17 thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong tủ bếp của bạn
Bạn muốn có một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng thì hãy bổ sung ngay 17 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này vào tủ bếp của mình.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh, carbohydrate phức hợp và protein nạc, rất tốt cho sức khỏe. Chúng giúp hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và nhiều bệnh mãn tính khác.
Bạn muốn có một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng thì hãy bổ sung ngay 17 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này vào tủ bếp của mình. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Các loại hạt
Hạnh nhân, óc chó, hạt điều… là những thực phẩm giàu dinh dưỡng như chất béo lành mạnh, protein, chất xơ, vitamin E, K, magie, đồng, kali, selen.
Các chất dinh dưỡng này giúp cải thiện cholesterol, giảm nguy cơ bệnh tim, viêm nhiễm, ung thư và tiểu đường.
Các loại đậu
Đậu đen, đậu thận, đậu lăng, đậu gà… giàu chất xơ, protein thực vật, chất chống oxy hóa, vitamin B, sắt, canxi, folate.
Các chất dinh dưỡng này giúp cải thiện tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong má.u, hỗ trợ giảm cân.
Cá hồi
Cá hồi giàu omega-3, protein, vitamin D. Thực phẩm giàu dinh dưỡng này tốt cho tim mạch, não bộ, giảm viêm, tăng cường miễn dịch.
Cá mòi
Cá mòi giàu omega-3, canxi, vitamin D, magie, kali, phốt pho. Thực phẩm giàu dinh dưỡng này không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp giảm huyết áp.
Động vật có vỏ
Nghêu, trai, hàu… là những thực phẩm giàu dinh dưỡng như protein, vitamin B12, kẽm, đồng. Các chất dinh dưỡng giúp tăng cường năng lượng, hỗ trợ miễn dịch, sản xuất hồng cầu.
Rong biển
Rong biển giàu vitamin, khoáng chất, i-ốt, sắt, canxi, magie. Chúng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ sản xuất hormone tuyến giáp.
Cải xoăn
Video đang HOT
Cải xoăn giàu vitamin A, K, C, folate, canxi, kali, magie, chất xơ. Thực phẩm giàu dinh dưỡng này tốt cho sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Lá bồ công anh
Lá bồ công anh giàu canxi, kali, vitamin A, C, K, chất xơ. Do đó, đây cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể.
Khoai tây
Khoai tây giàu vitamin C, kali, chất xơ, tinh bột kháng. Các chất này rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Khoai lang
Khoai lang giàu chất xơ, vitamin A, C, beta-carotene, chất chống oxy hóa. Chúng giúp tăng cường miễn dịch, sản xuất collagen.
Tỏi
Tỏi giàu kali, phốt pho, kẽm, allicin. Các chất này giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường.
Quả mọng
Quả mâm xôi, việt quất, dâu tây… giàu vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa. Chúng giúp giảm nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, hỗ trợ sức khỏe não bộ.
Mướp đắng
Mướp đắng giàu folate, vitamin C, chất xơ. Các chất này giúp kiểm soát lượng đường trong má.u, giảm cholesterol.
Trứng
Trứng giàu vitamin A, D, B12, choline, selen, protein, chất béo lành mạnh. Các chất dinh dưỡng này rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân, bảo vệ mắt.
Gan
Gan giàu protein, vitamin A, B, sắt, đồng, kẽm, selen.
Hạt diêm mạch (Quinoa)
Quinoa giàu protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Nó giúp giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường.
Sô cô la đen và ca cao
Sô cô la đen và ca cao giàu chất chống oxy hóa. Chúng giúp giảm nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, béo phì, ung thư.
Bạn hãy bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng này vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho tr.ẻ e.m
Cha mẹ muốn con mình ăn những thực phẩm lành mạnh nhưng nhiều người chưa biết cần những chất dinh dưỡng nào.
Theo Hướng dẫn dinh dưỡng mới nhất của Bộ Y tế, chế độ dinh dưỡng cần ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày; phối hợp hợp lý thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.
Thực tế, chế độ dinh dưỡng cho tr.ẻ e.m dựa trên những ý tưởng tương tự như dinh dưỡng cho người lớn. Mọi người đều cần những loại chất dinh dưỡng giống nhau, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein và chất béo. Tr.ẻ e.m cần lượng chất dinh dưỡng cụ thể khác nhau ở các độ tuổ.i khác nhau.
Chế độ ăn uống tốt nhất cho sự phát triển và tăng trưởng của tr.ẻ e.m phụ thuộc vào độ tuổ.i, mức độ hoạt động và các đặc điểm khác của trẻ.
Dinh dưỡng tốt là nền tảng cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
1. Những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng không thêm hoặc hạn chế thêm đường, chất béo bão hòa hoặc muối được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tập trung vào thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tr.ẻ e.m có được các chất dinh dưỡng cần thiết trong khi vẫn hạn chế lượng calo tổng thể.
Dưới đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng:
Protein: Hải sản, thịt nạc, gia cầm, trứng, đậu, đậu Hà Lan, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt không ướp muối.
