên làm khi đi bộ sau bữa ăn
Đi bộ sau bữa ăn là một thói quen tốt, dễ thực hiện giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường năng lượng và duy trì cân nặng khỏe mạnh…
1. Lợi ích tiềm năng của đi bộ sau bữa ăn
- Giảm khí và đầy hơi: Vận động cơ thể giúp kích thích hệ tiêu hóa. Đi bộ sau khi ăn có thể giúp cải thiện các triệu chứng đường tiêu hóa như đầy hơi ở một số người.Các nghiên cứu thực hiện trên những người có triệu chứng đầy hơi cho thấy rằng, đi bộ trong vòng 10 – 15 phút sau mỗi bữa ăn trong một tháng, sẽ làm giảm các triệu chứng đường tiêu hóa (GI), như đầy hơi, ợ chua…
- Điều chỉnh lượng đường trong má.u:Đi bộ sau khi ăn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong má.u, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.
- Cải thiện giấc ngủ: Đi bộ sau bữa ăn có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Những người đi bộ trung bình hơn 7.000 bước mỗi ngày cho biết họ có giấc ngủ chất lượng hơn những người không đi bộ nhiều.
- Hỗ trợ sức khỏe tâm thần: Đi bộ đã được chứng minh là có thể giảm nguy cơ trầm cảm, lo âu…
- Cải thiện tiêu hóa: Một số nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ sau bữa ăn có thể giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
Đi bộ sau bữa ăn có thể giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim : Kết hợp tập thể dục thường xuyên vào thói quen hàng ngày có thể làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.
- Thúc đẩy giảm cân : Mặc dù các bài tập cường độ cao thường liên quan đến việc giảm cân do khả năng đốt cháy calo nhiều hơn, nhưng đi bộ vẫn có lợi ích trong việc kiểm soát cân nặng.
2. Cách làm tăng hiệu quả đi bộ sau bữa ăn
Dưới đây là 5 điều cần lưu ý khi đi bộ sau bữa ăn để có sức khỏe tốt hơn và năng lượng bền vững:
Video đang HOT
2.1 Nên nghỉ ngơi 10-15 phút sau bữa ăn hãy bắt đầu đi bộ
Mặc dù đi bộ ngay sau bữa ăn tốt cho sức khỏe, nhưng việc cho cơ thể nghỉ ngơi 10 -15 phút có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Thời gian nghỉ ngắn này cho phép dạ dày bắt đầu quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ khó chịu hoặc chuột rút khi đi bộ. Hãy tận dụng thời gian này để thư giãn và uống nước để giữ đủ nước, sau đó có thể đi bộ từ 30 – 60 phút.
2.2 Bước đi nhẹ nhàng và thư giãn
Đi bộ sau bữa ăn không nên thực hiện với cường độ cao mà nên đi chậm và đều. Hãy nhắm đến tốc độ mà bạn có thể dễ dàng trò chuyện. Đi bộ thư giãn nhẹ nhàng giúp kích thích tiêu hóa, điều chỉnh lượng đường trong má.u và thúc đẩy tác dụng làm dịu cơ thể.
2.3 Kết hợp bài tập tay đơn giản
Để cho hoạt động đi bộ sau bữa ăn hiệu quả và hấp dẫn hơn, kết hợp thêm các bài tập tay nhẹ nhàng. Các bài tập này giúp cải thiện lưu thông má.u, tăng cường sự linh hoạt và giữ cho phần thân trên luôn năng động.
Một số ví dụ bài tập tay bao gồm:
- Duỗi ngón tay: Mở và nắm tay từ từ, lặp lại 10 lần.
- Xoay cổ tay: Xoay cổ tay theo vòng tròn, theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, trong vài giây.
- Vung tay: Vung tay nhẹ nhàng qua lại để tăng cường khả năng vận động của vai.
- Chạm ngón tay cái: Chạm ngón tay cái vào từng đầu ngón tay, từng ngón một, để phối hợp tốt hơn.
Những động tác đơn giản này giúp bạn đi bộ đa dạng hơn, giảm căng thẳng ở tay và cổ tay.
Để tăng hiệu quả khi đi bộ, hãy tập trung vào việc hít thở sâu.
2.4 Tập trung vào việc hít thở sâu
Để tăng cường lợi ích khi đi bộ, hãy thực hành hít thở sâu và chánh niệm. Hít thở chậm, sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng sẽ làm tăng lưu lượng oxy và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, cần chú ý đến môi trường xung quanh, cảnh vật, âm thanh và sử dụng thời gian này để thư giãn tâm trí. Đi bộ chánh niệm có thể làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng chung.
2.5 Đi bộ cùng bạn bè, người thân sau khi ăn giúp tăng tương tác
Đi bộ cùng bạn bè hoặc thành viên trong gia đình và tham gia vào cuộc trò chuyện nhẹ nhàng… sẽ làm cho việc đi bộ sau ăn trở nên thú vị hơn và tăng thêm tương tác xã hội.
