4 thực phẩm thích hợp cho bà bầu ăn thường xuyên, vừa giúp thai nhi phát triển vừa giảm ốm nghén
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu hãy chịu khó ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe này nhé.
Chanh dây là một loại quả khá phổ biến, rất giàu chất dinh dưỡng, giàu protein, axit amin và vitamin, giúp tiêu hóa tốt, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, vitamin C, vitamin A và khoáng chất dồi dào từ chanh dây có thể giúp cho sự phát triển trí não của thai nhi. Nó cũng có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của xương, việc cải thiện khả năng miễn dịch càng tốt hơn.
Tổ yến là một thực phẩm bồi bổ sức khỏe rất tốt. Đối với phụ nữ mang thai thì tổ yến sào rất giàu lợi khuẩn thực vật tự nhiên giúp nuôi dưỡng làn da, giúp loại bỏ hiệu quả các vết nám và tàn nhang trong thời kỳ mang thai. Nó cũng có thể làm giảm ho và giữ ẩm cho phổi, nuôi dưỡng phổi và bổ khí, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Video đang HOT
Trứng ngỗng có kích thước to hơn hẳn các loại trứng khác. Trứng ngỗng rất giàu lecithin có tác dụng cải thiện khả năng tái tạo của tế bào da, đối với phụ nữ mang thai giúp dưỡng da mềm mại hơn. Bên cạnh đó trứng ngỗng được coi là có tác dụng phát triển trí não thai nhi tốt hơn.
Giá trị dinh dưỡng của quả việt quất được nhiều người biết đến, không chỉ ngăn ngừa các rối loạn chức năng mà còn tốt cho thị lực của phụ nữ mang thai và thai nhi. Chất anthocyanins dồi dào trong quả việt quất hoạt động như chất chống oxy hóa. Mẹ bầu ăn quả việt quất giúp tăng cường độ đàn hồi của mao mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, và làm giảm các vấn đề về cận thị.
Mẹ chồng tích cực bồi bổ con dâu bầu, đến ngày sinh nhìn mặt cháu mới tự trách
Cả gia đình chị Hà đều rất vui mừng khi bác sĩ nói rằng thai nhi trong bụng chị phát triển lớn hơn tuổi thai.
Ảnh minh họa
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nào cũng muốn dành cho con những điều tốt nhất để bé phát triển khỏe mạnh, chào đời bụ bẫm. Vậy nhưng thực tế, mẹ bồi bổ quá mức khiến thai quá lớn chưa chắc đã là điều tốt. Câu chuyện của bà mẹ dưới đây là một ví dụ.
Chị Hà (42 tuổi, sống tại An Huy, Trung Quốc) đã có một cô con gái đầu lòng 15 tuổi. Tuy vậy, cả hai bên gia đình đều mong muốn chị sinh thêm một cậu con trai, đặc biệt là khi chính sách một con tại nước này đã bỏ và công việc của chồng chị ngày càng có thu nhập tốt hơn. Vậy là sau nhiều năm không sinh nở, chị Hà tiếp tục mang bầu lần 2.
Lần mang thai này với chị phải nói rằng không khác gì lần đầu, chị cũng bỡ ngỡ tìm hiểu từng việc nhỏ như mang thai nên ăn gì, không nên ăn gì, cần phải làm những xét nghiệm gì, lịch khám thai ra sao...
Vì lo mình lớn tuổi mang thai con sẽ chịu thiệt thòi, đồng thời bác sĩ cũng cảnh báo chị mang thai khi lớn tuổi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn nên sau 3 tháng đầu ốm nghén không ăn uống được nhiều, từ tháng thứ 4, bà mẹ này đã tích cực ăn uống. Thêm vào đó, mẹ chồng chị ở nhà nghỉ hưu cũng không có nhiều con cháu nên càng dồn sức chăm sóc cho cô con dâu mang bầu. Hàng ngày, bà đều nấu những món ăn bổ dưỡng như tổ yến, gà hầm, chân giò, hạt sen, thuốc bắc,... mang sang cho con ăn dưỡng thai.
Chị Hà và gia đình đều vui mừng khi bác sĩ nói thai to.
Thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn cũng giúp việc ăn uống của bà mẹ này dễ dàng hơn nhưng không ngờ chị lại không thể kiểm soát được cân nặng tăng lên chóng mặt của mình.
Kết quả là mới chỉ mang thai 7 tháng, chị đã tăng tới 14kg. Việc tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn chỉ 3 tháng khiến chị Đào cảm thấy khó chịu, nhiều lúc ngột thở. Chị được bác sĩ khuyên nên kiểm soát lại việc ăn uống để không tăng cân quá nhanh nữa. Tuy nhiên vì lúc này thai đã lớn và thường xuyên bị đói nên chị chỉ hạn chế được phần nào. Các bác sĩ cũng cho biết em bé trong bụng chị có cân nặng vượt quá tuổi thai khoảng 2 tuần nhưng nghe vậy, chị Hà cùng gia đình lại càng vui mừng, cho rằng bé đang phát triển tốt.
Sau 9 tháng mang bầu, đến tháng 5 vừa rồi, bà mẹ này phát hiện có máu báo chuẩn bị sinh con. Vợ chồng chị nhanh chóng tới viện và rất vui mừng khi bác sĩ nói thai nhi khá to nhưng sức khỏe của 2 mẹ còn đều ổn định nên có thể đẻ thường.
Em bé bị thâm tím, xước xát mặt mũi khi bác sĩ dùng kẹp hỗ trợ sinh.
Tuy vậy điều không may đã xảy ra. Sau khi chị Hà hạ sinh con an toàn, em bé được đưa ra ngoài và bà nội đón tay bé đã giật mình khi thấy mặt cháu thâm tím, xước xác. Y tá cho biết vì em bé khá to nên trong quá trình sinh nở, người mẹ hụt hơn không đủ sức để rặn nên bác sĩ đã phải sử dụng đến kẹp để đưa em bé ra ngoài. Những vết thâm tím này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé nhưng vẫn khiến mẹ chồng chị Hà buồn và tự trách bản thân vì đã bồi bổ quá đà cho con dâu.
Những nguy hiểm khi thai to
Tỷ lệ tử vong khi sinh nở những đứa trẻ có thể trọng lớn là khá cao, đồng thời còn có một số nguy hiểm sau:
Trẻ sơ sinh bị ngạt thở: Do thai quá to nên khi sinh qua đường âm đạo sẽ khó khăn, thời gian bị ép kéo dài, thai nhi sẽ bị thiếu oxy dẫn đến xuất huyết não gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ sơ sinh bị thương do sinh đẻ: Những tổn thương phần cứng như đầu thai nhi bị đè trong xương chậu gây ra tụ máu não, phần vai có thể bị gãy xương đòn, xương cánh tay... Thai to, bụng cũng phình to, khi chịu đè nén thì các cơ quan nội tạng sẽ dễ vỡ và ra máu.
Hạ đường huyết: Thường gặp khi người mẹ mắc bệnh tiểu đường do vậy Insulin của thai nhi cũng tăng cao, vì vậy thai nhi phát triển nhanh, sau khi sinh, cuống rốn bị hẹp sẽ cắt đứt nguồn cung cấp Glucozo mà Insulin vẫn cao, do đó hạ đường huyết sẽ diễn ra từ 1 tiếng đầu đến 1 tuần sau sinh, nếu không xử lí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Hồng cầu tăng và chứng dính huyết: Sau sinh thiếu Oxy, máu chảy từ đế cuống rốn vào thai nhi làm dung lượng máu tăng lên, khi vượt quá mức độ tiếp nhận thì hồng cầu sẽ tăng. Huyết dịch cô lại và tăng khả năng kết dính.
Tổ yến có thực sự tốt như lời đồn thổi Hàng chục triệu cho đến hàng trăm triệu cho một tổ yến liệu có đáng không? Tổ yến được mệnh danh là bạch kim trong giới ẩm thực bởi độ đắt đỏ, quý hiếm. Từ xa xưa, chỉ vua quan quý tộc giàu có mới được tẩm bổ bằng tổ yến. Người xưa coi tổ yến là một vị thuốc quý có thể...