Xào rau muống đừng cho ngay vào chảo hãy làm thêm bước này, đảm bảo xanh mướt
Xào rau muống đạt chất lượng là khi xào xong có màu xanh tươi không thâm đen, không nát, khi ăn cảm nhận được độ giòn, ngọt thơm mùi tỏi.
Món ăn tuy đơn giản nhưng nếu không có bí quyết xào rau muống chuẩn, rau dễ bị thâm và dai.
Rau muống là một loại rau rất quen thuộc và có thể chế biến thành nhiều món ngon, đặc biệt là món rau muống xào tỏi được nhiều người yêu thích. Món ăn tuy đơn giản nhưng nếu không có bí quyết rau dễ bị thâm và dai.
Raumuống xào tỏi ngon là rau khi xào xong có màu xanh tươi không thâm đen, không nát, khi ăn cảm nhận được độ giòn, ngọt thơm mùi tỏi. Muốn có được thành phẩm như thế, bạn đừng cho rau muống ngay vào chảo xào mà nên làm thêm bước này, đảm bảo rau xanh mướt, dậy mùi thơm.
Rau muống xào với mỡ lợn sẽ có hương vị thơm ngon
Trước hết, rau muống được nhặt sách, bóc tỏi rồi dập tỏi.
- Đun một nồi nước có thêm xíu muối trắng. Nhiều nước chút cho xanh rau. Luộc sơ có mở vung chỉ lật 2 lần không ngoáy không đảo. Chỉ cần luộc sơ, không luộc chín hẳn rồi vớt ra rổ để ráo bớt nước.
Video đang HOT
- Sau đó đặt ngay một cái chảo lên bếp, bật lửa to, rồi cho một thìa mỡ lợn vào (dùng dầu ăn hương vị sẽ không thơm ngon bằng). Khi mỡ già, bỏ tỏi vào phi thơm hơi vàng. Dùng mỡ lợn có nhiệt độ sôi thấp nên tỏi không bị cháy.
Rau xanh mướt, không bị thâm đen
- Nhanh tay cho luôn rau vào đảo đều cùng tỏi. Nêm nếm gia vị tùy ý: muối, bột ngọt. Công đoạn xào đảm bảo lửa luôn to và luôn tay đảo đều.
- Lửa to, xào tầm 2 phút là rau chín, cho ra đĩa là hoàn thành món rau muống xào tỏi xanh mướt. Nếu muốn thay đổi khẩu vị bạn có thử ăn rau muống xào kèm với lá lốt. Lá lốt sống tươi nguyên cành Cứ 1 lá, thêm 2,3 cọng rau, cuốn lại, nhai giòn giòn, dai dai, bùi bùi, thơm thơm…
Chúc các bạn thành công!
Rau muống thì ai cũng xào rồi, nhưng để ngon xuất sắc lại xanh mướt cỡ nhà hàng thì phải có 3 bí quyết này chị em nhé!
Xào rau muống tưởng là dễ nhưng không phải ai cũng biết cách xào sao cho rau giòn và giữ được màu xanh đâu nha.
Rau muống xào tỏi là món ăn vừa quen thuộc vừa đơn giản vì ít nguyên liệu. Nhưng để xào được đĩa rau muống mà rau giữ được độ giòn và màu xanh mướt bắt mắt thì không phải cũng làm được đâu nha. Ít nhất cũng phải 1-2 lần "xôi hỏng bỏng không", rau xào xong vừa mềm vừa tím tái.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn 3 mẹo nhỏ nhưng lại vô cùng hiệu quả, giúp chị em xào được đĩa rau muống ngon từ phần nhìn đến phần vị.
3 mẹo xào rau muống vừa giòn vừa xanh mướt
Rau muống xào tỏi
1. Trụng rau chứ không luộc
Sau khi nhặt và rửa rau muống, nhiều chị em thường có thói quen luộc rau chín khoảng 80% hoặc trụng rau quá lâu trong nước sôi rồi mới mang đi xào. Đây chính là sai lầm đầu tiên khiến món rau muống xào tỏi vừa mềm nhũn, vừa không có màu đẹp mắt đấy.
Bạn chỉ nên trụng rau trong nước sôi khoảng 30 giây rồi vớt ra, ngâm ngay vào bát nước lạnh (nếu có). Tuyệt đối không luộc hay trụng rau quá lâu trước khi xào nha. Thêm nữa, chị em nên lật rau 2 lần chứ không nên khuấy rau trong khi trụng, vì như vậy dễ làm rau bị nát.
Cho rau muống vào nồi nước sôi, lật 2 lần lrồi vớt rau ra nha
2. Nên dùng mỡ lợn để xào rau muống thay vì các loại dầu ăn
Nếu vẫn thường xào rau muống hoặc các loại rau khác bằng dầu ăn, thử 1 lần thay đổi, xào bằng mỡ lợn, chị em nhất định sẽ cảm nhận được rõ sự khác biệt. Dùng mỡ lợn làm món rau xào có mùi thơm hơn, cọng rau có độ bóng, bày lên đĩa nhìn thích mắt vô cùng.
3. Xào rau muống trên lửa thật to trong 2-3 phút
Đừng lo xào có 2-3 phút thì rau làm sao chín? Chín được, rất chín luôn! Sau khi cho mỡ lợn vào chảo và phi thơm tỏi, bạn cho rau đã trụng sơ vào, tăng lửa/mức nhiệt lên và xào khoảng 2 phút là rau sẽ chín. Không nên xào quá lâu, rau sẽ mềm nhũn và chuyển từ màu xanh sang màu tím đen đấy.
Xào xong, cho rau lên đĩa và thưởng thức ngay khi còn nóng nha.
Nhìn đĩa rau muống xào tỏi này là thấy tuyến nước bọt hoạt động mãnh liệt lắm rồi!
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ có thêm những bí kíp để xào rau muống bách phát bách trúng, thành phẩm vừa ngon vừa đẹp mắt không chê vào đâu được. Bạn hãy ghim lại 3 lưu ý này và thử áp dụng, đảm bảo thành công mĩ mãn.
3 phong cách nấu nướng thường gặp trong kỳ giãn cách Thời gian giãn cách là cơ hội để mọi người trổ tài nấu nướng, biến tấu những nguyên liệu sẵn có thành món ăn mang đậm phong cách riêng. Nhiều khu vực trên cả nước đang thực hiện giãn cách nhằm phòng chống dịch Covid-19. Thay vì ngồi một chỗ buồn chán khi phải ở nhà, không ít người đã vào bếp và...