4 cách kiểm soát cholesterol má.u để phòng ngừa bệnh tim mạch
Cholesterol đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, thường có mặt tại hầu hết các bộ phận của cơ thể con người.
Cholesterol giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường.
Cholesterol thường được biết có liên quan đến các căn bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tai biến mạch má.u não, nhồi má.u cơ tim,… nguyên do là cholesterol trong má.u tăng có thể dẫn đến các nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Vì vậy, việc kiểm soát cholesterol má.u giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.
Nguyên nhân dẫn đến cholesterol tăng cao
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tác động dẫn đến việc làm tăng cholesterol xấu (LDL) trong má.u như sau:
Tuổ.i tác và giới tính: tuổ.i càng cao hay phụ nữ sau mãn kinh thì mức cholesterol xấu có xu hướng tăng (nữ trên 50 tuổ.i và nam trên 40 tuổ.i).
Di truyền: cách cơ thể chuyển hóa chất béo cũng chịu một phần tác động do gen di truyền. Nếu người thân trong gia đình có mắc các bệnh như rối loạn chuyển hóa lipid má.u, các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Thói quen ăn uống: ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nội tạng của động vật, thịt chế biến sẵn như thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích,…
Lối sống sinh hoạt không lành mạnh, uống nhiều bia rượu, hút thuố.c l.á, lười vận động, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo.
Bệnh lý nền: mắc các bệnh lý nền về thận, đái tháo đường, tuyến giáp, xơ gan,…
Người thừa cân, béo phì.
Sử dụng một số loại thuố.c làm tăng cholesterol thứ phát trong thời gian dài như glucocorticoid, thuố.c huyết áp tim mạch như thuố.c lợi tiểu, chẹn beta,…
Bí quyết kiểm soát cholesterol má.u
Video đang HOT
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng cholesterol. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt (HDL).
Hạn chế ăn chất béo bão hòa có trong mỡ heo, bò, gà, bơ, nước hầm xương… Hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol như da, phủ tạng (gan, óc, bầu dục…). Lòng đỏ trứng (chỉ nên ăn 1-2 trứng/tuần). Hạn chế ăn acid béo chuyển hóa có nhiều trong mỡ, sữa nguyên kem, trong thực phẩm công nghiệp (bánh kẹo, margarin, snach…).
Hạn chế ăn nhiều thực phẩm ngọt chứa nhiều đường kính, mật ong,… ưu tiên chọn thực phẩm chứa tinh bột có chỉ số đường huyết thấp.
Tăng cường chất xơ, ngũ cốc còn vỏ, ăn nhiều rau để kiểm soát cholesterol má.u.
Cần ăn đa dạng cá, thịt, đậu, ăn ít nhất là 2 lần cá trong tuần, ưu tiên ăn thịt trắng hơn thịt đỏ. Tăng cường bổ sung chất béo không bão hòa có trong cá béo, mỡ cá, dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu.
Tăng cường chất xơ, ngũ cốc còn vỏ, ăn nhiều rau (300-400 gram/ngày), 100-200 gram trái cây/ngày. Nên chọn thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan như trong ngũ cốc (gạo còn cám, lúa mạch, yến mạch), trái cây (táo, chuối, dâu tây, ổi, mận…), legume (đậu đen, đậu trắng, đậu lăng, đậu hà lan…), rau cải (bông cải, artichoke, hành tây, tỏi, cà rốt, mồng tơi, rau dền, rau đay…)
Cần ăn nhiều trái cây, rau củ: Trái cây và rau củ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Nên ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày.
Giảm cân nếu thừa cân, béo phì
Thừa cân hoặc béo phì là một yếu tố nguy cơ gây tăng cholesterol. Giảm cân có thể giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông má.u, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần. Nên lựa chọn các môn thể thao phù hợp với thể trạng và sở thích của mình. Tạo lối sống năng động như vệ sinh nhà cửa vườn tược, đi dạo công viên, vui chơi với trẻ con,…hạn chế ngồi xem tivi lâu.
Sử dụng thuố.c theo chỉ định
Nếu sử dụng thuố.c, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuố.c có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol hiệu quả, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Nếu lượng cholesterol trong má.u quá cao, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuố.c để kiểm soát. Lưu ý để kiểm soát lượng cholesterol hiệu quả, cần kết hợp các phương pháp trên. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra lượng cholesterol và có biện pháp kiểm soát phù hợp.