Trái cây: Khuyến khích trẻ ăn nhiều loại trái cây tươi. Nếu ăn trái cây đóng hộp hãy tìm loại trái cây đóng hộp được đóng gói trong nước ép của chính trái cây đó để bảo đảm hàm lượng đường bổ sung thấp.
Rau: Nên ăn nhiều loại rau tươi. Chọn đậu Hà Lan, các loại đậu, cùng với rau nhiều màu sắc mỗi tuần. Khi chọn rau đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy tìm loại có hàm lượng natri thấp hơn.
Ngũ cốc: Chọn ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì hoặc mì ống làm từ lúa mì nguyên cám, yến mạch, bỏng ngô, hạt diêm mạch hoặc gạo lứt.
Sữa: Khuyến khích trẻ ăn và uống các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo, chẳng hạn như sữa, sữa chua và phô mai. Đồ uống từ đậu nành tăng cường cũng được tính là sữa.
2. Hạn chế lượng calo từ thực phẩm nào?
Thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo, nhiều đường có hại cho trẻ.
Đường bổ sung: Đường tự nhiên như đường trong trái cây và sữa không phải là đường bổ sung. Ví dụ về đường bổ sung bao gồm đường nâu, chất tạo ngọt từ ngô, xi-rô ngô và mật ong. Để tránh đường bổ sung, hãy kiểm tra nhãn dinh dưỡng. Chọn ngũ cốc có lượng đường bổ sung tối thiểu. Tránh soda và các loại đồ uống khác có thêm đường. Hạn chế khẩu phần nước ép, nếu con bạn uống nước ép, hãy đảm bảo đó là nước ép 100% không thêm đường.
Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa chủ yếu có trong các nguồn thực phẩm động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, xúc xích, thịt gia cầm, bơ và các sản phẩm từ sữa nguyên chất khác. Pizza, bánh sandwich, bánh mì kẹp thịt... là nguồn chất béo bão hòa phổ biến. Các món tráng miệng như bánh ngọt và kem là một nguồn chất béo bão hòa phổ biến khác. Khi nấu ăn, hãy tìm cách thay thế chất béo bão hòa bằng dầu thực vật, dầu hạt, cung cấp acid béo thiết yếu và vitamin E.
Muối: Tranh cho trẻ ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày. Một tên gọi khác của muối là natri. Muối có thể ẩn trong bánh sandwich, nơi natri trong bánh mì, thịt, gia vị và lớp phủ được thêm vào. Thực phẩm chế biến, chẳng hạn như pizza, các món mì ống và súp, thường có hàm lượng muối cao. Khuyến khích trẻ ăn vặt bằng trái cây và rau thay vì khoai tây chiên, bánh quy. Kiểm tra nhãn dinh dưỡng và tìm kiếm các sản phẩm có hàm lượng natri thấp.
Nếu cha mẹ có thắc mắc về dinh dưỡng cho tr.ẻ e.m hoặc lo ngại cụ thể về chế độ ăn của con mình, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Thực phẩm lành mạnh cung cấp vitamin và khoáng chất, chất xơ, protein và men vi sinh để hỗ trợ sự phát triển thể chất, chức năng nhận thức và sức khỏe tổng thể của trẻ.
3. Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030 của Bộ Y tế
Lời khuyên số 1: Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày; phối hợp hợp lý thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.
Lời khuyên số 2: Sử dụng hằng ngày các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; các loại rau, củ, quả có màu sắc khác nhau. Đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua và sử dụng.
Lời khuyên số 3: Sử dụng hợp lý các loại thực phẩm giàu đạm; nên ăn cá, thịt gia cầm và các loại hạt trong bữa ăn hằng ngày; ăn có mức độ các loại thịt đỏ.
Lời khuyên số 4: Uống đủ nước hằng ngày.
Lời khuyên số 5: Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý; bổ sung sắt và acid folic hoặc đa vi chất theo hướng dẫn.
Lời khuyên số 6: Cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổ.i hoặc lâu hơn.
Lời khuyên số 7: Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều muối, nhiều đường, đồ uống có đường, có cồn.
Lời khuyên số 8: Bảo đảm an toàn trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
Lời khuyên số 9: Tổ chức tốt bữa ăn gia đình. Ăn đủ bữa (sáng, trưa, tối) phù hợp với lứa tuổ.i, không ăn quá no, không bỏ bữa.
Lời khuyên số 10: Duy trì và kiểm soát cân nặng hợp lý; thực hiện lối sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổ.i và tình trạng sức khỏe.
7 lý do nên ăn cà tím Cà tím là loại rau phổ biến, dễ dàng mua được với cách chế biến đa dạng và ngon miệng. Vậy cà tím có lợi ích gì cho sức khỏe? Cà tím có tên khoa học là Solanum melongena L., là loại rau họ Cà, được trồng phổ biến ở nước ta, có màu tím và có nhiều hình dạng (tròn, dài)... Cà...