Tương tác xã hội và suy nghĩ tích cực sẽ thúc đẩy sức khỏe tinh thần, khiến chuyến đi bộ của bạn không chỉ là một hoạt động thể chất mà còn là một trải nghiệm lành mạnh.
Đi bộ nhón chân có làm tăng chiều cao?
Đi bộ nhón chân là bài tập hiệu quả để tăng cường sức mạnh cho cơ bắp chân, cải thiện tư thế.
Nhiều người cho rằng kiểu đi bộ này giúp làm tăng chiều cao. Điều này có đúng không?
Đi bộ nhón chân là gì?
Đi bộ nhón chân là đi bằng ngón chân hoặc phần đầu bàn chân với gót chân nhấc lên khỏi mặt đất. Kỹ thuật đi bộ này được sử dụng như một kế hoạch tập thể dục để làm săn chắc chân, tăng cường sức mạnh cho bắp chân, cải thiện sự cân bằng. Mặc dù có vẻ dễ dàng, nhưng đi bộ nhón chân liên quan đến việc sử dụng nhiều cơ ở phần thân dưới, chẳng hạn như bắp chân, mắt cá chân và thậm chí là phần thân.
Đi bộ nhón chân mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như bảo vệ trái tim, tăng cường cơ chân, bổ sung thận khí, tăng cường lưu thông má.u ở chân, làm ấm và nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng...
Đi bộ nhón chân mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Đi bộ nhón chân có làm tăng chiều cao?
Để hiểu liệu đi bộ nhón chân có thể tăng chiều cao hay không, điều quan trọng là phải xem xét quá trình tăng trưởng diễn ra như thế nào. Các đĩa tăng trưởng, vị trí diễn ra sự phát triển của xương dài ở chân tăng trưởng chủ yếu trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Khi các đĩa này hợp nhất sau tuổ.i dậy thì, chiều cao gần như không thể tăng một cách tự nhiên.
Như vậy, đi bộ nhón chân giúp tăng cường sức mạnh cho bắp chân và cải thiện sự cân bằng, nhưng không có bằng chứng khoa học nào liên kết trực tiếp với việc tăng chiều cao ở người lớn.
Tuy nhiên, đi bộ nhón chân có thể gián tiếp góp phần cải thiện tư thế, do tác động đến các cơ và cơ ổn định ở chi dưới, hỗ trợ cơ thể đứng thẳng hơn, bạn có thể trông cao hơn.
Hơn nữa, sự liên kết tốt hơn giữa cột sống và vai cũng giúp bạn trông cao hơn ngay cả khi chiều cao thực tế vẫn giữ nguyên.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Tr.ẻ e.m bị tật đi nhón gót vô căn (ITW)" nêu bật sự khác biệt về phạm vi và sức mạnh của khớp chi dưới ở tr.ẻ e.m đi nhón gót so với tr.ẻ e.m không bị tật đi nhón gót. Mặc dù nghiên cứu này tập trung vào tr.ẻ e.m bị tật đi nhón gót như một tình trạng bệnh lý, nhưng nó nêu bật tầm quan trọng của sức mạnh ở chi dưới trong hoạt động thể chất.
Đi bộ nhón chân không làm tăng chiều cao nhưng giúp cải thiện tư thế khiến bạn trông cao hơn.
Một số biện pháp tăng chiều cao hiệu quả
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường cơ và xương, giúp cơ thể duy trì cân nặng vừa phải, thúc đẩy sản xuất hormone tăng trưởng (HGH). Tr.ẻ e.m đang đi học nên tập thể dục ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Trong thời gian này, các em nên tập trung vào:
Các bài tập tăng cường sức mạnh, chẳng hạn như chống đẩy hoặc gập bụng, treo xà...
Các bài tập tăng cường sự dẻo dai, chẳng hạn như yoga với các tư thế chiến binh II, tư thế trái núi, tư thế rắn hổ mang...
Các hoạt động thể dục nhịp điệu, chơi đuổi bắt, nhảy dây hoặc đạp xe...
Người trưởng thành cũng nên tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ loãng xương, duy trì chiều cao. Các bài tập nên thực hiện gồm đi bộ, chơi quần vợt, tập yoga nhiều lần một tuần, bơi lội...
Chế độ đi bộ 6-6-6 là gì, có lợi cho sức khỏe như thế nào? Chế độ đi bộ 6-6-6 có thể giúp tối đa hóa lợi ích của việc đi bộ thường xuyên, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và nhiều lợi ích sức khỏe khác. 1. Chế độ đi bộ 6-6-6 là gì? Chế độ đi bộ 6-6-6 là một phương pháp đơn giản với việc thêm số 6 vào thói quen đi...