Một số lưu ý khi kiểm soát lượng cholesterol
Khi thay đổi chế độ ăn uống, cần thực hiện từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi. Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột có thể khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Ngoài ra, không hút thuố.c l.á vì hút thuố.c l.á làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có xơ vữa động mạch. Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý vì thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ gây tăng cholesterol. Tránh căng thẳng vì căng thẳng có thể làm tăng lượng cholesterol xấu và giảm lượng cholesterol tốt.
Ăn thịt lợn mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng sợ này
Thịt lợn là một trong những loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là trong ẩm thực Việt Nam.
Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, việc tiêu thụ thịt lợn mỗi ngày cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn mà không phải ai cũng biết.
Tăng nguy cơ bệnh tim mạch
Thịt lợn, đặc biệt là các phần mỡ như da, thịt ba chỉ, và nội tạng, chứa một lượng đáng kể cholesterol và chất béo bão hòa. Cholesterol và chất béo bão hòa, mặc dù cần thiết cho cơ thể với một lượng vừa phải, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu tiêu thụ quá mức.
Khi bạn ăn quá nhiều thịt lợn mỡ, lượng cholesterol xấu (LDL) trong má.u có thể tăng lên, tích tụ trên thành động mạch, tạo thành các mảng bám xơ vữa. Các mảng bám này làm hẹp lòng động mạch, cản trở lưu thông má.u, và làm tăng huyết áp. Nếu không được kiểm soát, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ, và các bệnh tim mạch khác.
Ăn thịt lợn mỗi ngày có thể gây hại cho tim mạch. Ảnh: Getty Images
Gây tăng cân và béo phì
Việc tiêu thụ quá mức thịt lợn có thể dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng trong cơ thể. Khi cơ thể nhận vào nhiều calo hơn mức cần thiết cho các hoạt động hàng ngày, lượng calo dư thừa này sẽ được chuyển hóa thành mỡ và tích trữ, gây tăng cân và cuối cùng là béo phì.
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn là một yếu tố nguy cơ chính cho nhiều bệnh mãn tính nghiêm trọng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì và nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư đại trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiề.n liệt.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư
Có một số bằng chứng khoa học đáng chú ý cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiêu thụ một lượng lớn thịt đỏ, bao gồm cả thịt lợn, với nguy cơ gia tăng mắc một số loại ung thư nhất định. Trong số đó, ung thư đại trực tràng là một mối lo ngại đặc biệt nổi bật.
Quá trình chế biến thịt, đặc biệt là khi nấu ở nhiệt độ cao, có thể dẫn đến sự hình thành các hợp chất có khả năng gây ung thư. Những hợp chất này, khi được hấp thụ vào cơ thể, có thể gây tổn thương tế bào và DNA, từ đó làm tăng khả năng phát triển ung thư. Do đó, việc kiểm soát lượng thịt đỏ tiêu thụ và lựa chọn các phương pháp chế biến lành mạnh hơn là những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ăn thịt lợn mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ảnh: Istock
Gây áp lực cho thận
Thịt lợn là một nguồn cung cấp protein dồi dào, một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều protein, bất kể nguồn gốc từ đâu, có thể gây áp lực không cần thiết lên thận. Quá trình chuyển hóa protein tạo ra các sản phẩm phụ như urê, mà thận có nhiệm vụ lọc và đào thải ra khỏi cơ thể.
Đối với những người đã có vấn đề về thận, khả năng lọc của thận có thể bị suy giảm, dẫn đến việc tích tụ các sản phẩm phụ này trong má.u, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Do đó, những người có vấn đề về thận nên đặc biệt thận trọng về lượng protein tiêu thụ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
Tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Thịt lợn chứa một lượng đáng kể purine, là một hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm, khi được chuyển hóa trong cơ thể, sẽ tạo ra axit uric. Đối với những người có cơ địa khỏe mạnh, thận có thể lọc và đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purine như thịt lợn, hoặc nếu thận không hoạt động tốt, axit uric có thể tích tụ trong má.u.
Khi nồng độ axit uric trong má.u tăng cao, nó có thể kết tinh và lắng đọng tại các khớp, gây ra bệnh gút. Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây đa.u đớ.n dữ dội, sưng tấy và khó chịu, thường ảnh hưởng đến các khớp ở ngón chân cái, mắt cá chân và đầu gối.
Bí quyết ăn uống giúp giảm cholesterol hiệu quả nhất Cơ thể chúng ta cần cholesterol để hoạt động bình thường. Nhưng nếu mức cholesterol trong má.u cao sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và cuối cùng dẫn đến đau tim, đột quỵ. Vậy nên ăn uống thế nào để giảm cholesterol? 1. Vì sao cần giảm mức cholesterol trong cơ thể? Cholesterol là một loại chất béo trong má.u...