Nghiên cứu mới phát hiện thêm lợi ích ấn tượng của việc đi bộ
Thói quen đi bộ hàng ngày rất tốt cho trí óc và cơ thể của bạn. Một nghiên cứu mới đây đã bổ sung thêm vào danh sách dài các lợi ích sức khỏe của hoạt động này, đó là ngăn ngừa đau lưng dưới.
Đi bộ có thể ngăn ngừa đau lưng dưới
Hiện nhiều bằng chứng đã chỉ ra nhiều lợi ích sức khỏe của việc đi bộ hàng ngày, từ cải thiện sức khỏe tim mạch đến tăng cường trao đổi chất để chống lại căng thẳng và lo lắng. Và giờ đây, ngăn ngừa đau lưng là một lợi ích khác mà bạn có thể thêm vào danh sách dài các lý do để thực hiện những bước đi đó.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet phát hiện ra rằng những người đi bộ 30 phút, 5 lần một tuần ít tái phát đau lưng hơn, ít phải nghỉ làm hơn và ít phải đi khám bệnh hơn.
Trên thực tế, những người đi bộ thường xuyên sau một cơn đau lưng không bị đau lâu hơn gần gấp đôi so với những người không đi bộ.
“Đi bộ là lựa chọn lý tưởng về mặt hoạt động thể chất. Nó không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, mọi người đều biết cách đi bộ. Nó là bài tập tác động thấp và an toàn”, Tiến sĩ Cedric Bryant, Chủ tịch kiêm Giám đốc khoa học của Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ, chia sẻ với TODAY.com.
Đi bộ mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstock
Những lợi ích về mặt thể chất của việc đi bộ
Theo TS Bryant, nhiều hệ thống trong cơ thể có thể được hưởng lợi từ việc đi bộ. Đi bộ có thể giúp:
- Cải thiện sức khỏe và chức năng tim mạch.
- Tăng khả năng hiếu khí, sử dụng oxy để trao đổi chất nhằm tạo năng lượng khi chạy.
- Cải thiện huyết áp.
- Kiểm soát lượng đường trong má.u và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Tăng cường quá trình trao đổi chất.
Video đang HOT
- Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp.
- Duy trì khả năng vận động.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị nên hoạt động thể chất với cường độ vừa phải trong 150 đến 300 phút một tuần. Vì vậy, 30 phút đi bộ nhanh trong 5 ngày một tuần sẽ giúp bạn đạt đến mức thấp nhất trong phạm vi đó.
Nếu bạn đi bộ để kiểm soát cân nặng hoặc giảm cân, có lẽ bạn sẽ muốn đi bộ lâu hơn. TS Bryant khuyên bạn nên đi bộ từ 45 đến 60 phút hầu hết các ngày. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đi cùng lúc. Đi bộ 30 phút vào buổi sáng và đi bộ 20 phút sau bữa tối cũng được.
Nếu bạn đã xây dựng thói quen đi bộ và muốn thử thách bản thân hơn, hãy thử mặc áo vest có trọng lượng hoặc đi bộ lên đồi.
Nghiên cứu cho thấy, tốc độ đi bộ trung bình 3-4,8km/giờ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thấp hơn 15% so với người đi bộ nhàn nhã 3km/giờ hoặc khoảng 60 bước mỗi phút bất kể khoảng cách đi được.
Chọn tốc độ đi bộ khá nhanh 5-6,5 km/giờ hoặc 80-120 bước mỗi phút sẽ giúp giảm 24% nguy cơ tiểu đường. Đi bộ nhanh với tốc độ 6,5km/giờ hoặc nhanh hơn (hơn 120 bước mỗi phút) có nguy cơ thấp hơn 39%.
Ngoài ra, những người đi bộ nhanh có tuổ.i thọ cao hơn tới 20 năm so với những người đi bộ chậm. Việc đi bộ nhanh hơn có liên quan đến việc làm chậm quá trình lão hóa sinh học.
Lợi ích về mặt tinh thần của việc đi bộ
Đi bộ có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm lý và tinh thần, đặc biệt là nếu bạn đi bộ ngoài trời.
“Đi bộ ngoài trời, hòa mình vào thiên nhiên cho phép bạn giải tỏa căng thẳng, hiểu những gì đang diễn ra và tăng khả năng tập trung”, Tiến sĩ – Bác sĩ Mark A. Slabaugh, chuyên gia về phẫu thuật chỉnh hình y học thể thao tại Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore, Maryland (Mỹ) nói.
Theo ông, điều này giúp bạn có thể gần như thiền định, kết nối với suy nghĩ của mình, hiểu được điều gì là quan trọng và thư giãn.
TS Bryant cũng là người thích đi bộ ngoài trời. “Có rất nhiều lợi ích tuyệt vời khi có thể có sự xao nhãng tích cực, thay đổi cảnh quan và tận hưởng ánh sáng mặt trời và không khí trong lành”, ông nói.
Đi cùng một thành viên gia đình hoặc bạn bè sẽ giúp bạn giao lưu, điều này cũng tốt cho sức khỏe tinh thần. Đi bộ cũng có thể giúp bạn thanh lọc tâm trí và tăng cường khả năng sáng tạo.
Cách biến việc đi bộ thành thói quen
Khi bạn bắt đầu đi bộ thường xuyên, có lẽ bạn sẽ thấy mình thích nó đến mức bạn sẽ tăng dần. Sau đây là một số cách dễ dàng để bắt đầu và duy trì:
- Bắt đầu từ những việc nhỏ
Lúc đầu, bạn có thể chỉ đi bộ một đoạn ngắn quanh khu nhà, sau đó tăng dần. Nếu bạn đi bộ trong năm phút, bạn có thể tăng lên 10 phút. Xu hướng đi lên tốt đó giúp bạn theo nhiều cách khác nhau.
