5 cách hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường khi bị bệnh thận
Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh về thận. Bài viết này sẽ đưa ra một số lời khuyên dành cho những người bị bệnh thận mãn tính có thể giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 3 người dân nước này thì có 2 người mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao do thói quen sinh hoạt xấu. Bệnh tiểu đường loại 2 là loại phổ biến nhất xuất hiện ở mọi người và mọi lứa tuổi.
Theo Doctor NDTV, có một số yếu tố đóng góp vào sức khỏe tổng thể của một người. Di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 như các bệnh khác, nhưng nó có thể được quản lý hiệu quả bằng cách thực hiện các thay đổi lối sống cần thiết và điều chỉnh bằng chế độ ăn uống hàng ngày.
Một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống có thể giúp bạn duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh. Ảnh: NHẬT LINH
Một chế độ ăn uống lành mạnh, một thói quen ngủ bình thường và một thói quen tập luyện sẽ giúp ngăn ngừa những tình trạng bệnh lý này.
Nếu không được kiểm soát và chăm sóc ở giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề. Thông thường, các bác sĩ sẽ đề xuất theo dõi thói quen hút thuốc và uống rượu. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống chứa các thành phần tự nhiên và hữu cơ sẽ giúp tiêu hóa và có tác động tích cực đến mức insulin của cơ thể.
Bệnh tiểu đường cũng là một yếu tố nguy cơ của các bệnh về thận. Những người bị bệnh thận mãn tính cũng nên thực hiện những thay đổi lành mạnh trong chế độ ăn uống và lối sống để kiểm soát cả 2 bệnh này. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh dành cho người bị bệnh thận mãn tính.
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là phần quan trọng nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường. Tránh dầu, tinh bột trắng, carbs, đồ ăn vặt và bổ sung nhiều rau lá xanh, trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Tránh uống rượu và thuốc lá: Uống rượu vừa phải có thể giúp duy trì mức đường huyết mong muốn trong cơ thể nhưng uống quá nhiều hoặc hút thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ.
Hút thuốc thường xuyên có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong cơ thể. Ảnh: NHẬT LINH
Video đang HOT
Ăn ít muối: Giảm lượng natri trong bữa ăn hàng ngày giúp giảm đáng kể tình trạng tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh về tim. Mặc dù việc loại bỏ muối khỏi chế độ ăn uống là không quan trọng nhưng bạn nên ăn với số lượng vừa phải. Quá nhiều muối cũng có hại cho thận của bạn.
Hoạt động thể chất: Tập thể dục có thể có tác dụng tích cực đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu và làm giảm nguy cơ đột quỵ tim, các vấn đề tim mạch và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Thiền: Thiền giúp giảm mức độ căng thẳng, làm dịu tâm trí và cơ thể. Mức độ căng thẳng thấp hơn có tác động tích cực đến cả bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.
Bằng cách làm theo các bước đã đề cập ở trên cùng với hỗ trợ y tế, bạn có thể kiểm soát được cả hai bệnh lý này, theo Doctor NDTV.
7 cách giảm đường trong máu hiệu quả
Giảm lượng đường trong máu giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 để phòng tránh các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận và giảm thị lực.
7 cách dưới đây giúp giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên, không cần đến thuốc thang hay công cụ hỗ trợ.
Ảnh minh họa
Uống nhiều nước hơn
Uống đủ và nhiều nước có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Các chuyên gia cho rằng, uống đủ nước giúp bù nước cho máu và giúp thận đào thải lượng đường dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Đó là một sự thay thế lành mạnh hơn nhiều so với các loại đồ uống có đường khác bởi chúng chỉ làm gia tăng thêm lượng đường trong máu.
Để tham khảo, lượng nước được khuyến nghị là 1,6 lít đối với phụ nữ và 2 lít đối với nam giới, nhưng điều này còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của từng người.
Hạn chế carbohydrate
Carbohydrate có tác động lớn đến lượng đường trong máu. Cơ thể phân giải chúng thành đường và insulin sau đó sẽ di chuyển vào các tế bào. Một chế độ ăn uống không cân bằng và tăng lượng carbs có thể phá vỡ chức năng của insulin, khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Sử dụng lượng carbs phù hợp sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hãy cố gắng đảm bảo cơ thể không hấp thụ quá 45% lượng calo trong hàng ngày từ carbohydrate. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại carbs đều được tạo ra như nhau. Các loại carbs tinh chế, đơn giản chứa đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn so với carbs có đường và chất xơ tự nhiên.
Ảnh minh họa
Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn
Việc sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau quả có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu được công bố năm 2017 cho thấy, ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất xơ như chuối, quả mọng và bông cải xanh sẽ giúp giảm lượng đường trong máu cũng như làm giảm trọng lượng cơ thể.
Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết (GI) giúp xếp hạng thực phẩm theo cách mà chúng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI thấp giải phóng đường từ từ vào hệ thống của cơ thể, thay vì làm ngập đường trong máu cùng một lúc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên tìm đến các loại thực phẩm có chỉ số GI từ 55 trở xuống. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là một cách đã được chứng minh là có tác dụng giữ lượng đường trong máu ở mức giới hạn hợp lý.
Bạn nên ăn các loại thực phẩm mà cơ thể hấp thụ chậm, với chỉ số đường huyết thấp và trung bình, chẳng hạn như khoai lang, bột yến mạch, hầu hết các loại trái cây, bao gồm cả quả mọng và táo.
Kiểm soát tình trạng căng thẳng
Mức độ căng thẳng cũng có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Khi bạn căng thẳng, các hormone như cortisol làm tăng lượng đường trong máu và khiến cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và uống đủ nước là những cách tuyệt vời để giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, chúng sẽ là không đủ nếu chúng ta gặp phải tình trạng căng thẳng thường xuyên.
Chính vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, thiền hoặc viết nhật ký. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh, điều quan trọng là phải nói chuyện với các bác sĩ về việc xây dựng kế hoạch điều trị để giảm lượng đường trong máu và giữ nó trong tầm kiểm soát.
Ảnh minh họa
Giảm cân và tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân và gia tăng tính nhạy với insulin, giúp các tế bào sử dụng lượng đường sẵn có trong máu dễ dàng hơn.
Tập luyện còn giúp các cơ sử dụng đường huyết để tiếp thêm năng lượng và sự co thắt cơ.
Nếu bạn gặp vấn đề với kiểm soát đường huyết, bạn nên kiểm tra thường xuyên. Điều này giúp bạn nhận ra những phản ứng của mình trong hoạt động khác nhau và giữ lượng đường huyết không quá cao hay quá thấp.
Các loại bài tập bao gồm nâng tạ, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy, leo núi, bơi lội...
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp bạn sảng khoái và rất tốt cho sức khỏe. Việc ngủ ít và thiếu nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết và sự nhạy với insulin. Chúng sẽ làm tăng sự thèm ăn và gây tăng cân.
Thiếu ngủ làm giảm sự phát triển của hormone tăng trưởng và gia tăng lượng cortisol, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Hơn thế nữa, giấc ngủ tốt là phải đủ và chất lượng. Vì vậy, ngủ đủ giấc mỗi tối là rất quan trọng.
Phát hiện món ăn giúp giảm đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường Đậu là loại thực vật bổ dưỡng và mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Các nhà khoa học mới đây phát hiện một loại đậu có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ bị tiểu đường loại 2. Đo đường huyết - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Trong nghiên cứu, các nhà khoa học ở Vương quốc Anh phát...