- Hãy ghi nhớ những lợi ích không liên quan đến cân nặng
Bạn hãy dành thời gian để đán.h giá cao những thay đổi tích cực đến từ việc cam kết thực hiện thói quen đi bộ, dù là nhỏ. Bạn sẽ có động lực hơn, có sức khỏe tinh thần tốt hơn, đưa ra quyết định về thực phẩm tốt hơn và đưa ra những lựa chọn tích cực duy trì thói quen đi bộ của mình.
- Giữ cho nó thú vị
Bạn có thể thay đổi lộ trình và khám phá những khu vực mới, mời một người bạn đi cùng hoặc tìm một podcast hoặc danh sách phát nhạc để đắm chìm vào đó. Kết hợp các chuyến đi bộ của bạn bằng cách thêm các khoảng thời gian hoặc các động tác cho phần thân trên cũng có thể giúp chuyến đi trở nên thú vị và hấp dẫn.
Và khi trời quá nóng hoặc mưa để đi bộ ngoài trời, bạn hãy thử đi bộ trong nhà.
Bạn có thể thử các bài tập đi bộ sau:
- Bài tập đi bộ và tập luyện với dây kháng lực trong 30 ngày.
- Bài tập đi bộ trong nhà cho những ngày mưa.
- Bài tập chạy bộ ngắt quãng trong 20 phút.
- Bài tập tim mạch trong nhà trong 10 phút.
Cách giúp người cao tuổ.i ngủ ngon không cần thuố.c
Để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ người cao tuổ.i nên thay đổi thói quen trong sinh hoạt như ăn uống, luyện tập, hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Cách ngủ ngon không cần dùng thuố.c
Để có giấc ngủ ngon, người cao tuổ.i cần thay đổi các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống và tập luyện. Dưới đây là những cách tự nhiên nhất để cải thiện giấc ngủ ở người cao tuổ.i.
Xây dựng thói quen tốt cho giấc ngủ: Người cao tuổ.i có thể ghi lại nhật ký giấc ngủ và một số thói quen thường làm trước khi lên giường đi ngủ. Việc lựa chọn không gian thoáng, yên tĩnh và ánh sáng dịu nhẹ cũng là cách để có giấc ngủ ngon hơn. Để có giấc ngủ ngon vào buổi tối, người cao tuổ.i cần hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày. Nên ngủ sớm dậy sớm hơn là thức khuya dậy muộn.
Không gian ngủ ánh sáng vừa phải, hạn chế tiếng ồn sẽ giúp người già ngủ ngon hơn.
Dinh dưỡng: Mặc dù người cao tuổ.i thường gặp vấn đề về tiêu hóa nhưng một chế độ ăn đảm bảo chất dinh dưỡng sẽ rất có ích cho giấc ngủ và cải thiện thể trạng. Người cao tuổ.i nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây, uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày nhưng hạn chế uống nhiều vào buổi tối nhất là trước khi đi ngủ. Các vitamin, khoáng chất được bổ sung trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp người cao tuổ.i có giấc ngủ ngon hơn.
Bên cạnh đó, người cao tuổ.i cần hạn chế đồ ăn nhiều gia vị (đường, muối), đồ ăn chế biến sẵn hay chiên xào, không sử dụng chất kích thích hay uống rượu bia. Một số thực phẩm chứa trytophan sẽ có lợi cho giấc ngủ thường có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, socola, các loại đậu, gạo lứt, các loại hạt, thịt trắng...
Tạo sự thoải mái cho cơ thể: Người cao tuổ.i cần có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý đồng thời nên tránh xa căng thẳng, stress. Những bộ môn giúp người cao tuổ.i thư giãn đầu óc là yoga, thiền. Ngoài ra có thể lựa chọn những hình thức thư giãn theo sở thích hoặc một số thói quen giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn như ngâm chân nước ấm, tắm nước ấm...
Vận động: Việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao thể trạng mà còn giúp người già ngủ ngon hơn. Một số môn được khuyến khích cho người già là: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, thiền....
Người già, người cao tuổ.i không nên ngủ nhiều vào ban ngày.
Điều trị các bệnh lý nền: Một số bệnh lý nền ở người cao tuổ.i có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như: bệnh lý tiêu hóa (viêm loét dạ dày, tá tràng), xương khớp (thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống), bệnh lý tiết niệu, thiếu má.u não...
Người già, người cao tuổ.i nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?
Bên cạnh các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, người cao tuổ.i thường gặp rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên với người cao tuổ.i, việc ngủ đủ giấc rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Người già, người cao tuổ.i cần đảm bảo ngủ đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày. Khi gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ, người cao tuổ.i nên dành thời gian ngủ vào buổi tối khoảng 5-6 tiếng và buổi trưa từ 30 phút - 1 tiếng. Nếu không thể đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng hoặc không ngủ trưa, người cao tuổ.i vẫn nên nằm nghỉ ngơi nhắm mắt để cơ thể có thời gian thả lỏng, thư giãn.
Trong trường hợp áp dụng các biện pháp chữa mất ngủ không cần dùng thuố.c nhưng không hiệu quả hoặc tình trạng mất ngủ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, người cao tuổ.i cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm nguyên nhân. Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực tới sức khỏe.
5 lý do đi bộ giúp ngủ ngon Đi bộ mang lại điều kỳ diệu cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần, là một cách giúp giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ ngủ ngon... Đi bộ ngoài trời trước khi ngủ không chỉ làm cho bạn tiêu hóa thức ăn tốt mà còn thúc đẩy giấc ngủ nhanh hơn, hỗ trợ bạn thức dậy sảng khoái vào buổi sáng....